Thực tập sư phạm và thực tập sư phạm theo hình thức gửi thẳng

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng (Trang 51 - 62)

8. Đóng góp mới của đề tài

1.2.2. Thực tập sư phạm và thực tập sư phạm theo hình thức gửi thẳng

1.2.2.1. Thực tập và thực tập sư phạm

a. Thực tập

* Định nghĩa về thực tập

Từ điển tiếng Việt định nghĩa thực tập như sau: “Tập làm trong thực tế để áp

dụng điều đã học, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn: Sinh viên đi thực tập ở nhà máy, công ty. Sau đợt thực tập phải nộp tổng kết, báo cáo cho nhà trường” [80].

Thực tập hay nói một cách chính xác hơn là kỳ thực tập trong Anh văn được sử

dụng chữ “internship” được ghép từ hai từ “intern” (người thực tập” và “ship” (kỳ,

đợt).

Theo từ điển Wikimedia, “intern” - người thực tập là một cá nhân hay một thành

viên làm việc trong một thời gian ngắn tại một cơ sở doanh nghiệp để học hỏi về nghề

nghiệp. Người thực tập thường là sinh viên đại học hay cao đẳng nhưng cũng có thể là

học sinh phổ thông và cũng có thể là những người đã tốt nghiệp đại học muốn tìm

kiếm một cơ hội nghề nghiệp mới. Trong từ điển Anh văn, “intern” được định nghĩa

là: sinh viên năm cuối hay sinh viên đã tốt nghiệp tham gia học tập kinh nghiệm thực tế[104].

Thuật ngữ “internship” - kỳ thực tập: là thời gian các thực tập viên làm việc tại

các cơ sở doanh nghiệp để rèn luyện và học hỏi về nghề nghiệp [104].

Như vậy, có thể hiểu “thực tập” là quá trình sinh viên học tập những kinh

nghiệm thực tế tại các công ty, doanh nghiệp, các cơ quan liên quan đến ngành nghề mà bản thân đang được đào tạo.

* Các hình thức thực tập

Mỗi quốc gia khác nhau có một hình thức thực tập khác nhau. Trên cơ sở thu

thập và nghiên cứu các hình thức thực tập của các nước trên thế giới để khái quát và

50

►Theo mục đích của kỳ thực tập:

Có thể đề cập đến hai hình thức thực tập là thực tập học hỏi kinh nghiệm và thực tập nghiên cứu xét theo mục đích thực tập.

- Thực tập học hỏi nghề nghiệp (Work experience internship):

Thực tập học hỏi nghề nghiệp được áp dụng với sinh viên năm thứ hai hay thứ ba

của chương trình đại học (bốn năm). Thời gian thực tập ít nhất hai tháng, một số

trường cho phép sinh viên thời gian thực tập hơn hai tháng. Trong đợt thực tập này, sinh viên được khuyến khích ứng dụng những kiến thức và kỹ năng đã được học tại trường vào công việc thực tế. Như vậy, bằng cách này, sinh viên học được nhiều kinh nghiệm trong công việc liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó,

những kinh nghiệm này sẽ hữu ích cho sinh viên trong việc hoàn thành những thời

gian trong năm cuối học tại trường sau khi quay về trường sau đợt thực tập.

- Thực tập nghiên cứu (Research internship) hay thực tập nghiên cứu (dissertation internship):

Kỳ thực tập này chỉ áp dụng đối với sinh viên đang học năm cuối tại các trường

Đại học, Cao đẳng được kéo dài từ ba tháng đến một năm. Trong kỳ thực tập này,

nhiệm vụ chính của sinh viên là nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đơn vị (cơ sở)

sinh viên đang thực tập. Đơn vị nhận sinh viên thực tập có thể chủ động yêu cầu sinh

viên nghiên cứu về một vấn đề nào đó của đơn vị mà đơn vị muốn cải thiện, hoặc sinh

viên cũng có thể tự lựa chọn một đề tài nào đó liên quan đến cơ sở thực tập để nghiên

cứu. Sinh viên sẽ hoàn thành nghiên cứu này sau khi kết thúc đợt thực tập, viết báo cáo

và tiến hành thuyết trình sau khi quay về trường đào tạo.

