Các nhà tổ chức Hội chợ, Triển lãm tại Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THỎA MÃN CỦA CÁC CÔNG TY NƯỚC NGOÀI KHI THAM DỰ HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 31)

Từ sau Đại hội Đảng VI, Việt Nam tiến hành đổi mới kinh tế theo hướng xây dựng nền kinh tế thị trường, một nền kinh tế mởđang dần được hình thành và phát triển, nhà nước cũng quan tâm hơn đến việc thiết lập những cầu nối tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước được hợp tác cùng nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm và mở rộng mối giao lưư kinh tế. Chính phủ đã cho phép thành lập các công ty và trung tâm chuyên sâu vào lĩnh vực tổ chức các HCTL như Công ty quảng cáo và hội chợ thương mại Việt Nam (VINEXAD), Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam (VEFAC), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ... đã tổ chức rất nhiều các cuộc HCTL thành công tốt đẹp, mang lại những kết quả khả quan.

Theo nghị định 32CP ngày 05/05/1999, các tổ chức hội tụ đủ ba điều kiện cơ bản sau được phép tổ chức HCTL:

Được thành lập theo qui định của pháp luật.

Là doanh nghiệp hoạt động độc lập và chuyên kinh doanh HCTL.

Không có hoạt động mua bán hàng hoá trừ việc mua bán các thiết bị, vật tư

2.1.2.1 Các nhà tổ chức HCTL lớn chủ yếu hiện nay tại Việt Nam

Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC)

Với tư cách là nhà tổ chức, nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực hội chợ triển lãm, sở hữu một cơ sở vật chất có lợi thế lớn về diện tích, vị trí nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, VEFAC luôn khẳng định vị thế và uy tín hàng

đầu của mình thông qua việc tổ chức thành công các cuộc triển lãm, hội chợ và sự

kiện lớn tầm cỡ Quốc gia và quốc tế.

Tiền thân là Khu Triển lãm Giảng Võ, thành lập năm 1974 với nhiệm vụ là tổ chức triển lãm thành tựu kinh tế - kỹ thuật của đất nước, các sự kiện văn hóa, xã hội của thủ đô Hà Nội và các Bộ, ngành Trung ương, Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC) đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển, với các tên gọi: Khu Triển lãm Giảng Võ (1974- 1978), Khu Triển lãm Trung ương (1979 - 1982), Trung tâm Triển lãm thành tựu Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam (1982 - 1985), Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (1985 - 1989), và từ ngày 18/01/1989 mang tên Trung tâm Hội chợ Triển

lãm Việt Nam (VEFAC).

Trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển, với nhiều lần thay đổi tên gọi để đáp

ứng với nhiệm vụ qua từng thời kỳ của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước nhưng cái tên "Triển lãm Giảng Võ" luôn là địa chỉ thân thuộc của mỗi người dân Hà Nội, Việt Nam và bạn bè quốc tế. Với lợi thế về địa điểm, tọa lạc trên khu đất rộng gần 7 hecta, tại trung tâm thủ đô Hà Nội, sở hữu cơ sở vật chất gồm 3 nhà trưng bày (tổng diện tích gần 10.000m2), 3 nhà hội thảo cùng hệ thống cơ sở hạ

tầng hoàn chỉnh, có thể tổ chức những cuộc triển lãm có quy mô tầm cỡ quốc tế

hoặc cùng lúc tổ chức nhiều sự kiện khác nhau. VEFAC luôn là sự lựa chọn số 1 để

tổ chức các cuộc hội chợ, triển lãm, sự kiện lớn tại Việt Nam, là cầu nối quan trọng giữa các nhà đầu tư, kinh doanh trong và ngoài nước với thị trường Việt Nam cũng như giới thiệu hình ảnh Việt Nam với thế giới.

Trong gần 40 năm xây dựng và phát triển, VEFAC đã tổ chức thành công hàng trăm sự kiện lớn như: Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội của Việt Nam, triển lãm truyền thống về thành tựu của các ngành Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Xây dựng, Thông tin & Truyền thông, Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, SEAGAME, INDOORGAMES, Hội Thi Tay nghề ASEAN...

Công ty quảng cáo và hội chợ thương mại Việt Nam (VINEXAD)

Được thành lập từ năm 1975, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Bộ Thương Mại. VINEXAD là một công ty lớn, chuyên cung cấp các dịch vụ quảng cáo và triển lãm thương mại tại VN và nước ngoài. Công ty này không có cơ sở vật chất nên thường phải liên kết phối hợp với VEFAC để sử dụng mặt bằng và cơ sở vật chất cuả đơn vị này.

