Những nghiên cứu về vấn đề thực tập sư phạm

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng (Trang 29 - 35)

8. Đóng góp mới của đề tài

1.1.2.Những nghiên cứu về vấn đề thực tập sư phạm

1.1.2.1. Một vài nghiên cứu về vấn đề thực tập sư phạm trên thế giới

Có thể nhận định rằng đề cập đến công tác tổ chức thực hành, thực tập sư phạm trong đào tạo bồi dưỡng giáo viên, cũng như thực hành - thực tập thực tế trong đào tạo, sinh viên các ngành nghề luôn được các nhà nghiên cứu giáo dục của các nước trên thế giới đặt vấn đề và nghiên cứu nghiêm túc.

Ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu trước đây, những nghiên cứu trong lĩnh vực tổ chức cho sinh viên làm công tác thực hành, thực tập đã trở thành hệ thống lý luận và kinh nghiệm vững chắc với những công trình của N.V. Bondyrev, N.V. Kuzmina, V.A. Onishyk [17 - trích theo].

28

Đầu tiên, cần đề cập đến một số tài liệu nghiên cứu, hướng dẫn chuyên biệt về công tác thực hành, thực tập sư phạm trong các trường Đại học Sư phạm (Liên Xô cũ) như:

+ Những con đường nâng cao hiệu quả thực tập sư phạm ở các trường Đại học Sư

phạm Kiev được tổng hợp vào năm 1974.

+ Những vấn đề đào tạo giáo dục học đại cương cho các giáo viên tương lai được thực

hiện vào năm 1976.

+ Hình thành nhân cách người giáo viên - nhà giáo dục trong thực hành - thực tập sư

phạm được hoàn thành vào năm 1983... [17 - trích theo].

Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, phần lớn các quyển sách này, cũng chỉ gồm những bài viết, bài báo nghiên cứu được tập hợp lại. Chúng cũng chỉ dừng cũng là những “ý kiến ban đầu”, “đề xuất sơ bộ” và một số thử nghiệm… Chính tác giả O.A. Abdoullina đã nhận xét: “Việc nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức công tác thực hành sư

phạm đã chỉ ra rằng: Cho tới nay, thiếu hẳn một cơ sở khoa học của nội dung thực

hành, thực tập sư phạm, thiếu hẳn những tiêu chuẩn đánh giá kết quả thống nhất… Điều đó dẫn đến chỗ một số người làm công tác chỉ đạo thực hành đã xác định một cách chủ quan về nội dung và về phương pháp tổ chức thực hành, thực tập sư phạm[4].

Kế đến, đáng kể hơn cả là công trình của X.I. Kixegof “Hình thành các kỹ năng,

kỹ xảo sư phạm cho sinh viên trong điều kiện giáo dục đại học” và các phần viết của O.A. Abdoullina “về kỹ năng sư phạm” và về “nội dung và cấu trúc thực hành sư phạm ở các trường Đại học Sư phạm trong giai đoạn hiện nay”. (Trong công trình “Những vấn đề đào tạo giáo dục học…” do A.I. Piscounôv chủ biên). Nhiều phân tích lý luận sâu sắc và các kết quả nghiên cứu thực tiễn của các tác giả này đã cho thấy cần

nghiêm túc xem xét lại vấn đề tổ chức và nội dung của công tác thực hành - thực tập

sư phạm nói chung và vấn đề của công tác tập luyện các kỹ năng giảng dạy nói riêng cho sinh viên… trong các trường Đại học Sư phạm Liên Xô trước đây. Bên cạnh đó, những yếu tố tâm lý cần chuẩn bị cho giáo sinh, những hỗ trợ của giảng viên Sư phạm giúp đỡ giáo sinh khi họ gặp phải những vấn đề trong thực tập cũng được quan tâm đặc biệt. Những quan điểm đó hoàn toàn mang tính thời sự và có giá trị khoa học đối với thực tiễn thực tập sư phạm trong công tác đào tạo giáo viên hiện nay.

29

Các công trình nghiên cứu của các nhà Giáo dục học, các nhà Sư phạm Liên Xô đều nói lên những vấn đề rất cơ bản là để làm tốt công tác tổ chức thực hành, thực tập sư phạm thì phải quan tâm nghiên cứu bản thân chất lượng đào tạo; xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ tổ chức thực tập sư phạm; những điều kiện để cho sinh viên thực tập sư phạm đạt hiệu quả tốt; vấn đề đánh giá kết quả thực tập sư phạm sao cho hiệu quả...