►Theo thời gian thực tập:

-Thực tập ngắn hạn: kéo dài một đến ba tháng.

-Thực tập dài hạn: kéo dài từ bốn tháng đến một năm.

► Theo thứ tự các đợt thực tập:

-Kỳ thực tập đầu tiên (The first internship): được áp dụng đối với sinh viên ở

học kỳ thứ ba, thứ tư hoặc thứ năm của chương trình học.

-Kỳ thực tập cuối (The final internship): được áp dụng đối với sinh viên ở học

kỳ cuối cùng của chương trình học.

51

* Định nghĩa về thực tập sư phạm

Để hiểu tương đối toàn diện về định nghĩa thực tập sư phạm, cần quan tâm khái quát đến vấn đề đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Sư phạm.

Đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ở trường Đại học Sư phạm bao gồm hai giai đoạn:

- Giai đoạn một: Trang bị cho sinh viên hệ thống tri thức khoa học cơ bản về

chuyên ngành và rèn luyện hệ thống kỹ năng, kỹ xảo sư phạm

- Giai đoạn hai: Tổ chức cho sinh viên vận dụng những tri thức, kỹ năng đã học

vào các hoạt động thực tiễn của công tác giáo dục.

Mỗi giai đoạn đều có một vị trí, vai trò nhất định nhưng có mối quan hệ mật thiết

với nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình đào tạo nghề cho sinh viên. Giai đoạn một trang

bị hệ thống tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ở trường Đại học Sư phạm

được xem là cơ sở, nền tảng, có tính chất định hướng cho nghề nghiệp lâu dài của họ. Giai đoạn hai là giai đoạn cuối cùng hoàn thành quá trình đào tạo về chuyên môn và

nghiệp vụ, là đợt “tổng diễn tập” các kỹ năng công tác giáo dục của sinh viên được

chuẩn bị trong toàn bộ tiến trình đào tạo nghề. Thực tập sư phạm là hình thức chủ yếu

trong giai đoạn hai - là dịp sinh viên tiếp xúc trực tiếp với thực tế sinh động của nghề

nghiệp. Thực tế sinh động đó có tác dụng củng cố, mở rộng những tri thức, kỹ năng đã

được tích lũy, hình thành, phát triển những tri thức, kỹ năng mới theo yêu cầu mới của các trường sư phạm, đồng thời bồi dưỡng, phát triển tình cảm nghề nghiệp, hứng thú, nhu cầu, thói quen tự rèn luyện, tự đào tạo… của sinh viên [56, tr.84].

Thuật ngữ “thực tập sư phạm” quan tâm và định nghĩa bởi nhiều nhà giáo dục

đang thực hiện công tác giáo dục tại các trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm.

Thực tập sư phạm là khâu đào tạo thực hành nằm trong cả quá trình đào tạo giáo

viên của các trường sư phạm. Thực hành nói chung và thực tập sư phạm nói riêng là

nhằm “quán triệt nguyên lý giáo dục gắn lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tế

trong quá trình đào tạo giáo viên, phát huy tích cực, chủ động sáng tạo của sinh viên trong quá trình đào tạo, gắn chặt hơn nữa giữa nơi đào tạo và nơi sử dụng giáo viên. Giúp các cơ sở đào tạo giáo viên thực hiện tốt chương trình thực hành, thực tập sư

phạm, phục vụ cho mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên. Tạo điều kiện cho

52

hành thực hành, luyện tập các kỹ năng sư phạm, làm cơ sở để hình thành phẩm chất và

năng lực sư phạm của người giáo viên” [19].

Thực tập sư phạm “là hoạt động thực tiễn của giáo sinh tại các trường phổ thông sau phần học lý thuyết về nghề sư phạm nhằm mục đích củng cố và nâng cao nhận thức và lòng yêu nghề dạy học, áp dụng các kiến thức vào thực tiễn, rèn luyện kỹ năng dạy học, công tác chủ nhiệm. Nội dung thực tập sư phạm đòi hỏi vận dụng tổng hợp các kiến thức, nghiệp vụ được trang bị vào hoạt động cụ thể theo từng loại hình công tác giáo dục và giảng dạy”. Theo quan niệm trên, thực tập sư phạm là hoạt động thực hành của giáo sinh các trường Sư phạm và được tiến hành ở các cơ sở thực tập sư phạm [27].

