Thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trong thực tập sư phạm

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng (Trang 103 - 131)

8. Đóng góp mới của đề tài

2.2.3. Thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trong thực tập sư phạm

đợt một theo hình thức gửi thẳng

2.2.3.1. Nhận thức của sinh viên về kỹ năng giải quyết vấn đề

a. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề

Bảng 2.9. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề

Thứ tự Nội dung Đáp án đúng Đáp án sai Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 1 Sinh viên sẽ gặp nhiều khó khăn trong học tập và

cuộc sống nếu không có kỹ năng giải quyết vấn đề 425 94.4 25 5.6 2

Sinh viên không có kỹ năng giải quyết vấn đề nhưng nếu có kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt sẽ hoàn thành tốt việc học và tìm việc

329 73.1 121 26.9 3 Một người không tự tạo ra vấn đề thì không cần

phải có kỹ năng giải quyết vấn đề 397 88.2 53 11.8 4 Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp mỗi người giải

quyết tốt những tình huống xảy ra trong đời sống 408 90.7 42 9.3

Điểm trung bình = 3.47

Điểm trung bình nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng giải

quyết vấn đề là 3.47 chứng tỏ sinh viên nhận thức cao về tầm quan trọng của kỹ năng

giải quyết vấn đề. Các tỷ lệ chọn đáp án đúng của từng nội dung đưa ra đều trên 70%.

Sinh viên đồng ý rằng sẽ gặp nhiều khó khăn trong học tập và cuộc sống nếu không có

kỹ năng giải quyết vấn đề với tỷ lệ cao nhất là 94.4%. Đứng thứ hai với tỷ lệ 90.7%

sinh viên đồng ý kỹ năng giải quyết vấn đề giúp mỗi người giải quyết tốt những tình

huống xảy ra trong đời sống. Rõ ràng, sinh viên nhìn nhận và đánh giá khá cao kỹ

năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống của họ. Đặc biệt cũng có đến 90.7% sinh viên trả lời đúng, tức là phản đối với nội dung mang

tính tiêu cực là một người không tự tạo ra vấn đề thì không cần phải có kỹ năng giải

quyết vấn đề. Tuy nhiên, vẫn tồn tại con số 11.8% sinh viên lại đồng ý với quan điểm

102

quyết vấn đề trong cuộc sống. Thực tiễn cho thấy đôi khi không phải do chủ quan mà

ngay cả những tác động khách quan, đều đem đến những vấn đề cần giải quyết để đem

lại sự cân bằng cho cuộc sống và công việc. Cuối cùng, nội dung sinh viên không có

kỹ năng giải quyết vấn đề nhưng nếu có kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt sẽ hoàn

thành tốt việc học và tìm việc với tỷ lệ 73.1% sinh viên có đáp án đúng, tức sinh viên

phản đối lại với nội dung mang tính tiêu cực này. Kết quả này nói lên rằng sinh viên

nhận thức được kiến thức và kỹ năng chuyên môn không đủ để hoàn thành tốt công

việc. Kết quả phỏng vấn sinh viên L.T.T.P (Khoa Anh văn): “Ngày nay, sinh viên sư

phạm cần nhiều kỹ năng hơn để có thể đạt được thành công trong nghề nghiệp, kỹ năng giải quyết vấn đề là một kỹ năng quan trọng vì nghề dạy học là nghề làm việc với con người và luôn phải đối diện với nhiều vấn đề khác nhau… Kiến thức và kỹ năng chuyên môn có thể chỉ giúp làm được việc, còn làm tốt thì cần nhiều kỹ năng hơn…”.

Có thể lý giải do các phương tiện truyền thông đề cập khá nhiều đến vai trò của kỹ

năng sống và kỹ năng mềm nên đã có những tác động không nhỏ đến nhận thức của sinh viên.

Kết quả kiểm nghiệm ANOVA so sánh điểm trung bình nhận thức về tầm quan

trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề giữa sinh viên các khoa đào tạo khác nhau cho

biến số kiểm nghiệm là 6.835 và mức ý nghĩa 0.00 < 0.05 cho phép kết luận có sự

khác biệt ý nghĩa về nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề giữa

sinh viên các khoa. Trong đó, sinh viên ở bảy trên tám khoa đều có mức độ nhận thức cao về kỹ năng giải quyết vấn đề, riêng khoa Địa lý ở mức độ cao (ĐTB = 2.39).

