Việt Nam thời gian qua
So với thị trường dịch vụ HCTL ở Việt Nam vừa mới được hình thành vào đầu những năm 1990, tổ chức HCTL vẫn chưa chuyên nghiệp, qui mô, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được yêu cầu thì trong hai thập niên vừa qua thị
trường dịch vụ HCTL đã có những tiến bộđáng kể, vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng.
Và thời kỳ những năm 2002-2008 được xem là thời kỳ phát triển đỉnh cao của thị
trường dịch vụ HCTL, số lượng HCTL tăng mạnh, đặc biệt là ở hai Thành phố
trung tâm TPHCM và Hà Nội, qui mô HCTL cũng được mở rộng đáng kể với cơ sở
vật chất được đầu tư hiện đại.
Tuy nhiên trong những năm gần đây (2010-2012), thị trường dịch vụ HCTL lại
đang có xu hướng chững lại và đi xuống. Số lượng HCTL giảm về qui mô lẫn số
doanh nghiệp đăng ký tham dự, nhiều HCTL được kết hợp lại tổ chức chung hoặc một số HCTL bị hủy do không đáp ứng được số lượng doanh nghiệp đăng ký. Các doanh nghiệp không tham dự hoặc nếu có tham dự HCTL thì số lượng hàng hóa trưng bày giảm, tham dự với tiêu chí duy trì khách hàng là chủ yếu chứ không mở
rộng được nhiều cơ hội kinh doanh.
Theo Ông Lê Văn Dũng phụ trách mảng HCTL, Cục xúc tiến thương mại cho biết phần lớn các doanh nghiệp tham gia HCTL tại Việt Nam là những doanh nghiệp
trong nước, trong tổng số các gian hàng tại HCTL thì 70% gian hàng là của các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ có khoảng 30% gian hàng là của các doanh nghiệp đến từ các nước trên thế giới. Lý do chủ yếu của vấn đề trên là do các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế về chi phí, không phải mất nhiều chi phí cho việc đi lại, sinh hoạt, vận chuyển hàng hóa trưng bày tại HCTL so với các doanh nghiệp nước ngoài. Cũng có trường hợp những công ty mẹ ở nước ngoài đứng ra đăng ký gian hàng tham dự HCTL nhưng để tiết kiệm chi phí họ sẽ ủy quyền cho công ty con, văn phòng đại diện của họ hay các đối tác tại Việt Nam cử nguồn lực và tham gia trưng bày hàng hóa. Tuy vậy trường hợp này ít phổ biến, do đó vấn đề đặt ra là cần làm như thế nào để có thể thu hút hơn nữa số lượng các công ty nước ngoài tham dự
HCTL tại Việt Nam, cần làm cho họ thấy rằng việc tham dự HCTL tại Việt Nam là hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn chi phí bỏ ra.
Ngoài ra một vấn đề cần quan tâm đối với thị trường dịch vụ HCTL tại Việt Nam hiện nay là mặc dù đã được đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ HCTL nhưng vẫn chưa tận dụng triệt để qui mô có hiệu quả, đơn cử như tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), nơi diễn ra phần lớn các HCTL có qui mô, mang tầm quốc tế tại TPHCM, với hai khu vực triển lãm, mỗi khu rộng 9.000 m2 với sức chứa khoảng 800-900 gian hàng mỗi khu nhưng đa phần những HCTL được tổ chức
ở đây, số lượng gian hàng đăng ký chỉ chiếm khoảng 600-700 gian hàng (chiếm 70%-80% năng suất), trong đó đối với các HCTL mang tính quốc tế mong đợi số
lượng các doanh nghiệp nước ngoài tham gia là chủ yếu thì hiện tại chỉ có khoảng 75%-80% số lượng doanh nghiệp nước ngoài đăng ký trong tổng số gian hàng (theo thống kê từ Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn - SECC).
Một trong những lý do dẫn đến tình trạng trên là do xu hướng chung của nền kinh tế
thế giới đang trong giai đoạn khó khăn, khủng hoảng, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2009, các doanh nghiệp sẽ rất cân nhắc khi đưa ra quyết định có tham gia một HCTL hay không đểđảm bảo về mặt chi phí.
