Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng (Trang 81 - 86)

8. Đóng góp mới của đề tài

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính, các phương pháp nghiên cứu còn lại là các phương pháp bổ trợ.

2.1.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đề tài thiết kế bảng hỏi dành cho ba nhóm khách thể là sinh viên, giảng viên và chuyên viên các phòng ban có liên quan. Bảng hỏi này được thực hiện qua ba giai đoạn:

► Giai đoạn 1:

Dựa trên những cơ sở lý luận của đề tài, tiến hành thiết kế bảng hỏi mở gồm bảy câu hỏi về những vấn đề liên quan đến kỹ năng giải quyết của sinh viên. Sau đó,

phát cho năm mươi sinh viên được chọn ngẫu nhiên ở các khoa Lịch Sử, Vật lý, Địa lý

và Anh văn để thu thập những thông tin cần thiết làm định hướng cho việc xây dựng bảng hỏi chính thức của đề tài. Đồng thời, chúng tôi cũng xây dựng bảng câu hỏi mở với bảy câu hỏi để phát cho mười lăm giảng viên của trường có thâm niên giảng dạy

80

trên mười năm và có hơn ba năm hướng dẫn sinh viên thực tập hoặc quan tâm trực tiếp

đến công tác này.

►Giai đoạn 2:

Sau khi thu nhận bảng hỏi mở và xử lý số liệu, tiến hành xây dựng ba bảng hỏi

dành cho ba nhóm khách thể là sinh viên, giáo viên hướng dẫn thực tập và giảng viên.

Cụ thể như sau:

Bảng hỏi thứ nhất, dành cho khách thể nghiên cứu chính của đề tài là bốn trăm năm mươi sinh viên gồm ba mươi mốt câu hỏi, phân chia thành các nội dung:

- Phần một: Các câu hỏi về thông tin cá nhân của sinh viên, bao gồm tên trường thực

tập, giới tính, khoa, kết quả học tập tại trường, kết quả thực tập sư phạm đợt một, chức vụ trong đoàn thực tập, việc nghiên cứu và học tập chuyên đề “Kỹ năng giải quyết vấn đề”.

- Phần hai: Các câu hỏi thực trạng những vấn đề của sinh viên trong quá trình giải

quyết vấn đề (câu 9), những khó khăn của sinh viên khi giải quyết vấn đề (câu 7), nguyên nhân những khó khăn của sinh viên khi giải quyết vấn đề (câu 11 và câu 12) và tự đánh giá của sinh viên về kỹ năng giải quyết vấn đề của bản thân (câu 6).

- Phần ba: Các câu hỏi về nhận thức của sinh viên về kỹ năng giải quyết vấn đề gồm:

* Câu hỏi nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề: câu 1.

* Các câu hỏi về nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết

vấn đề: câu 2.1 đến 2.4.

* Câu hỏi nhận thức của sinh viên về các bước của quá trình giải quyết vấn đề: câu 3.

* Câu hỏi nhận thức của sinh viên về các yêu cầu của quá trình giải quyết vấn đề: câu

4.

* Câu hỏi nhận thức của sinh viên về các hành động trong quá trình giải quyết vấn đề:

câu 2.4 đến 2.15.

* Câu hỏi nhận thức của sinh viên về các thao tác cụ thể trong quá trình giải quyết vấn

đề: câu 5.

- Phần bốn: Các câu hỏi về kết quả thực hiện giải quyết vấn đề trong các tình huống

giả định (câu 10).

- Phần năm: Câu hỏi về đề xuất của sinh viên để cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề

81

Bảng hỏi thứ hai, dành cho khách thể nghiên cứu bổ trợ của đề tài là các giáo

viên đã từng hướng dẫn sinh viên thực tập. Bảng hỏi này được thiết kế bằng cách chọn

lọc một số câu trong bảng hỏi thứ nhất để các giảng viên cho biết những vấn đề của sinh viên trong thực tập sư phạm đợt một, những khó khăn khi giải quyết vấn đề và nguyên nhân của chúng. Bên cạnh đó, giảng viên đánh giá về kỹ năng giải quyết vấn đề và có những đề xuất để cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên.

► Giai đoạn ba:

Tiến hành phát phiếu điều tra chính thức. Kết quả thu về như sau:

- Bảng hỏi thứ nhất, phát ra năm trăm phiếu, thu về bốn trăm tám mươi phiếu, loại bỏ

ba mươi phiếu không đạt chất lượng, còn lại bốn trăm năm mươi phiếu. - Bảng hỏi thứ hai, có sáu mươi hai phiếu.

* Cách chấm điểm

Cách chấm điểm các câu hỏi nhằm xác định mức độ kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng đã trình bày ở chương một. Các câu hỏi còn lại, đánh giá sự lựa chọn của sinh viên ở từng câu hỏi theo hướng dẫn cụ thể. Điểm số được quy đổi thành điểm nguyên sau đó tính điểm trung bình.

Các câu hỏi khái quát và các câu hỏi khác được đánh giá dựa trên tần số ý kiến.

* Cách quy đổi điểm

- Câu hỏi có năm mức độ lựa chọn: điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5, chia làm 5 mức.

