Kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng (Trang 62 - 81)

8. Đóng góp mới của đề tài

1.2.3.Kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ

Chí Minh trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng

1.2.3.1. Khái niệm về kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng

61

Trong điều kiện và giới hạn nghiên cứu, đề tài này xem xét kỹ năng giải quyết

vấn đề của sinh viên trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh như sau:

Kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng là khả năng thực hiện đúng yêu cầu trong từng thao tác của quá trình giải quyết vấn đề để giải quyết có kết quả và hợp lý những vấn đề trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng dựa trên nền tảng kiến thức của mỗi sinh viên.

1.2.3.2. Biểu hiện của kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trường Đai học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng

Dựa trên việc nghiên cứu những nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của các tác giả

trong và ngoài nước về kỹ năng, kỹ năng giải quyết vấn đề, chúng tôi đưa ra những

biểu hiện của kỹ năng giải quyết vấn đề trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức

gửi thẳng của sinh viên trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh như sau:

- Nhận thức đúng về:

• Tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề

• Khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề

• Các bước của quá trình giải quyết vấn đề

• Những yêu cầu khi giải quyết vấn đề

• Những thao tác của quá trình giải quyết vấn đề

• Những hành động cụ thể của quá trình giải quyết vấn đề.

- Biết kiểm soát cảm xúc khi vấn đề xảy ra.

- Dám đối mặt với vấn đề để giải quyết vấn đề, không lẩn tránh vấn đề.

- Có thái độ tích cực khi giải quyết vấn đề.

- Xác định được ai có trách nhiệm giải quyết vấn đề.

- Nhận biết được hậu quả nếu vấn đề không được giải quyết.

- Xác định được những cá nhân có liên quan đến vấn đề.

- Xác định được mục tiêu gần và mục tiêu xa (còn gọi là mục tiêu trước mắt hay

mục tiêu lâu dài) khi giải quyết vấn đề.

- Xác định được những thông tin chưa biết cần phải thu thập.

- Phân tích được những mâu thuẫn của vấn đề như: mâu thuẫn bên trong, mâu

62

- Phân tích và xác định được các nguyên nhân của vấn đề bao gồm cả nguyên

nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Biểu đạt được một cách khái quát về vấn đề phải giải quyết.

- Đề ra được các phương án khác nhau để giải quyết vấn đề.

- Lựa chọn được một phương án tối ưu để giải quyết vấn đề.

- Biết xác định được các công việc cụ thể cần làm để giải quyết vấn đề.

- Biết lựa chọn bối cảnh thích hợp để giải quyết vấn đề như thời điểm, không

gian,…

- Theo dõi và đánh giá được tính hiệu quả của quá trình giải quyết vấn đề đã

thực hiện với những vấn đề gặp phải trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức

gửi thẳng.

1.2.3.3. Cấu trúc của kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng

Kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trong thực tập sư phạm đợt một theo

hình thức gửi thẳng là một hệ thống cấu trúc bao gồm nhiều “kỹ năng” với những thao

tác cụ thể như sau:

- Kỹ năng nhận thức vấn đề

• Thao tác nhận dạng vấn đề (chúng tôi chỉ nghiên cứu hai thao tác là thao

tác xác định người có trách nhiệm giải quyết vấn đề và thao tác xác định

hậu quả nếu vấn đề không được giải quyết)

• Thao tác xác định mục tiêu khi giải quyết vấn đề (bao gồm thao tác xác

định mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài).

- Kỹ năng xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề

• Thao tác xác định nguồn thông tin cần thu thập

• Thao tác xác định mâu thuẫn

• Thao tác xác định nguyên nhân

• Thao tác biểu đạt vấn đề.

- Kỹ năng đề ra các phương án giải quyết: thao tác đưa ra các phương án khác

63

- Kỹ năng lựa chọn phương án tối ưu: thao tác phân tích ưu, khuyết điểm và

những rủi ro của từng phương án để xác định phương án tốt nhất được sử

dụng để giải quyết vấn đề.

- Kỹ năng tổ chức thực hiện: thao tác xác định công việc cụ thể cần làm khi giải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quyết vấn đề.

- Kỹ năng kiểm tra đánh giá: thao tác xác định các yếu tố để đánh giá tính hiệu

quả của quá trình giải quyết vấn đề.

