Tăng cường công tác thẩm định và định giá tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM.PDF (Trang 81)

- Tiếp tục khuyến khích việc thực hiện bảo đảm tín dụng bằng tài sản tự có của khách hàng, tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay, bảo lãnh… Vì, khi đó sẽ khích lệ và gắn được trách nhiệm của khách hàng trong quá trình sử dụng vốn vay.

- Khi đánh giá tài sản đảm bảo cần có sự đánh giá chéo và thật kỹ lưỡng sao cho tài sản luôn phải đảm bảo đủ vai trò của tài sản bảo đảm (như: giá trị tài sản như thế nào trong tương lai, hay tài sản bảo đảm phải có thị trường tiêu thụ…).

3.2. MT S KIN NGHỊĐỐI VI CÁC BÊN LIÊN QUAN 3.2.1. Kiến ngh vi Chính Ph

Chính phủ quản lý vĩ mô nền kinh tế thông qua pháp luật, các chính sách mà NHTM lại là một chủ thể kinh tế nên chịu ảnh hưởng nhất định của sự quản lý này. Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng Chính phủ cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động một cách lành mạnh, nghiêm túc. Cụ thể là:

- Chính phủ cần chỉđạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chếđộ kế toán theo đúng quy định của Nhà nước, bên cạnh đó ban hành quy chế bắt buộc kiểm toán và công khai quyết toán của doanh nghiệp. Tạo hệ thống trong việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua đó hạn chế, phòng ngừa rủi ro. Hơn nữa tạo điều kiện cho các ngân hàng đánh giá đúng sức mạnh tài chính của doanh nghiệp có dự án cần vay vốn. Điều này có tác dụng giúp ngân hàng có được những số liệu chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm cơ sở thẩm định doanh nghiệp nói riêng và thẩm định toàn bộ phương án đầu tư nói chung.

- Chính phủ cần có thái độ dứt khoát sắp xếp lại các doanh nghiệp chỉ cho tồn tại những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, những doanh nghiệp thật sự cần thiết, tạo điều kiện nâng cao chất lượng thẩm định. Đối với những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả thì Chính phủ nên quyết định giải thể hoặc sáp nhập vào các doanh nghiệp khác làm ăn có hiệu quả hơn. Đặc biệt Chính phủ cần có quy định nghiêm

khắc hơn nữa đối với các doanh nghiệp cố ý lừa đảo để chiếm dụng vốn của ngân hàng.

- Chính phủ cần có nhiều chính sách hơn nữa để hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn duy trì sản xuất trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng toàn cầu, các doanh nghiệp phải đối diện với nhiều khó khăn. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp mạnh dạn vay vốn, yên tâm phát triển sản xuất, đảm bảo đời sống việc làm cho người lao động.

- Chính phủ cần sắp xếp lại toàn bộ chính sách đối với doanh nghiệp, lọc ra cái nào đã đi vào cuộc sống, cái nào cần phải loại bỏ và cái nào cần phải thực hiện. Tránh những chồng chéo trong hệ thống pháp luật gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp.

3.2.2. Kiến ngh vi NHNN

3.2.2.1. Xây dng hoàn thin hành lang pháp lý, to môi trường thông thoáng và an toàn cho hot động tín dng

- NHNN cần phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng các văn bản, quy phạm dưới luật (như Nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn…) trong đó hướng dẫn cụ thể hơn nữa về luật ngân hàng, đặc biệt là những điều thấy còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ ngân hàng trong công tác thẩm định, NHNN cần có quy định cụ thể về công tác thẩm định, về quyền hạn và trách nhiệm của các cán bộ khi thực hiện thẩm định.

- Nên xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tránh trường hợp ban hành một chính sách mới để sửa đổi chính sách cũđiều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thích ứng.

- Nhanh chóng hoàn chỉnh và ổn định chính sách vĩ mô góp phần làm thông thoáng nền kinh tế, tạo cơ sở cho sự ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng.