Trong hệ thống đào tạo giáo dục ở các nước phương Tây rất chú ý hình thành vững chắc các kỹ năng cơ bản của các hành động giảng dạy ngay trong khi sinh viên học từng “đoạn” lý thuyết. Thay vì học thuộc lòng một loạt khái niệm, phạm trù… rồi chờ đến kỳ thực tập mới “vận dụng”, sinh viên được “tập” (hình thành) các thao tác của kỹ năng giáo dục cơ bản ngay trong quá trình học lý luận. Đây cũng là một trong những mô hình ưu việt của công tác đào tạo theo hướng kỹ năng và đào tạo giáo viên cũng không là ngoại lệ. Trong đó, việc thực tập gắn kết với lý thuyết trực tiếp và đặc biệt là thực tập sư phạm liên tục, thường xuyên là lựa chọn khá độc đáo và đặc biệt.

Bên cạnh đó, bàn về vấn đề thực tập sư phạm trong công tác đào tạo giáo viên, tổ chức Apeid thuộc Unesco đã tổ chức “Hội thảo về canh tân việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên của các nước Châu Á và Thái Bình Dương, tại Seoul (Hàn quốc 1988). Vấn đề được đặt ra trong hội thảo là mối quan hệ giữa việc hình thành tri thức nghề nghiệp với việc hình thành kỹ năng sư phạm, đây là mối quan hệ biện chứng.

Nhìn chung, xét trên bình diện thế giới, những nghiên cứu về vấn đề thực tập sư phạm được tiến hành khá lâu. Lẽ đương nhiên, tính hệ thống luôn là tiêu chí mà nghiên cứu khoa học luôn hướng đến và nó cũng trở thành một thách thức. Xem xét quan điểm về thực tập sư phạm của các tác giả khác nhau đã đề cập ở trên cho thấy sự đồng nhất giữa cách nhìn của các nhà nghiên cứu Liên Xô và phương Tây về mối quan hệ giữa nội dung và phương pháp đào tạo với hiệu quả tổ chức thực tập sư phạm. Đây cũng là những cơ sở quan trọng để đề tài nghiên cứu cần xem xét.

1.1.2.2. Một vài nghiên cứu về vấn đề thực tập sư phạm ở Việt Nam

Tại Việt Nam, từ nhiều năm qua việc nghiên cứu hoạt động chuyên biệt về công tác tổ chức thực hành - thực tập sư phạm đã được các trường Đại học Sư phạm trong

cả nước nghiên cứu đặc biệt là từ sau “Giai đoạn đổi mới quy trình đào tạo (sau

1987)”. Từ khi Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào

30

động của ngành”, tổ chức việc biên soạn lại các chương trình, giáo trình…), vấn đề giáo dục nghiệp vụ sư phạm - trong đó có các hoạt động thực hành - thực tập sư phạm được chú ý nhiều hơn. Thực tế đã có những chủ trương cụ thể như: tăng đáng kể số tiết thực hành các bộ môn nghiệp vụ; một số trường, khoa đã xác định công tác thực hành

- thực tập sư phạm là một trong các mũi nhọn nghiên cứu khoa học và là “đòn bẩy”

chất lượng đào tạo,... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xác định thực tập sư phạm là nhiệm vụ trọng tâm cũng như vấn đề nghiên cứu khá lý thú, hàng loạt những cuộc hội thảo, những đề tài nghiên cứu, những tài liệu cẩm nang, những tài liệu tham khảo, tài liệu khoa học... được thực hiện:

+ Năm 1991, Trường Đại học Sư phạm Vinh đã ra kỷ yếu “Hội thảo giáo dục

nghiệp vụ sư phạm trong quy trình đào tạo mới” trong hội thảo khoa học cùng tên. + Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc đã tổ chức thực nghiệm phương pháp cải tiến đánh giá kết quả thực tập sư phạm trong năm 1993 - 1994 và cũng đưa ra những kết quả khá thú vị.

+ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 vào năm 1992 cũng đã biên soạn mới tài liệu “Kế hoạch thực tập sư phạm tập trung và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường

xuyên” với những định hướng khá rõ ràng và cụ thể về công tác này.

+ Năm 1993 - 1994, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay) đã tổ chức nhiều cuộc họp chuyên đề, chuẩn bị cho việc đổi mới nội dung và tổ chức thực tập sư phạm.

+ Có thể đề cập đến tài liệu “Thực tập sư phạm” được viết vào năm 1977 của tác giả Nguyễn Đình Chỉnh. Các vấn đề cơ bản được đặt ra và giải quyết trong tài liệu như:

 Xác định các chức năng cơ bản của thực tập sư phạm: mang tính chất học tập,

chức năng giáo dục, chức năng phát triển, chức năng thăm dò, chẩn đoán.

 Xác định các nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức thực tập sư phạm.

 Trong quá trình đào tạo phải hình thành mô hình công tác thực tập sư phạm

cho những giáo viên trong tương lai. Cần xác định mô hình nghề nghiệp đúng mới xác định được những yêu cầu về năng lực - phẩm chất - kỹ năng cần thiết của giáo viên với nghề.

31

 Nêu thực trạng về kinh nghiệm, năng lực của giáo viên sư phạm trong việc hướng dẫn thực tập sư phạm. Yêu cầu giáo viên sư phạm làm hướng dẫn cần có kinh nghiệm nghề đủ để phối hợp với giáo viên chỉ đạo thực tập và các cán bộ quản lý chuyên môn ở tại trường thực tập.

 Nêu nguyên tắc quan trọng trong tổ chức thực tập sư phạm là xác định rõ mối

quan hệ giữa tri thức lý luận của các môn học nền (Tâm lý học, Giáo dục học,

Giải phẩu sinh lý…) và các môn phương pháp giảng dạy bộ môn với thực hành

thực tập sư phạm [22].

+ Một tài liệu khác cũng có giá trị nghiên cứu về vấn đề thực tập sư phạm, được

xem như cẩm nang thực tập sư phạm của sinh viên là “Hỏi đáp về thực tập sư phạm” được thực hiện vào năm 1993 do tác giả Bùi Ngọc Hồ chủ biên cũng đề cập khá nhiều nội dung liên quan đến công tác này [45].

+ Trong tài liệu “Hình thành kỹ năng sư phạm cho sinh viên sư phạm” xuất bản

năm 1995 thì tác giả Nguyễn Hữu Dũng nhấn mạnh: “Hệ thống những kỹ năng được hình thành trong giai đoạn thực hành sẽ được sử dụng, củng cố và phát triển trong giai đoạn thực tập sư phạm tập trung”, giai đoạn này có nhiệm vụ hình thành về cơ bản cho giáo sinh những kỹ năng thiết kế, kỹ năng giải quyết các nhiệm vụ sư phạm chiến lược và chiến thuật. Tác giả khẳng định thực tập sư phạm là một trong những con đường hình thành kỹ năng sư phạm [30].

+ Bài viết của tác giả Phạm Hồng Quang với nhan đề “Vấn đề đánh giá kết quả thực tập sư phạm hiện nay” đã đặt ra vấn đề đánh giá thực tập sư phạm nằm trong quy trình đánh giá tổng thể: học lý thuyết, thực tập sư phạm, thực hành nghề. Tác giả nhấn mạnh cần tìm ra phương pháp đánh giá thực chất khách quan, để làm tốt việc này cần tính tới chuẩn đầu vào, chuẩn của quá trình đào tạo và rèn luyện tay nghề [73].

+ Ở phía Nam, Trường Đại học Sư phạm Huế, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ

Chí Minh, Trường Đại học Cần Thơ từ năm 1991 - 1993 đã hoàn thành đề tài B 91- 30

- 02 và đã thu được một số kết quả rất đáng chú ý về nhiệm vụ, hình thức tổ chức, cách

đánh giá thực tập sư phạm.