Trong bảy khoa ở mức độ rất cao thì khoa Sử có ĐTB cao nhất với 3.18, đứng sau là

khoa Văn với ĐTB là 3.58. Đây đều là hai khoa thuộc nhóm ngành khoa học xã hội.

Cứ liệu này cũng cần được nghiên cứu sâu để có những lý giải.

Bảng 2.10. So sánh nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng GQVĐ giữa sinh viên các khoa

Thứ tự Khoa Số lượng Điểm trung bình Kiểm nghiệm ANOVA

1 Giáo dục thể chất 40 3.63 0.00 2 Lịch Sử 80 3.78 3 Vật lý 50 3.44 4 Giáo dục chính trị 80 3.51 5 Hoá học 50 3.34

103

6 Anh văn 45 3.29

7 Địa lý 55 2.98

8 Ngữ Văn 50 3.58

b. Nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề, các bước và yêu cầu của quá trình giải quyết vấn đề

Bảng 2.11. Nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề, các bước và yêu cầu của quá trình giải quyết vấn đề

Thứ tự Nội dung Đáp án đúng Đáp án sai Điểm trung bình Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)

1 Khái niệm kỹ năng giải

quyết vấn đề 141 31.3 309 68.7 1.25

2 Các bước của quá trình giải

quyết vấn đề 234 52.0 216 48 2.08

3 Những yêu cầu khi giải

quyết vấn đề 212 47.1 238 52.9 1.88

Kết quả thống kê cho thấy, khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề được nhận thức mức thấp, các bước của quá trình giải quyết vấn đề và những yêu cầu khi giải quyết vấn đề mức độ nhận thức của sinh viên ở mức trung bình, cụ thể như sau:

- Sinh viên nhận thức về khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề chỉ ở mức thấp

với ĐTB là 1.25, trong đó chỉ có 31.3% chọn đúng khái niệm về kỹ năng giải quyết

vấn đề là “Sự giải quyết có kết quả những vấn đề nảy sinh trong hoạt động hàng ngày

bằng cách ứng dụng đúng những thao tác, hành động dựa trên tri thức, kinh nghiệm”,

còn lại đến 68.7% sinh viên chọn sai khái niệm giải quyết vấn đề.

- Sinh viên nhận thức về các bước của quá trình giải quyết vấn đề ở mức trung

bình với ĐTB là 2.08. Có đến 52% sinh viên chọn đáp án đúng các bước: “Nhận ra

vấn đề, xác định chủ vấn đề, hiểu vấn đề, chọn giải pháp, thực hiện, theo dõi và đánh giá”. Tỉ lệ còn lại cho thấy có đến 48% sinh viên chọn sai đáp án.

- Sinh viên nhận thức về những yêu cầu khi giải quyết vấn đề ở mức trung bình

với ĐTB là 1.88, có 47.1% sinh viên chọn đáp án đúng về yêu cầu: “Nhận thức đúng

về kỹ năng giải quyết vấn đề và ứng dụng một cách linh hoạt và hiệu quả thực tế”, đặc biệt còn đến 52.9% sinh viên chọn sai các yêu cầu khi giải quyết vấn đề.

104

Đây đều là những nội dung quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề, nhận thức được nội dung này là những hiểu biết căn bản để sinh viên lưu ý và có thể vận dụng vào trong những vấn đề nảy sinh. Thế nhưng sinh viên còn khá hạn chế về mặt hiểu biết thì sao có thể có kỹ năng hiệu quả? Việc nhận thức về trình tự các bước của quá trình giải quyết vấn đề, tuy so với khái niệm và yêu cầu giải quyết vấn đề thì điểm trung bình nhận thức có cao hơn nhưng vẫn ở mức trung bình. Kết quả này không quá bất ngờ, bởi theo mẫu nghiên cứu chỉ có 14% là sinh viên từng có học tập và tìm hiểu, nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đề nên có thể sinh viên sẽ trả lời theo kinh nghiệm bản thân và sự hạn chế là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ phần trăm sinh viên hiểu đúng khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề, các bước và yêu cầu của quá trình giải quyết vấn đề

Kiểm nghiệm ANOVA được sử dụng để tìm hiểu thêm về mức độ nhận thức khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề, các bước và yêu cầu của quá trình giải quyết vấn đề giữa các khoa. Số liệu thống kê cho thấy kết quả nhận thức về khái niệm thì không có sự khác biệt ý nghĩa (với mức ý nghĩa là 0.608 > 0.05), tuy nhiên khoa có điểm trung bình cao nhất là khoa Ngữ Văn (ĐTB = 1.52) và khoa có ĐTB thấp nhất là khoa Vật lý (ĐTB = 0.96).