Thêm vào đó Việt Nam được đánh giá là có nhiều đặc điểm tương đồng với nền kinh tế Thái Lan về vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa, tuy nhiên thị trường dịch vụ HCTL tại Việt Nam lại chưa phát triển mạnh như thị trường dịch vụ HCTL tại Thái Lan do đó mà các công ty nước ngoài khi muốn thăm dò, tìm hiểu mở rộng hoạt động kinh doanh vào thị trường Châu Á thông qua hoạt động HCTL thường ưu
tiên chọn thị trường Thái Lan hơn là Việt Nam, hoặc nếu có tham dự HCTL tại Việt Nam thì qui mô gian hàng cũng nhỏ hơn hay hàng hóa trưng bày (máy móc, trang thiết bị…) tại HCTL chỉ là sản phẩm thứ cấp do nhu cầu ở Việt Nam thường thấp hơn ở Thái Lan.
Ngoài ra do phần lớn, trên 70% các công ty nước ngoài tham dự HCTL tại Việt Nam là các công ty Trung Quốc trong khi Trung Quốc hiện đang đối mặt với nhiều sự cố về kinh tế và chính trị trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng (chất lượng hàng hóa Trung Quốc tại Việt Nam, tranh chấp địa lý với Việt Nam) do đó cũng ảnh hưởng không nhỏđến tình hình thị trường dịch vụ HCTL tại Việt Nam.
Ưu điểm và khuyết điểm của thị trường dịch vụ HCTL tại Việt Nam
Ưu điểm
- Thị trường dịch vụ HCTL tại Việt Nam vẫn còn mới và đầy tiềm năng để phát triển trong tương lai. Hơn nữa Việt Nam có lợi thế về diện tích, vị trí địa lý, tiềm năng phát tiển kinh tế sẽ thu hút được sự quan tâm đầu tư, tìm kiếm cơ hội kinh doanh của các công ty nước ngoài.
- Những nhà tổ chức HCTL tại Việt Nam ngày càng phát triển về qui mô, có tầm cỡ, bề dày kinh nghiệm trong kỹ năng tổ chức HCTL và có mối quan hệ rộng với các đối tác, các Hiệp hội ở các nước trên thế giới mang lại hiệu quả cao cho thị
trường dịch vụ HCTL.
- Thị trường dịch vụ HCTL đang nhận được sự quan tâm chú trọng phát triển của Chính Phủ, các Cục Xúc tiến thương mại, Trung tâm Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương, Sở Công thương vì những chức năng và vai trò mà nó mang lại cho các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam.
Khuyết điểm
- Mặc dù có nhiều lợi thế sẵn có nhưng các cấp có thẩm quyền và các chủ thể có liên quan chưa biết tận dụng các lợi thế đó một cách có hiệu quả để phát triển thị
trường dịch vụ HCTL tương xứng với tiềm năng.
- Vẫn còn tồn tại nhiều đơn vị tổ chức HCTL do mới bắt đầu, trình độ, kỹ năng còn kém hoặc chạy theo kinh doanh đơn thuần mà dành quá nhiều nhân lực, tâm lực cho
việc vận động các doanh nghiệp tham gia với mục tiêu chỉ để lấy đủ số gian hàng mà không chú trọng đến hiệu quả, chỉ chạy theo lợi nhuận thương mại trước mắt mà làm ảnh hưởng đến các yếu tố phát triển bền vững khác. Do đó cần phải có những
động thái chọn lọc những nhà tổ chức có chất lượng, uy tín thì mới tạo được niềm tin và thu hút các doanh nghiệp nước ngoài tham dự HCTL tại Việt Nam.
- Thị trường dịch vụ HCTL ở Việt Nam còn phụ thuộc vào phần lớn doanh nghiệp tham dự là các công ty từ Trung Quốc do đó dễ bị ảnh hưởng đến sự phát triển nếu Trung Quốc có những biến động. Cần phải đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, phổ biến rộng rãi thông tin của các HCTL lớn, có qui mô đến tay các doanh nghiệp nước ngoài, hiệp hội tại các nước để mở rộng, đa dạng hóa doanh nghiệp tại các nước trên thế giới đến tham dự HCTL ở Việt Nam.