3.2.2.2. Tăng cường hiu qu hot động ca Trung tâm thông tin tín dng

Trong quá trình thẩm định, thông tin là vấn đề rất cần thiết và quan trọng. NHNN là đầu mối thu thập thông tin và cung cấp cho các NHTM, giúp họ có nhận

định đúng, chuẩn xác, có cơ sở thẩm định trước khi tài trợ vốn cho các doanh nghiệp. Cần thiết phải cải tiến cơ chế làm việc của trung tâm này như sau:

- Thứ nhất, bắt buộc NHTM thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia vào CIC như: cung cấp thường xuyên, kịp thời các biến động về số dư (tiền gửi, tiền vay) của khách hàng, đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật, chính xác; cung cấp hồ sơ kinh tế doanh nghiệp đầy đủ, thường xuyên và định kỳ đảm bảo có thể phân tích được tình hình tài chính, đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thứ hai, đa dạng hóa thông tin đầu ra, thực hiện các nghiệp vụ phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tài sản thế chấp. Đánh giá khách hàng theo các chỉ tiêu dư nợ, về quan hệ tín dụng, từđó có được thông tin đầu ra chất lượng, phục vụ tích cực cho công tác thẩm định, góp phần nâng cao chất lượng thẩm định.

Nhằm nâng cao trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin cũng như chất lượng các nguồn thông tin, cần thành lập những công ty tư vấn chuyên mua, bán thông tin. Tách biệt vai trò quản lý Nhà nước, của ngân hàng và vai trò kinh doanh thông tin tín dụng của các công ty tư vấn.

Bên cạnh đó, NHNN cần phải có sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ với các Bộ ngành liên quan để xây dựng hệ thống tiêu thức và phân loại doanh nghiệp thống nhất. Từ đó mới thiết lập được các quan hệ ràng buộc vào chế độ ưu đãi, cho vay hợp lý đối với các doanh nghiệp. Tránh tình trạng cùng một doanh nghiệp nhưng các ngân hàng lại xếp loại khác nhau gây khó khăn cho công tác thẩm định, xét duyệt cho vay vốn đầu tư cũng như công tác quản lý.

Ngoài ra, NHNN cần phải giảm giá thông tin hợp lý hơn để khuyến khích các NHTM mạnh dạn khai thác thông tin bằng các nguồn khác như : ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hỗ trợ của quốc tế (nếu có), nhằm giảm áp lực tài chính cho NHTM vốn rất cần thông tin với số lượng lớn. Thiết nghĩ nguồn thông tin chính mà

CIC có được là do NHTM cung cấp một cách miễn phí, nên khi NHTM cần, NHNN quy định giá cảở mức chấp nhận được cũng là điều hợp lý.

3.2.2.3. Có chính sách ch trương nhm phát trin h thng công ty thông tin tín dng tư nhân

Hiện nay, nhu cầu thông tin khách hàng của các NHTM rất lớn và đa dạng hơn nhiều so với nghiệp vụ của một trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Các NHTM không chỉ muốn thông tin về vay trả nợ của khách hàng mà còn muốn biết mức độ tín nhiệm khách hàng đến đâu. Thực tế, trong một quy trình cho vay đối với một khách hàng, nhất là phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ và thế nhân, các ngân hàng phải đổ công sức vào đó rất nhiều để có được thông tin cần thiết về khách hàng. Chính vì vậy, NHNN cần tạo điều kiện để phát triển các Trung tâm thông tin tín dụng tư nhân nhằm tạo sự cạnh tranh, sự chia sẽ hợp lý trên thị trường thông tin tín dụng.