Nhận thức về các bước của quá trình giải quyết vấn đề có sự khác biệt ý nghĩa giữa các khoa (mức ý nghĩa là 0.000 < 0.05) và chỉ có khoa Lịch Sử là đạt mức độ nhận thức về các bước của quá trình giải quyết vấn đề ở mức cao (ĐTB = 2.65). Duy nhất chỉ có sinh viên khoa Giáo dục thể chất nhận thức ở mức thấp (ĐTB = 0.90). Các khoa còn lại đều ở mức nhận thức trung bình về nội dung này.

Khái niệm 31.3% Các bước 52.0% Yêu cầu 47.1%

105

Cuối cùng, những yêu cầu khi giải quyết vấn đề cũng có sự khác biệt nhận thức giữa các khoa (mức ý nghĩa là 0.004 < 0.05), trong đó có tới ba khoa có mức độ nhận thức thấp. Đó là: Giáo dục thể chất với ĐTB là 1.30, Vật lý với ĐTB là 1.52, Anh văn với ĐTB thấp nhất là 1.16. Cao nhất là khoa Giáo dục chính trị với ĐTB là 2.50 rơi vào mức độ nhận thức cao. Các khoa còn lại đều có mức độ nhận thức về những yêu cầu giải quyết vấn đề ở mức trung bình theo thang đánh giá.

Bảng 2.12. So sánh nhận thức về khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề, các bước thực hiện và yêu cầu của kỹ năng giải quyết vấn đề

Thứ tự Khoa Số lượng Điểm trung bình

Khái niệm Các bước Yêu cầu

1 Giáo dục thể chất 40 1.20 0.90 1.30 2 Lịch Sử 80 1.05 2.65 1.95 3 Vật lý 50 0.96 2.24 1.52 4 Giáo dục chính trị 80 1.45 2.30 2.50 5 Hoá học 50 1.52 1.92 2.00 6 Anh văn 45 1.16 1.78 1.16 7 Địa lý 55 1.16 1.75 1.82 8 Ngữ Văn 50 1.52 2.40 2.24

Kiểm nghiệm ANOVA 0.608 0.000 0.004

c. Nhận thức của sinh viên về những thao tác trong quá trình giải quyết vấn đề

Nhận thức của sinh viên về những thao tác chính của kỹ năng giải quyết vấn đề chỉ ở mức trung bình với ĐTB là 5.99. Trong mười một thao tác được nghiên cứu thì có đến sáu thao tác được sinh viên trả lời đúng với tỷ lệ trên 50%:

- So sánh kết quả thực tế với mục tiêu đề ra là một cách giúp xác định mức độ thành công của quá trình giải quyết vấn đề, 86.7%.

- Đề ra phương án giải quyết là liệt kê các giải pháp có thể thực hiện, 78.2%. - Mô tả, khái quát các chi tiết giúp chủ thể hiểu vấn đề, 77.8%.

- Thực thi giải pháp là sử dụng kỹ năng giao tiếp hiệu quả để giải quyết vấn đề, 72.2%. - Xác định chủ vấn đề là xác định ai có trách nhiệm, nghĩa vụ giải quyết vấn đề, 54.9%. - Hiệu quả của giải pháp thể hiện qua việc các bên tập trung giải quyết hậu quả, 54.4%.

106

Bảng 2.13. Nhận thức của sinh viên về những thao tác trong quá trình giải quyết vấn đề Thứ tự Nội dung Đáp án đúng Đáp án sai Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 1 Nhận ra vấn đề là tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề 132 29.3 318 70.7 2 Đề ra phương án giải quyết là liệt kê các giải pháp thực hiện 352 78.2 98 21.8 3 Xác định chủ vấn đề là xem ai có trách nhiệm, nghĩa vụ giải

quyết 247 54.9 203 45.1

4 Phân tích ưu và khuyết điểm của từng phương án, chủ thể sẽ

chọn phương án tốt nhất 84 18.7 366 81.3

5 Phương án tốt nhất là phương án chứa nhiều ưu điểm nhất 156 34.7 294 65.3 6 Mô tả, khái quát các chi tiết giúp chủ thể hiểu vấn đề 350 77.8 100 22.2 7 Xác định nguyên nhân là chỉ rõ yếu tố trực tiếp tạo ra vấn đề 191 42.4 259 57.6 8 Hiệu quả của giải pháp được thể hiện qua việc các bên tập