Vinexad là nhà tổ chức các Hội chợ lớn mang tầm Quốc gia tại Việt Nam: - Hội chợ Quốc tế Du lịch Việt Nam – VITFA 1996 và 2005 và ITE TP. Hồ Chí Minh từ 2006 đến nay.

- Hội chợ thương mại Quốc tế Asean – ATF 2004 tại Hà Nội.

- Diễn đàn Triển lãm Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam–Vietnam For Invest’ 96, 2005

- Triển lãm nước ngoài tại Việt Nam: Nhật Bản, Angieri, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonexia…

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Là một tổ chức phi chính phủ, hiệp hội các nhà sản xuất và kinh doanh. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam được thành lập năm 1963, đã giữ một vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Nhiệm vụ chính của phòng là xúc tiến các quan hệ thương mại, kinh tế khoa học kỹ thuật Việt Nam và nước ngoài, giúp các nhà sản xuất kinh doanh Việt Nam và nước ngoài thiết lập mối quan hệ kinh tế . Một trong những chức năng cơ bản của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam là tổ chức HCTL, chủ yếu là làm đầu mối dẫn các doanh nghiệp Việt Nam đi tham gia hội chợ ở nước ngoài và đưa các thương nhân nước ngoài vào tham gia HCTL do Việt Nam tổ chức, nhưng tư cách là một tổ chức hỗ

trợ kinh tế, điều này khác với việc cung cấp dịch vụ HCTL của VINEXAD là một hoạt động mang tính kinh doanh.

2.1.2.2 Một số kinh nghiệm về việc tổ chức Hội chợ, Triển lãm

Những năm trước đây Việt Nam chưa thực sự hoà đồng vào các hoạt động kinh tế

thế giới, trong đó có cả vấn đề tổ chức HCTL, chỉ dựa vào những suy nghĩ chủ quan của mình mà không căn cứ vào yêu cầu khách quan của các doanh nghiệp và thông lệ quốc tế, do vậy các doanh nghiệp trên thế giới rất ngại tham gia HCTL Việt Nam.

Nhưng những năm gần đây trong điều kiện đổi mới kinh tế, do đòi hỏi của thực tiễn, do được tiếp xúc nhiều, được tiếp cận với những tổ chức chuyên môn làm hội chợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quốc tế, chúng ta đã rút ra được nhiều kinh nghiệm và đã tổ chức được các hội chợ

phù hợp với thông lệ quốc tế.

Về không gian

Hội chợ quốc tế phải tổ chức tại những trung tâm giao lưu thương mại lớn, các thành phố chiến lược về kinh tế, nơi tập trung đầu mối hàng hoá trong toàn khu vực hay cả nước, thuận tiện về giao thông như sân bay bến cảng, đường sắt, đường bộ

...Tất cả những hội chợ đều được đặt hoặc là ở khu công nghiệp hay thương mại phát triển hoặc là đầu mối giao lưu quốc tế.

Ở Việt Nam Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là nơi hội tụ đủ những yếu tố trên nên phần lớn các cuộc hội chợ quốc tế được diễn ra ở đây. TPHCM có hai địa điểm tổ chức HCTL chính Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Tân Bình (TBECC) và Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), tại Hà Nội hai địa

điểm tổ chức HCTL chính là Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC) và Trung tâm triển lãm quốc tế Hà Nội (ICE).

Về thời gian

- Thời điểm: Hội chợ thường diễn ra vào các thời điểm thích hợp, thường là vào mùa xuân hoặc mùa thu đây là thời điểm thích hợp để các doanh nhân tiến hành tham gia hội chơ, nắm thông tin Marketing cho cả năm sau để thực hiện sản xuất kinh doanh theo dựđịnh. Tham gia hội chợ mùa xuân các doanh nhân có thông tin

để dự báo về nhu cầu thị trường quốc nội và quốc tế trong cả năm. Với hội chợ mùa thu họ thu thập thông tin cho cả năm sau, đồng thời thông qua ý kiến khách hàng để

cải tiến và sáng tạo ra những sản phẩm mới nhằm tung ra thị trường vào mùa xuân năm sau.