- Qui định về luật pháp có liên quan đến hàng hóa cho HCTL còn chưa rõ ràng, ngày càng thắt chặt, tạo nhiều khó khăn cho các bên tham gia như Nghị định 32/2012/NĐ-CP mới ban hành (có hiệu lực từ ngày 01/06/2012) liên quan đến thủ
tục hải quan về qui trình xin giấy phép và thời gian kiểm tra văn hóa phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu kéo dài đến hơn 10 ngày làm ảnh hưởng đến kế hoạch vận chuyển hàng của các công ty nước ngoài tham dự HCTL. Cần xây dựng biểu thuế
nhập khẩu rõ ràng và hợp lý, đặc biệt là biểu thuế cho văn hóa phẩm (sách, tài liệu giới thiệu, quảng cáo của công ty), mặt hàng phổ biến mà các doanh nghiệp nước ngoài thường đem đến trưng bày, phân phát tại HCTL.
- Môi trường kinh doanh ở Việt Nam tuy có nhiều thuận lợi, theo Báo cáo "Môi trường kinh doanh 2011" do Ngân hàng Thế giới (WB) cùng Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) thực hiện, Việt Nam đứng thứ 78 trong bảng xếp hạng về mức độ
thuận lợi kinh doanh, tăng 10 bậc so với thứ hạng 88 của năm ngoái. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, Việt Nam vẫn xếp sau Singapore, Thái Lan và Malaysia do đó mà các doanh nghiệp nước ngoài vẫn ưu tiên tham dự HCTL tại các nước phát triển khác trong khu vực. Cần phải làm cho các doanh nghiệp nước ngoài thấy rằng mặc dù môi trường kinh doanh ở Việt Nam chỉ mới nổi, còn thua kém các nước trong khu vực nhưng vẫn mang lại nhiều cơ hội kinh doanh cho họ và dần
đang được hoàn thiện.
- Qui mô địa điểm tổ chức HCTL còn hạn chế, vẫn chưa mang tầm quốc tế so với các nước trong khu vực, nhiều HCTL có nội dung trùng lặp chung chung, nội dung
và tên không gắn với nhau. So với dịch vụ HCTL của các nước trong khu vực Châu Á thì Singapore hiện là nước đang dẫn đầu về lĩnh vực này, có khả năng tổ chức những HCTL mang tầm khu vực và quốc tế thu hút được số lượng lớn các công ty tham dự. Ngoài ra Thái Lan, Malaysia cũng là những nước có dịch vụ HCTL phát triển mạnh, qui mô HCTL, địa điểm tổ chức HCTL lớn hơn rất nhiều, gấp 5 đến 6 lần so với ở Việt Nam. Với tình hình phát triển như hiện nay, thị trường dịch vụ
HCTL ở Việt Nam cần phải có những cải tiến đáng kể hơn nữa, đặc biệt về cơ sở hạ
tầng thì mới có cơ hội bắt kịp được sự phát triển của các nước trong khu vực.
Tóm tắt chương: Chương 2 đã liệt kê sơ lược quá trình hình thành và phát triển,
đặc điểm của thị trường dịch vụ HCTL tại Việt Nam từ khi mới bắt đầu phát triển cho đến giai đoạn hiện nay. Người đọc đã hiểu rõ hơn về thị trường dịch vụ này, biết được ưu điểm, nhược điểm, vị thế cạnh tranh của thị trường so với các quốc gia khác trong cùng khu vực. Thị trường dịch vụ HCTL tại Việt Nam tuy còn non trẻ
nhưng đầy tiềm năng, đóng góp vai trò to lớn, mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho các chủ thể tham gia và còn góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế, do vậy việc hiểu rõ về tình hình thực tế thị trường để có thểđề ra các giải pháp khả thi nâng cao vị thế của thị trường là hết sức cần thiết.
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 2 đã giới thiệu cho người đọc tổng quan thị trường dịch vụ HCTL tại Việt Nam thời gian qua, từđó đánh giá tình hình phát triển, nêu ra những ưu điểm cần phát huy cũng như những nhược điểm, yếu kém cần khắc phục để thỏa mãn tốt hơn các đối tượng khách hàng, nhất là đối với khách hàng nước ngoài tham gia HCTL ở
Việt Nam. Đây sẽ là căn cứ quan trọng trong việc hiệu chỉnh mô hình lý thuyết phù hợp hơn cho việc nghiên cứu đề tài luận văn sẽđược trình bày trong chương 3 tiếp theo.