trung giải quyết hậu quả 245 54.4 20.5 45.6

9 Thực thi giải pháp là quá trình sử dụng kỹ năng giao tiếp hiệu

quả để giải quyết vấn đề 325 72.2 125 27.8

10 Vấn đề hoàn toàn được giải quyết khi các bên đồng ý thỏa thuận 194 43.1 256 56.9 11 So sánh kết quả thực tế với mục tiêu đề ra là một cách giúp xác

định mức độ thành công của quá trình giải quyết vấn đề 390 86.7 60 13.3

Điểm trung bình = 5.99

Trong khi đó, vẫn còn năm nội dung liên quan đến thao tác nhận ra vấn đề, thao tác lựa chọn phương án tối ưu và thao tác đánh giá hiệu quả của vấn đề thì sinh viên có mức nhận thức chưa cao, tỷ lệ lựa chọn đáp án đúng đều dưới 40%. Điển hình như:

- Về các thao tác nhận ra vấn đề thì việc tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề chỉ có 29.3% trả lời đúng, còn đến 70.7% trả lời sai. Điều này cho thấy phần lớn sinh viên đã nhầm lẫn việc nhận ra vấn đề không phải là việc tìm hiểu thông tin mà là quá trình chủ thể xác định đó có phải là một vấn đề cần giải quyết hay không hay đơn thuần chỉ là một tình huống có thể cho qua đi theo một cách tự nhiên.

- Về thao tác lựa chọn phương án tối ưu, thao tác phân tích ưu và khuyết điểm

của từng phương án, chủ thể sẽ chọn phương án tốt nhất chỉ có 18.7% sinh viên trả lời đúng, với tỷ lệ trả lời sai đáng kể là 81.3%. Đây không phải là một đáp án hoàn toàn

sai nhưng chưa thật sự đầy đủ. Bên cạnh phân tích ưu và khuyết điểm của từng phương

án thì việc tìm hiểu những rủi ro của từng phương án, khi đó phương án tối ưu là phương án chứa đựng nhiều ưu điểm nhất, ít rủi ro nhất, phù hợp với hoàn cảnh và khả

107

năng thực thi của chủ thể. Chính vì vậy, ngay cả thao tác phương án tốt nhất là phương án chứa nhiều ưu điểm nhất chỉ có 34.7 % sinh viên trả lời đúng, có đến 65.3% trả lời sai vì họ bỏ qua yếu tố then chốt là phải phù hợp với hoàn cảnh và khả năng thực thi của chủ thể.

- Về thao tác đánh giá hiệu quả của vấn đề, thao tác vấn đề đã hoàn toàn được

giải quyết khi các bên đồng ý thỏa thuận đưa ra cũng chỉ có 43.1% trả lời đúng. Điều này đồng nghĩa với 56.9% sinh viên đồng ý thao tác này là thao tác đúng nhưng trên xét về mặt lý luận đây không phải là thao tác chính xác. Vấn đề hoàn toàn được giải quyết không đơn thuần là các bên đồng ý thoả thuận mà sau đó còn cả quá trình thực thi, theo dõi và đánh giá giải pháp.

Như vậy, nhận thức của sinh viên về các thao tác chính của kỹ năng giải quyết vấn đề chỉ ở mức trung bình, trong đó một số thao tác thuộc các giai đoạn nhận ra vấn đề, lựa chọn phương án tối ưu và đánh giá hiệu quả của vấn đề mức độ nhận thức của sinh viên thấp hơn các giai đoạn khác. Việc sinh viên hạn chế ở sự nhận thức này ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng. Kiểm nghiệm ANOVA nhằm so sánh nhận thức về những thao tác trong quá trình giải quyết vấn đề cho mức ý nghĩa là 0.86 > 0.05, cho phép kết luận không có sự khác biệt ý nghĩa trong mức độ nhận thức về nội dung này, sinh viên ở các khoa đều có điểm trung bình ứng với mức độ trung bình theo thang điểm chuẩn.

Bảng 2.14. So sánh nhận thức về những thao tác trong quá trình giải quyết vấn đề giữa các khoa

Thứ tự

Khoa Số lượng Điểm trung bình Mức ý nghĩa

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng (Trang 103 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)