- Thời lượng: hội chợ chỉ nên diễn ra ngắn ngày, có thể trong phạm vi từ 4 đến 10 ngày, trung bình là 5 đến 6 ngày. Sở dĩ hội chợ chỉ nên diễn ra ngắn ngày như vậy là vì: các doanh nhân thường rất quý thời gian vì vậy họ không thể tham dự những cuộc HCTL kéo dài hàng tháng. Hơn nữa, lưu trú lại trong một thời gian dài rất tốn kém về chi phí, do đó khi mục tiêu đã đạt được, tức là hợp đồng đã được ký kết hoặc những thông tin cần thiết đã được thu thập, thì việc tiếp tục tham dự Hội chợ

kéo dài là không cần thiết và không hiệu quả, thậm chí có thể gây thiệt hại cho họ vì không kịp triển khai các công việc phát sinh.

Phương pháp tổ chức và thiết kế tổng thể

Trước đây khi Việt Nam chưa có kinh nghiệm về tổ chức hội chợ quốc tế, không có thiết bị hiện đại, các doanh nghiệp tham gia tham gia hội chợ rất e ngại vì tốn nhiều thời gian, tiền bạc và công sức vào việc chuẩn bị một gian hàng, trang trí gian hàng của mình. Sau khi học tập kinh nghiệm của các hội chợ quốc tế, chúng ta đã có phương pháp tổ chức và thiết kế mẫu tổng hợp, đồng bộ và chuyên nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện rất nhiều để thu hút các doanh nghiệp tham gia. Phương pháp tổ chức và thiết kế hội chợ hiện đại là phân chia mặt bằng trưng bày ra thành từng khu vực theo ngành hàng, theo lãnh thổ quốc gia, theo Hiệp hội, các gian hàng được lắp ráp đồng loạt bằng hệ thống khung nhôm, vách ngăn bằng gỗ dán phoocmica, mỗi diện tích tiêu chuẩn là 9m2 (3x3 m). Mỗi đơn vị tham gia có thể

thuê một hoặc nhiều gian hàng tùy thuộc vào qui mô. Trong mỗi gian tiêu chuẩn sẽ

có sẵn bàn nghế, thảm trải, ổ cắm... Ngoài ra tuỳ theo nhu cầu mà các đơn vị tham gia có thể thuê thêm quạt, tivi, tủ lạnh, đầu video...

Việc tổ chức và thiết kế các gian hàng trưng bày hội chợ hiện đại, đầy đủ dịch vụ

cung ứng sẽ tạo tâm lý thoải mái cho doanh nghiệp tham gia hội chợ. Mặt khác bộ

mặt của hội chợ có dáng vẻ hiện đại cũng tạo niềm tin cho các doanh nghiệp nước ngoài đến giao dịch trong quá trình mua bán.

Tổ chức hội thảo và những hoạt động phụ trợ

Tổ chức hội thảo trong khoảng thời gian diễn ra hội chợ là một hoạt động hỗ trợ

nhưng không kém phần quan trọng bởi vì qua hội thảo, những chủ doanh nghiệp hay nhà đầu tư có điều kiện giới thiệu hàng hoá, công nghệ của công ty mình hoặc có thể nhận được thông tin cần thiết .

Những hoạt động phụ trợ trong thời gian diễn ra hội chợ như các hoạt động văn hoá văn nghệ, du lịch danh lam thắng cảnh, tham quan sản xuất, khảo sát thị trường hay tổ chức tiếp xúc với các cán bộđịa phương ... cũng là những hoạt động cần thiết để

tăng thêm sức hấp dẫn, sự bổ ích và tăng khả năng ký kết được các hợp đồng kinh tế

Tuỳ mỗi nước, đặc tính của mỗi HCTL được tổ chức mà có cách vận dụng, thiết kế

HCTL hiện đại, chuyên nghiệp và có hiệu quả nhưng mục đích cuối cùng vẫn là làm sao để tăng được tính hấp dẫn của doanh nghiệp đối với HCTL nhằm đạt được kết qủa cao nhất, mà trong đó việc tạo điều kiện thuận lợi thoải mái, tâm lý dễ chịu, hài lòng cho khách hàng là một trong những chú ý hàng đầu của các nhà tổ chức HCTL.

2.1.3 Các qui định v lut pháp liên quan

Khi nước chủ nhà tổ chức HCTL là mong muốn các thương nhân và nhà sản xuất nước ngoài tiến vào thị trường trong nước, mua bán sản phẩm hoặc đầu tư, tạo điều kiện giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường. Vì vậy nước chủ nhà trên ai hết phải tạo mọi điều kiện hết sức thuận lợi nhất là về mặt pháp lý để có thể thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký tham gia HCTL tại nước mình.