Tóm lại, kỹ năng giải quyết vấn đề trong thực tập sư phạm đột một theo hình

thức gửi thẳng của sinh viên Đại học Sư phạm bao gồm nhiều “kỹ năng” với các thao

tác có quan hệ mật thiết với nhau và quy định lẫn nhau.

1.2.3.4. Các kiểu vấn đề cơ bản và khả năng giải quyết vấn đề của sinh viên trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng

a. Một vài đặc điểm của sinh viên Đại học Sư phạm Tp. HCM năm thứ ba

Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt, đang tiếp thu những kiến thức, kỹ năng chuyên môn ở các trường cao đẳng, đại học để chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường. Ở phạm vi đề tài, chúng tôi quan tâm đến sinh viên, những người có hoạt động chủ đạo là học tập để tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp một cách chuyên biệt ở các trường Cao đẳng, Đại học. Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên - sinh viên là sự phát triển tự ý thức. Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội. Đối với sinh viên Sư phạm, điều này thể hiện ở chỗ họ nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất của mình, mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề nghiệp, qua đó họ sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng hành động học tập hàng ngày trong giờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học. Dựa trên sự phát triển tự ý thức, khả năng tự đánh giá của sinh viên Sư phạm năm thứ ba có những sự chuyển biến và phát triển. Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào phương pháp học tập của họ. Đặc biệt, những suy nghĩ và cảm xúc về nghề nghiệp thôi thúc sinh viên quan tâm và

64

tự đánh giá về năng lực nghề nghiệp của mình mà cụ thể là năng lực bản thân trong hoạt động kiến tập môn học và thực tập sư phạm đợt một. Ở sinh viên đã bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá vấn đề cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày. Sinh viên là những trí thức tương lai nên sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt. Học tập ở đại học là cơ hội tốt để sinh viên được trải nghiệm bản thân, vì thế, sinh viên rất thích khám phá, tìm tòi cái mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình. Chính vì vậy, lần đầu tiên được tham gia thực tập sư phạm, đa phần sinh viên rất hào hứng, nôn nao và đều tự hào về việc mình chuẩn bị được gọi là “Thầy” là “Cô”, được đứng trên bục giảng. Bên cạnh đó, lần đầu tiên thực tập sư phạm nên sinh viên luôn có nguyện vọng được làm thật tốt, phát huy hết khả năng của mình qua sự sáng tạo và đầu tư hết khả năng cho công tác chủ nhiệm, giáo án. Trong thực tế, không hiếm giáo viên hướng dẫn không thích sự đổi mới, không nhiệt tình sẽ tạo cảm giác ức chế, không hài lòng và thất vọng nơi sinh viên.

Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của sinh viên, trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp - một động lực giúp họ học tập một cách chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích và đam mê với nghề lựa chọn. Chính vì vậy, thực tập sư phạm giúp sinh viên lĩnh hội tri thức một cách tích cực nhất, phát huy những thế mạnh nổi bật ở mỗi cá nhân sinh viên để hình thành những kỹ năng tương ứng cho hoạt động nghề nghiệp sau này. Thông qua đợt thực tập sư phạm, không ít sinh viên đã thực sự thay đổi quan niệm về nghề nghiệp, thay đổi thái độ học tập và thậm chí thay đổi cả bản thân mình để hướng đến một khát khao nghề nghiệp, một tình cảm nghề nghiệp hình thành có cơ sở.

Khi trở thành sinh viên năm thứ ba, khả năng tự học, tự nghiên cứu trên cơ sở tư

duy độc lập đã phát triển cao hơn so với hai năm đầu. Về bản chất, quá trình học tập của sinh viên ở bậc Đại học là quá trình nhận thức có tính nghiên cứu. Sinh viên có xu hướng học thông qua giải quyết các vấn đề, họ chủ động xây dựng kiến thức cho bản thân bằng cách tạo các biểu tượng của chính họ về những điều cần học, lựa chọn thông tin mà họ nhận thấy là thích hợp và diễn giải thông tin trên cơ sở kiến thức và nhu cầu

65

kiến thức, năng lực và kinh nghiệm sống của họ trở nên sâu sắc, phong phú hơn, sống động hơn, hiệu quả hơn trong thực tiễn.