3.2.3. Kiến ngh vi khách hàng vay vn

Khách hàng muốn nhanh chóng nhận được vốn vay của mình thì cần có sự hợp tác nhất định với ngân hàng. Vì vậy ban lãnh đạo doanh nghiệp cần nâng cao trình độ của mình, có nhận thức đúng đắn về Báo cáo tài chính từ đó có sự đầu tư vào việc tạo nguồn thông tin minh bạch về doanh nghiệp của mình.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh tốt, có khả năng thực hiện mang lại lợi nhuận cao nhưng do trình độ chuyên môn, khả năng lập dự án của đội ngũ quản lý và lãnh đạo còn hạn chế dẫn đến phương án, dự án sản xuất kinh doanh được xây dựng ít khả thi và thiếu tính thuyết phục để ngân hàng có thể quyết định cho vay. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do các phương án được xây dựng sơ sài, thiếu tài liệu chứng minh do thường mua bán không có hợp đồng kinh tế, khi thanh toán tiền hàng cũng ít sử dụng hóa đơn, chứng từ nên ngân hàng khó có cơ sở đểđánh giá và thẩm định cho vay mặc dù trên thực tế, đơn vị làm ăn có uy tín, hiệu quả. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nâng cao khả năng nghiên cứu thị trường, từđó lập phương án vay một cách khả thi, có tính thuyết phục đối với ngân hàng.

Ì cacnf

Kết lun chương 3

Trong chương 3, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) và những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với hệ thống NHTM.

Để thực hiện được tốt công tác thẩm định tín dụng tại các ngân hàng, bên cạnh các vấn đề về chính sách, định hướng tín dụng, nguồn thông tin, quy trình và bộ máy cấp tín dụng, kiểm tra kiểm soát,… theo tác giả vấn đề cốt lõi để thực hiện tốt công tác thẩm định tín dụng chính là vấn đề quản trị nhân sự, trong đó quan trọng nhất là các khâu tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, bố trí cán bộ và hệ thống kiểm tra giám sát việc thực thi công việc của mỗi cá nhân trong bộ máy cấp tín dụng.

KT LUN

Có thể nói chất lượng thẩm định tín dụng luôn là yếu tố trọng tâm, có tính chất quyết định tới chất lượng tín dụng nói riêng cũng như hiệu quả kinh doanh của một Ngân hàng nói chung, khi mà hoạt động cho vay hiện nay vẫn chiếm tới hơn 80% hoạt động kinh doanh tiền tệ. Bởi lẽ những sơ suất trong công tác thẩm định có thể dẫn đến những sai lầm lớn trong các quyết định cho vay cuối cùng.

Hiện nay, công tác thẩm định cho vay tại hệ thống NHTMCP Quốc tế Việt Nam đang là mối quan tâm hơn bao giờ hết, bởi chất lượng thẩm định đang là vấn đề nhức nhối đối với các nhà quản lý cùng với tỷ lệ nợ xấu tăng cao, tình trạng không tuân thủđúng quy trình thẩm định cho vay cũng như hàng loạt các vấn đề khác mà chất lượng thẩm định tín dụng là nguyên nhân sâu xa.

Nâng cao chất lượng thẩm định là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện mở rộng quy mô tín dụng một cách an toàn, hiệu quả. Song việc nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao công tác thẩm định là một vấn đề có phạm vi rộng lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, đồng thời là công việc đòi hỏi có thời gian lâu dài. Đề tài đã chỉ ra những mặt được: Tổ chức công tác thẩm định được thực hiện tương đối chặt chẽ, Kỹ thuật thẩm định đã từng bước được hoàn thiện, Nội dung thẩm định tương đối linh hoạt, Lực lượng cán bộ thẩm định có trình độ từ Đại học trở lên tương đối cao,Thời gian thực hiện thẩm định tuân thủ đúng quy định… cũng như những mặt chưa được: Công tác tổ chức thẩm định chưa hoàn thiện, Quy trình thẩm định cho vay chưa hoàn chỉnh, Nội dung thẩm định chưa đầy đủ, Chất lượng công tác thẩm định không đồng đều trong toàn hệ thống,... trong công tác thẩm định tín dụng tại NHTMCP Quốc tế Việt Nam. Đồng thời trong phạm vi luận văn của mình, tác giả cũng nêu ra một số giải pháp và kiến nghị cấp thiết nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định đối với các ngân hàng nói chung cũng như trong hệ thống NHTMCP Quốc tế Việt Nam.

TÀI LIU THAM KHO

1. Lê Hồ An Châu, Ngô Vi Trọng (2010), Thông tin đối vi quá trình tín dng – Thc trng và gii pháp, Học viện Ngân hàng.

2. Hồ Diệu (2001), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê

3. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Nghiệp v Ngân hàng thương mi, Nhà xuất bản Thống kê.

4. Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp v Ngân hàng hin đại, Nhà xuất bản Thống kê.

5. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tín dng và thm định tín dng, Nhà xuất bản Tài chính.

6. Nguyễn Đình Thiện (2010), Xây dng chiến lược ri ro tín dng cho VIB,

Đại học Kinh tế.

7. Nguyễn Hữu Nghĩa (2012), Thc trng n xu ca các T chc tín dng hin nay, Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam

8. Lê Quỳnh Trâm (2011), Giải pháp nâng cao hiu qu hot động kinh doanh ca NHTMCP Quc tế Vit Nam, Đại học Kinh tế.

9. Hồ Tuấn Vũ (2011), Kinh nghiệm phát trin h thng thông tin tín dng trên thế gii và bài hc cho Vit Nam, Đại học Duy Tân.

10.Sổ tay tín dụng Ngân hàng Công thương Việt Nam 11.Sổ tay tín dụng Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam 12.Báo cáo tài chính VIB năm 2009, 2010, 2011

PH LC

1. Tóm tt các s kin ni bt ca VIB

- Năm 1996: Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam được thành lập.

- Năm 2003: Tái cơ cấu Ngân hàng theo chiến lược kinh doanh giai đoạn 2003- 2007.

- Năm 2005: Nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” - Năm 2006: Nhận giải thưởng “Nhãn hiệu cạnh tranh nổi tiếng”

Thành lập Trung tâm Thẻ VIB

Triển khai thành công Dự án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng Thành viên chính thức của tổ chức Thẻ quốc tế VISA, MasterCard Hệ thống ATM đi vào hoạt động

- Năm 2007: Đứng thứ ba trong 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam Được Hãng tin quốc tế Bloomberg lựa chọn là 1 trong 10 Ngân hàng yết giá đại diện cho thị trường tài chính Việt Nam.

- Năm 2008: Được bầu chọn là Ngân hàng có dịch vụ được hài lòng nhất trong năm 2008 do độc giả Sài Gòn Tiếp Thị bầu chọn

Nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” lần thứ 4 liên tiếp Ra mắt Dịch vụ Ngân hàng trực tuyến VIB 4U

- Năm 2009: Bắt đầu triển khai Chiến lược kinh doanh 2009 – 2013 Triển khai chương trình Tái định vị thương hiệu

Xây dựng Hệ thống xếp hạng chấm điểm nội bộ - Năm 2010: Ký kết hợp tác chiến lược với CBA

Thành lập Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản VIB (AMC) Chính thức tăng vốn Điều lệ lên 4.000 tỷđồng.

- Năm 2011: Nhận cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước, Cờ thi đua của Chính phủ Nhận giải “Ngân hàng thanh toán xuất sắc” lần thứ 8 của Citigroup Cổđông chiến lược CBA tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại VIB lên 20%

2. B máy cho vay ti VIB

Bộ máy cho vay là hệ thống các chức danh và cơ quan của một NHTM được hình thành nhằm mục đích tham gia vào quá trình thẩm định, quyết định cho vay, theo dõi khách hàng vay và thu hồi nợđối với khách hàng.

Hình 1: Sơđồ Bộ máy cho vay tại VIB

HĐQT có quyền bổ nhiệm/miễn nhiệm các lãnh đạo cao cấp của VIB: Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc/Phó Giám đốc Khối, Giám đốc/Phó Giám đốc Vùng và các chức danh tương đương.

2.2. Phòng kim toán ni b:

Giúp việc cho Ban kiểm soát, HĐQT trong việc giám sát hoạt động của hệ thống VIB; Phối hợp với Phòng pháp chế và giám sát tính tuân thủ pháp luật của các quy trình, quy định do VIB ban hành;

2.3. y ban qun lý ri ro:

Quyết định thành lập và giải thể các cấp phê duyệt khác; Bổ nhiệm/miễn nhiệm Chủ tịch/Phó Chủ tịch UBTD; Định hướng về phê duyệt tín dụng cho các cấp phê duyệt; Phê duyệt các khoản cấp tín dụng, đầu tư vượt quá thẩm quyền của UBTD;

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM.PDF (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)