- Dựa trên cách quy đổi, có thể xác lập thang điểm như sau:

Bảng 2.1. Cách quy đổi điểm các câu 6, 8, 13, 14

Thứ tự Mức điểm Mức độ

1 Từ 1.0 đến 1.5

- Kém

- Không bao giờ

- Rất tự ti vào bản thân - Rất chán nản - Không cần thiết 2 Từ 1.51 đến 2.5 - Yếu - Hiếm khi - Hơi tự ti, nhút nhát - Hơi chán nản - Chán nản

82 - Ít cần thiết 3 Từ 2.51 đến 3.5 - Trung bình - Thỉnh thoảng - Bình thường - Cần thiết 4 Từ 3.51 đến 4.5 - Khá - Thường xuyên - Khá tự tin - Khá hứng thú để tiếp tục - Mạnh mẽ - Rất cần thiết 5 Từ 4.51 đến 5.0 - Tốt - Rất thường xuyên

- Rất tự tin vào bản thân - Rất hứng thú để tiếp tục

- Rất mạnh mẽ

- Hoàn toàn rất cần thiết

- Câu hỏi có ba mức độ lựa chọn: điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 3, chia làm 3 mức. Trên cơ sở đó, thang điểm được xác lập:

● Từ 1.0 đến 1.5: Không đồng ý ● Từ 1.51 đến 2.5: Phân vân ● Từ 2.51 đến 3.0: Đồng ý.

2.1.2.2. Phương pháp phỏng vấn

Tiến hành phỏng vấn đối với các sinh viên, giảng viên, giáo viên hướng dẫn thực tập và một vài cán bộ quản lý đào tạo có liên quan nhằm bổ sung cứ liệu cho các phương pháp khác để góp phần làm rõ thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên.

2.1.3.3. Phương pháp thực nghiệm phát hiện (dựa trên tình huống)

Đề tài tiến hành thực nghiệm phát hiện dựa trên các tình huống thực tiễn có chọn lọc để làm bộc lộ kỹ năng giải quyết vấn đề của khách thể. Chọn một số khách thể, giao các tình huống thực tiễn được mô hình hoá tương đối so với thực tiễn để khảo sát biểu hiện kỹ năng giải quyết vấn đề của khách thể.

83

Khách thể gồm năm nhóm sinh viên, mỗi nhóm gồm năm thành viên sinh viên năm thứ ba đã tham gia thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng. Mỗi nhóm xử lý một đến ba tình huống thực tiễn theo yêu cầu như sau:

• Về phía sinh viên:

- Bốc thăm ngẫu nhiên tình huống.

- Bốc thăm ngẫu nhiên để chọn sinh viên sắm vai sinh viên giải quyết vấn đề.

- Sinh viên giải quyết vấn đề không được biết trước nội dung tình huống.

- Các thành viên trong nhóm sắm vai để sinh viên giải quyết vấn đề.

- Sau khi kết thúc tình huống, các nhóm có thời gian năm phút thảo luận để

đưa ra nhận xét về ưu và khuyết điểm.

- Yêu cầu những sinh viên chưa giải quyết vấn đề phân tích và nhận xét cách

giải quyết vấn đề. Chuyển vai để những sinh viên này giải quyết vấn đề.

- Cả nhóm trả lời một số câu hỏi phỏng vấn của người nghiên cứu.

• Về phía người nghiên cứu

- Không gợi ý về cách xử lý tình huống.

- Tạo các điều kiện tương đối để tình huống diễn ra gần giống với thực tiễn

nhất (phòng học, bàn giáo viên, đạo cụ, không gian tưởng tượng…).

- Chấm điểm theo thang điểm phân loại kỹ năng giải quyết vấn đề được xác

lập.

• Nội dung các tình huống thực nghiệm như sau:

- Tình huống 1: Giáo sinh đang coi thi thì bất ngờ một học sinh nhìn bài của một học sinh khác. Khi người bạn không cho xem bài, học sinh ấy đã đánh bạn ngay. Một trân ẩu đả bắt đầu. Sinh viên thực tập sư phạm sẽ làm sao?

- Tình huống 2: Giáo sinh đang đi giữa hành lang, chuẩn bị lên tiết thì một nhóm học sinh đi theo sau có những lời chọc ghẹo, bất ngờ một học sinh giật tay áo làm đứt nút áo dài của giáo sinh. Giải quyết vấn đề thế nào?

- Tình huống 3: Giáo viên hướng dẫn giảng dạy góp ý giáo án, chỉnh sửa lại giúp giáo sinh một số kiến thức nhưng sự chỉnh sửa ấy không phù hợp (có khả năng sai) so với kiến thức đã học ở trường Đại học. Sẽ giải quyết vấn đề này ra sao?

84

- Tình huống 4: Cuối giờ dạy, có một học sinh đặt câu hỏi mà giáo sinh không thể trả lời ngay được cho phù hợp với kiến thức và sự mong đợi của em. Tình hình nguy cấp. Sẽ làm sao để giải quyết.

- Tình huống 5: Giáo sinh tổ chức hội trại ẩm thực vào chủ nhật cho lớp chủ nhiệm. Khi đang tổ chức thì bảo vệ không cho tiếp tục và lấy lý do học sinh nghịch phá cũng như chưa được sự cho phép của ban giám hiệu. Thực tế, bạn chỉ mới hỏi ý kiến của giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm, ngay lúc đó lại không có giáo viên hướng dẫn có mặt. Sẽ giải quyết vấn đề ra sao?

2.1.2.4. Phương pháp toán thống kê

Sử dụng phần mềm thống kê SPSS để tính tần số, tỷ lệ phần trăm, điểm trung

bình, tiến hành kiểm nghiệm ANOVA, Chi - Square với mức ý nghĩa 95% để làm rõ

sự khác biệt về một số biểu hiện của kỹ năng giải quyết vấn đề giữa các biến số khác

nhau được lựa chọn trên thông tin chung của mẫu nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu.

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)