Hệ thống thủ tục hải quan phục vụ cho hàng hóa của HCTL phải có sự giải quyết nhanh nhất, thông thoáng và ưu tiên nhất cho doanh nghiệp tham gia HCTL có hàng kịp trưng bày trong HCTL. Phải có chế độ ưu đãi hoặc miễn thuế cho hàng hóa tham gia HCTL, hàng hóa dành làm quà tặng, quà lưu niệm tại HCTL. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các qui định về HCTL tại Việt Nam được thể hiện chi tiết trong Luật Thương Mại 2005 (Chương 5: Xúc tiến thương mại, Mục 4: Hội chợ, triển lãm thương mại), Nghịđịnh số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006, Thông tư 07/2007/TTLT- BTM-BTC, Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 2006, Thông tư số

04/2006/TT-BTM ngày 06 tháng 4 năm 2006 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Việc tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hàng hoá để tham gia HCTL được thực hiện theo các quy định tại Luật Thương mại, Nghịđịnh số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về

hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài và Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06 tháng 4 năm 2006 hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2.2 Tình hình phát triển của thị trường dịch vụ Hội chợ, Triển lãm tại Việt Nam thời gian qua Nam thời gian qua

Nhà nước Việt Nam ta hiện nay đã thực sự quan tâm đến việc tổ chức hoạt động HCTL và đổi mới phương thức hoạt động để phù hợp với tình tình hình mới. So với

đầu những năm 90, mỗi năm nước ta chỉ tổ chức khoảng 10 hội chợ, trong những năm gần đây bình quân mỗi năm có khoảng 200 hội chợ lớn nhỏ. Ta có thể thấy hơn 20 năm, qui mô số lượng HCTL cũng tăng lên gấp 20 lần chứng tỏ rằng HCTL đã trở thành một hoạt động quan trọng và quen thuộc trong đời sống kinh tế của đất nước. Và trong hai, ba năm gần đây số lượng HCTL tăng trung bình 30-35%/năm. Số nhà tổ chức HCTL cũng tăng mạnh, từ chỗ chỉ có vài doanh nghiệp có khả năng tổ chức HCTL tới nay trên cả nước có khoảng 120 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có chức năng kinh doanh HCTL. Phần lớn HCTL diễn ra chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM (chiếm 85% tổng số hội chợ trên phạm vi cả nước).

Bảng 2.1: Số lượng HCTL trong 3 năm gần đây (2010-2012)

Năm Số lượng HCTL Tỷ lệ gia tăng (%)

2010 200

2011 263 31,5

2012 355 34,9

“Nguồn: Cục xúc tiến thương mại”

HCTL ngày nay không chỉ phong phú về số lượng mà còn đa dạng về loại hình và diễn ra ở mọi địa phương trong cả nước, mở rộng ra cả nước ngoài, các hoạt động bên trong HCTL cũng được sáng tạo đa dạng, trong khuôn khổ HCTL còn có các buổi toạ đàm, các buổi hội thảo, nhiều hoạt động như vui chơi, thời trang, chương trình tư vấn tiêu dùng giải đáp những thắc mắc trong từng lĩnh vực cụ thể, khuyến mãi hấp dẫn của từng doanh nghiệp...

Ngoài ra chủ đề tổ chức HCTL cũng ngày càng phong phú hơn với nhiều ngành nghề không chỉ dừng lại ở các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, HCTL còn đẩy mạnh trong lĩnh vực ngành hàng máy móc, đóng gói và cả du lịch cũng như phong phú trong các loại hình HCTL:

Hội chợ triển lãm tổng hợp

Tại HCTL này được trưng bày tổng hợp các mặt hàng tiêu dùng ,hàng công nghiệp, các dây chuyền công nghệ , hoặc có thể là dự án đang kêu gọi đầu tư, các HCTL này thường có qui mô quốc tế. Ví du : “Hội chợ quốc tế thương mại” do VINEXAD tổ chức hàng năm vào tháng 4 tại trung tâm triển lãm Giảng Võ Hà Nội, “Triển lãm Quốc tế về Công nghệ xử lý, chế biến và đóng gói bao bì – Propak Vietnam” được

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THỎA MÃN CỦA CÁC CÔNG TY NƯỚC NGOÀI KHI THAM DỰ HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 31)