Thực tập sư phạm là hình thức tổ chức cho sinh viên tập làm các công việc của một giáo viên tại các trường học từ bậc học mầm non đến bậc trung học phổ thông. Đối với những ngành đào tạo đặc thù thì hoạt động thực tập có thể được tổ chức tại các trung tâm dạy nghề, các trường Trung học hoặc Cao đẳng Sư phạm. Thực tập sư phạm là một khâu trọng yếu và là một học phần bắt buộc trong quy trình đào tạo giáo viên của trường Đại học Sư phạm [85, tr.9].

Tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh cho rằng: “Thực tập thực tập sự phạm có thể hiểu là hoạt động “tập làm giáo viên” của sinh viên sư phạm hay có thể hiểu là hoạt động thực tập về dạy học và giáo dục học sinh của sinh viên sư phạm trong môi trường thực hành thật.” [56, tr.46].

Còn tác giả Hồ Cảnh Hạnh cho rằng “thực tập sư phạm là chương trình bắt buộc

đối với sinh viên Sư phạm nhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần về Tâm lý học, Giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm; củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực Tâm lý học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, rèn luyện kỹ năng dạy học, giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.” [56, tr. 51].

Tác giả Nguyễn Khắc Huấn cho rằng “Thực tập sư phạm là một công đoạn tất yếu trong chương trình đào tạo sư phạm. Nó có vai trò kiểm tra, đánh giá quá trình đào

53

tạo của nhà trường Sư phạm. Là dịp để sinh viên sự nghề nghiệp và kiểm tra năng lực về mọi phương diện, trước khi họ bước vào nghề dạy học” [56, tr70].

Đối với tác giả Văn Thị Thanh Nhung thì “Thực tập sư phạm là một hoạt động

chuyên biệt, đặc thù của trường Đại học Sư phạm nhằm rèn luyện, củng cố và nâng

cao năng lực nghề nghiệp cho sinh viên” [56, tr.121].

Tác giả Lê Ngọc Thuý cho rằng “Thực tập sư phạm được coi như một công đoạn cuối cùng của quá trình đào tạo của người sinh viên sư phạm. Công việc này được coi như là một sự thử thách khả năng tổng hợp và vận dụng những kiến thức và kỹ năng mà sinh viên đã tiếp nhận được trong thời gian học tập chuyên ngành. Được coi như là một học phần bắt buộc, đối với sinh viên, công việc thực tập sư phạm thực sự là một nội dung lớn mà trong đó, sinh viên Sư phạm khẳng định được mình đã tạm hoàn tất quá trình đào tạo người thầy trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó” [56, tr.173].

Tìm hiểu các quan điểm nhau của các nhà Sư phạm về thực tập sư phạm, trong phạm vi đề tài có thể hiểu thực tập sư phạm là hình thức tổ chức cho sinh viên làm các công việc của một giáo viên tại các trường học từ bậc học mầm non đến bậc trung học phổ thông. Đối với những ngành đào tạo đặc thù thì hoạt động thực tập có thể được tổ chức tại các trung tâm dạy nghề, các trường Trung học hoặc Cao đẳng Sư phạm.

Nhiệm vụ cơ bản của thực tập sư phạm là tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm sớm được tiếp xúc với thực tế giáo dục, được thường xuyên thực hành thực hành, luyện tập các kỹ năng sư phạm, làm cơ sở để hình thành phẩm chất và năng lực sư phạm của người giáo viên.

* Mục đích của thực tập sư phạm

- Thực tập sư phạm góp phần tạo ra cơ sở đánh giá trên thực tế chất lượng của quá trình đào tạo tại trường Đại học Sư phạm.

Hoạt động thực tập sư phạm được tính như các học phần bắt buộc trong chương

trình đào tạo của trường Đại học Sư phạm. Vai trò của công tác thực tập sư phạm, trước hết là vai trò kiểm tra, đánh giá quá trình đào tạo sư phạm ở trường Đại học. Đồng thời là cơ hội để sinh viên Sư phạm có điều kiện thể hiện kết quả học tập của

mình vào thực tế nghề nghiệp. Công tác này gắn chặt với nhà trường phổ thông.