Người học ở Đại học có những đặc điểm đặc trưng: là những người trưởng thành cả về thể chất, tâm lý và nhận thức. Do đó họ phải được đối xử như người lớn trong mọi hoạt động. Sinh viên là người đã có định hướng về nghề nghiệp gắn với nhu cầu và lợi ích của họ. Lên năm thứ ba, nhiều sinh viên Đại học Sư phạm ý thức mình sắp trở thành một nhà giáo tương lai và luôn hướng bản thân mình theo hình mẫu một nhà giáo. Thực tập sư phạm đối với sinh viên không chỉ là một sự học hỏi mà họ còn trông chờ vào sự đối xử như một nhà giáo tập sự. Nhưng thực tế, khi đến các trường thực tập, sinh viên vẫn còn trong tâm thế là học trò của các giảng viên hướng dẫn, mối quan hệ đồng nghiệp - đồng nghiệp bị mờ nhạt hơn rất nhiều so với mối quan hệ Thầy - Trò. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến họ thụ động, lúng túng, dè dặt mà không mạnh dạn nêu ý kiến, quan điểm của bản thân.

Tóm lại, sinh viên năm thứ ba Trường Đại học Sư phạm bắt đầu đạt được những

thành tựu mới khá vững trong sự hình thành tình cảm đối với nghề sư phạm. Sự hiểu

biết, thái độ rõ ràng hơn với nghề nghiệp và có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với nghề nghiệp. Chính điều này có tác dụng kích thích họ năng động hơn, cố gắng thể hiện và khẳng định được bản thân mình qua kỳ thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng.

b. Yêu cầu nghề nghiệp đối với sinh viên năm thứ ba trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng

Những yêu cầu về chuyên môn của một giáo viên tất nhiên không phải chỉ có

những kiến thức phong phú mà còn phải có những kỹ năng cần thiết để tổ chức và tiến

hành công tác giảng dạy và giáo dục. Những khó khăn lớn nhất đối với sinh viên

các trường Đại học sư phạm, các khoa sư phạm trong các trường đại học không chỉ

là việc tiếp thu kiến thức chuyên môn, kiến thức Tâm lý học, Giáo dục học và các

môn nghiệp vụ khác mà còn là việc vận dụng các kiến thức đó vào trong thực tế, đặc

biệt là trong quá trình dạy học và giáo dục. Để làm được điều đó cần phải có những

kỹ năng, kỹ xảo dạy học, giáo dục học sinh và lẽ thường cần phải có một thời gian

dài để học và củng cố nó. Những kỹ năng và kỹ xảo đó được hình thành và củng cố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

66

phức tạp và phong phú của nó, nên các kỹ năng và kỹ xảo được hình thành không phải

ngày một ngày hai.

Dạy học trong nhà trường nói chung, trường Đại học Sư phạm nói riêng không

phải là dạy những công thức, do đó không thể cung cấp “những đơn thuốc” cho tất cả

tình huống của trường phổ thông. Đặc biệt, giáo dục là một quá trình hết sức phức

tạp, đa dạng, phong phú, nhiều sự kiện, kế hoạch với nhiều mảng công việc và đầy những mâu thuẫn. Trong trường Đại học Sư phạm, sinh viên mới chỉ trải qua giai đoạn đầu của việc hình thành các phẩm chất cần thiết của người thầy giáo. Quá trình

này lại được kết thúc trong nhà trường, trong hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên giai đoạn

kết thúc này phụ thuộc nhiều vào những điều mà sinh viên sư phạm đã nhận được

trong trường Đại học Sư phạm, cũng như phụ thuộc vào kỹ năng của họ thu thập

một cách tự lực những kiến thức cần thiết và vận dụng chúng vào thực tế. Thực tập sư

phạm là quá trình giúp sinh viên đạt được những tiêu chuẩn nghề nghiệp thông qua việc rèn luyện và bổ sung trong quá trình thực tập. Trong giới hạn đề tài, có thể đề cập đến một số tiêu chuẩn mà sinh viên cần có và cần tiếp tục rèn luyện và hoàn thiện. Đặc biệt, trong thực tập sư phạm đợt một, sinh viên cần định hướng và nhận thức về các tiêu chuẩn này, ý thức về chúng một cách cụ thể và có những biểu hiện hướng đến nó, đạt được nó cũng như có kế hoạch phấn đấu và rèn luyện liên tục. Tất nhiên, quá trình phấn đấu này phải trải qua nhiều chặng hành trình nhưng “chuẩn” nghề nghiệp luôn là đích đến.

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

- Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị

Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.

- Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp

Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.

67

Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.

- Tiêu chí 4. Ứng xử với đồng nghiệp

Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.

- Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong

Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng (Trang 62 - 81)