+ Ở đề tài: “Hệ đào tạo giáo viên PPTH theo hình thức tự học có hướng dẫn, kết hợp với thực tập dài hạn tại trường phổ thông” (Chỉ thị 34/CT-1987-Bộ Giáo dục), do tác giả Nguyễn Cảnh Toàn chủ trì cũng đã tập trung nghiên cứu sâu về vấn đề này. Đề

32

tài cũng đã biên soạn một số tài liệu hướng dẫn sinh viên hệ đào tạo đặc thù này thực hành giảng dạy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đề tài cấp Bộ quản lý: “Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của thực tập sư

phạm tập trung” (B91 - 30 - 02) cũng là hướng nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề thực tập. Đề tài đã tổ chức Hội thảo vào tháng năm năm 1993 và đã thực hiện được ba tài liệu có nhiều giá trị thực tiễn về thực tập sư phạm. Thành công của đề tài qua việc nghiên cứu tổ chức điều tra một diện rộng (463 sinh viên, 316 giáo viên hướng dẫn thực tập sư phạm ở bốn trường Đại học phía Nam) và bằng cách xử lý thống kê khá công phu đã rút ra được nhiều nhận xét khá xác đáng về thực trạng công tác thực tập sư phạm hiện nay. Từ đó đưa ra một loạt các kiến nghị từ vĩ mô đến vi mô rất đáng chú ý. Trong đó có kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo “Nghiên cứu, sớm ban hành một Quy chế thực tập sư phạm mới, phù hợp với yêu cầu hiện nay…” kèm theo những điểm đề nghị giải quyết về mục đích yêu cầu của thực tập sư phạm trong tình hình mới, về nội dung, về địa bàn; về quy trình và tiêu chuẩn đánh giá thực tập sư phạm, về chế độ chính sách đối với thực tập sư phạm… và nhiều kiến nghị cụ thể khác có liên quan [15].

Đầu năm 2000, đề tài nghiên cứu cấp Đại học Quốc gia Hà Nội mã số QS. 97.

02. ĐB được nghiệm thu. Đề tài tập trung đề cập về vấn đề hình thành kỹ năng giảng

dạy và giáo dục cho sinh viên Đại học Sư phạm thông qua thâm nhập thực tế tại các trường phổ thông do tác giả Phạm Viết Vượng làm chủ nhiệm. Đề tài cũng đã chỉ ra các yếu tố giúp sinh viên thâm nhập thực tế đạt hiệu quả, đưa ra được quy chế thực tập sư phạm mang tính hệ thống và cụ thể.

Cũng có thể quan tâm đến một số đề tài nghiên cứu về thực tập sư phạm trong công tác đào tạo giáo viên mầm non các hệ 12+2; 12+3 trong thời gian qua. Có thể lưu ý đến một số đề tài nghiên cứu về thực hành - thực tập sư phạm đã được thực hiện:

+ Đề tài nghiên cứu về thực tập sư phạm của Lê Thị Huyền Trường Cao đẳng Sư

phạm Mẫu giáo Trung ương 1 thực hiện năm 1996 [49].

+ Năm 1988, đề tài: “Cải tiến phương pháp tổ chức thực hành thực tập trong trường sư phạm mầm non” của TS. Lê Xuân Hồng đã được nghiệm thu cũng đã đưa ra những kết quả và kiến nghị trong công tác thực hành thường xuyên. Đề tài đem đến

33

những nền tảng cho công tác thực tập sư phạm chuyên cho giáo viên mầm non trong hệ đào tạo chính quy [47].

+ Gần đây hơn, vào năm 1999, Luận văn thạc sỹ của tác giả Bùi Thị Thu Vân đã nghiên cứu thực trạng tổ chức thực tập sư phạm hệ cao đẳng chuyên tu ngành giáo dục mầm non. Tác giả chỉ ra sự cần thiết phải có một mô hình tổ chức thực tập sư phạm riêng cho hệ đào tạo bồi dưỡng đặc thù này [97].

Trong thực tế, chưa có nhiều đề tài nào nghiên cứu sâu về vấn đề thực tập sư phạm của sinh viên năm thứ ba. Mặt khác, việc nghiên cứu kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên năm thứ ba vẫn chưa thấy đề cập. Đặc biệt, khi sinh viên thực tập sư phạm theo hình thức gửi thẳng thì tính cấp thiết nghiên cứu đề tài theo định hướng này lại trở nên cao hơn vì những tính chất mới mẻ và đặc biệt của hình thức này trong thực tiễn thực tập sư phạm.

1.2. Lý luận về kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trong đợt thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng (Trang 29 - 35)