Có thể hình dung quá trình đào tạo sinh viên sư phạm theo sơ đồ sau:

54

Sơ đồ trên thể hiện rõ là trong quá trình đào tạo sư phạm, ngoài nhà trường đại học là nhân tố quyết định thì bên cạnh không thể thiếu vai trò của nhà trường thực tập mà cụ thể là thông qua công tác thực tập sư phạm. Điều này cho phép nói lên rằng

công tác thực tập sư phạm là một công đoạn tất yếu và quan trọng trong quá trình đào

tạo sư phạm [56, tr.70].

- Thông qua thực tập sư phạm giúp sinh viên tìm hiểu thực tế giáo dục, nắm vững các chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên để từ đó dần hình thành ý thức và tình cảm nghề nghiệp [85, tr.9].

Thực tập sư phạm không chỉ củng cố, bổ sung và hoàn thiện hệ thống kiến thức sư phạm học đã học ở trường Sư phạm bằng sự trải nghiệm của bản thân trong thực hành sư phạm mà hàng loạt những kỹ năng dạy học và giáo dục sẽ được rèn luyện trong các hoạt động sư phạm cụ thể. Thực tập sư phạm là giai đoạn kiểm tra, đánh giá và chuẩn bị cho người giáo viên tương lai một hành trang nghề nghiệp và hình thành lý tưởng nghề nghiệp sư phạm một cách hiện thực… Thông qua việc tương tác với học sinh, trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình thực tập nghề nghiệp, từ đó giúp họ nhìn nhận và đánh giá sâu sắc hơn ý nghĩa của nghề nghiệp.

- Thực tập sư phạm cho phép thực thi một quy trình đào tạo đan xen biện chứng giữa lý thuyết và thực hành. Mối quan hệ biện chứng này thể hiện ở hai chức năng giáo dục và đào tạo của thực tập sư phạm:

+ Trước hết, thực tập sư phạm tạo điều kiện cho sinh viên vận dụng những kiến

thức đã học ở trường vào thực tế dạy học và giáo dục, qua đó củng cố kiến thức, hình thành và rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm [85, tr.9 ].

Thực tập sư phạm được thực hiện nhằm hình thành và phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên. Năng lực sư phạm có cấu trúc phù hợp với hoạt động sư phạm, được hình thành và phát triển trong quá trình rèn luyện của người giáo viên tương lai, tạo nên sự trưởng thành trong nghề nghiệp. Quá trình đào tạo phải hình thành được các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản, cần thiết và khả dụng. Những năng lực sư phạm được tiếp tục hình thành và phát triển trong quá trình thực tập sư phạm:

Năng lực dạy các bài học lý thuyết và thực hành cho học sinh. Năng lực này được biểu hiện qua các kỹ năng sư phạm:

55

-Kỹ năng nghiên cứu tài liệu giảng dạy các môn học.

-Kỹ năng soạn bài và chuẩn bị cho lên lớp. -Kỹ năng viết, vẽ trên bảng.

- Kỹ năng thể hiện thao tác đi - đứng, ra vào lớp, đi lại trong lớp học.

-Kỹ năng chuẩn bị, sử dụng được các phương tiện, thiết bị dạy học.

- Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và viết.

- Kỹ năng dự giờ, rút kinh nghiệm.

-Việc phối hợp kỹ năng dạy học để thể hiện trọn vẹn nội dung bài dạy.

- Kỹ năng kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả bài học...

Những năng lực giáo dục được hình thành và phát triển trong quá trình thực tập sư phạm. Thực tập sư phạm không chỉ là điều kiện rèn luyện các kỹ năng dạy học mà còn là môi trường thuận lợi để giáo sinh vận dụng những hiểu biết về Tâm lý học,

Giáo dục học vào tổ chức hoạt động giáo dục. Qua đó mà giáo sinh sẽ rèn luyện được

các kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp và tổ chức các hoạt động giáo dục. Trong quá trình thực tập sư phạm, giáo sinh được trực tiếp làm công tác chủ nhiệm cũng như đứng ra tổ chức, chỉ đạo các hoạt động giáo dục khác. Vì vậy, họ sẽ có cơ hội và điều

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)