Tình hình phát triển của VIB qua 15 năm

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM.PDF (Trang 42)

Năm 1996 là giai đoạn VIB bắt đầu đi vào hoạt động giữa lúc nền kinh tế trong nước đang chuyển đổi qua nền kinh tế thị trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ năm 1997, các quy định về hoạt động ngân hàng vẫn chưa được thể chế bằng các quy định cụ thể. Vì vậy, từ năm 1996 đến năm 2000, VIB chỉ tập trung vào việc xây dựng cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động, quy mô hoạt động của VIB chủ yếu tại hội sở chính tại Hà Nội.

Từ năm 2001 đến năm 2005, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và ngành ngân hàng Việt Nam, VIB bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh ra khỏi địa bàn Hà Nội để xây dựng mạng lưới chi nhánh. Cơ cấu tổ chức, các văn bản hướng dẫn, quy trình quy chế nội bộ dần được hoàn thiện, bộ máy nhân sự căn bản được ổn định, thương hiệu VIB bắt đầu được nhiều người biết đến. Mặc dù có những khó

khăn nhất định nhưng từ năm 2001 mức lợi nhuận hơn 10 tỷđồng thì đến năm 2005 VIB đã đạt mức lợi nhuận là 95 tỷ đồng, tổng tài sản từ mức 1.266 tỷđồng đã vươn tới gần 9.000 tỷđồng, tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản đạt hơn 150%.

Giai đoạn 2006-2009, VIB triển khai hàng loạt dự án quan trọng như Dự án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng bằng việc triển khai hệ thống Ngân hàng Đa năng Symbol do hãng System Access (Singapore) cung cấp, là thành viên chính thức của Tổ chức thẻ quốc tế VISA, MasterCard, hệ thống ATM chính thức đi vào hoạt động, tái định vị thương hiệu...

Giai đoạn 2009 - 2010 là giai đoạn mà hoạt động kinh doanh của VIB phát triển tột bậc và là giai đoạn bản lề để VIB thực hiện tái cấu trúc lại mô hình kinh doanh chuẩn bị cho chiến lược kinh doanh mới. Có thể thấy rõ sự tăng trưởng vượt bậc của VIB, trở thành 1 trong 12 NHTM chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam thông qua các chỉ tiêu chính sau: Bng 2.1: Tình hình hot động ca VIB t 2009 -2011 ĐVT: tỷđồng Năm 2009 2010 2011 Tng tài sn 56,639 93970 96,950 Dư nợ 27,353 41,731 43,562 Huy động vn 34,210 60,854 57,489

Li nhun trước thuế 614 1,057 849

Vn ch s hu 2,973 6,573 8,160

Vn điu lệ 2,400 4,000 4,250

Mng lưới chi nhánh 115 135 160

S lượng nhân viên 2,709 3,233 4,259 (Nguồn: Báo cáo tài chính VIB 2011)

Nhưng trong năm 2011 các chỉ tiêu này chỉ tăng nhẹ, một số chỉ tiêu còn bị giảm. Nguyên nhân: Năm 2011 được coi là một năm đầy bất ổn và thách thức. Thậm chí năm 2011 vừa qua được nhìn nhận còn khó khăn hơn cả kỳ ảnh hưởng khủng hoảng 2008 - 2009. Năm 2011, lạm phát leo thang gây căng thẳng lãi suất và huy động vốn; môi trường kinh doanh xấu đi khiến nợ xấu hệ thống gia tăng mạnh; nhiều rủi ro nghiệp vụ và cả đạo đức xảy ra yêu cầu tăng cường năng lực quản trị, điều hành; đặc biệt là sức ép tái cơ cấu hệ thống đến một cách nhanh chóng…Trong bối cảnh như vậy, VIB lựa chọn cho mình phương án phát triển kinh doanh thận trọng. Chính vì vậy, mặc dù được NHNN đánh giá “sức khỏe” thuộc nhóm tốt nhất qua cơ chế phân nhóm giao chỉ tiêu tín dụng nhưng dư nợ tín dụng của VIB năm vừa qua chỉ tăng trưởng ở mức thấp 4,2%. Bên cạnh đó, VIB cũng áp dụng chính sách trích dự phòng rủi ro đầy thận trọng trong năm 2011, Ban lãnh đạo VIB đã quyết định trích 974 tỷđồng trong số Lợi nhuận trước thuế trước khi trích dự phòng là 1.823 tỷđồng nên chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế cũng bị giảm 19,68% so với năm 2010. 2.2. THC TRNG CHT LƯỢNG THM ĐỊNH TÍN DNG TI NGÂN HÀNG TMCP QUC T VIT NAM 2.2.1. Thc trng hot động thm định tín dng ti Ngân hàng thương mi c phn Quc tế Vit Nam 2.2.1.1. Quan đim, chính sách ca ngân hàng v hot động tín dng và hot động thm định tín dng.

Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách tín dụng đến chất lượng của công tác thẩm định, VIB thường xuyên rà soát, hoàn thiện chính sách quản lý tín dụng, quy trình giám sát tín dụng và xây dựng cơ chế quản lý các khoản nợ xấu. Đồng thời VIB thành lập Phòng chính sách và chếđộ tín dụng (thuộc Khối quản lý tín dụng) và Phòng phát triển và quản lý sản phẩm (thuộc các Khối kinh doanh) nhằm hỗ trợ tốt cho hoạt động tín dụng phù hợp với yêu cầu của thị trường trong từng thời kỳ. Các Phòng chuyên trách này thường xuyên ghi nhận các phản hồi và đánh giá, rà soát các quy chế, quy trình, chính sách, sản phẩm trong đó có sản phẩm

tín dụng đã ban hành để trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế nhằm đảm bảo sự đồng bộ, chặt chẽ, phù hợp với năng lực quản trị và điều kiện hoạt động của VIB trong từng thời kỳ, phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra rủi ro.

Tính đến tháng 12/2011, VIB đã ban hành nhiều văn bản quy định, hướng dẫn liên quan đến hoạt động tín dụng cho vay đối với mọi đối tượng khác hàng. Trong đó, có 90 văn bản hiện đang còn hiệu lực, đóng vai trò là kim chỉ nam đối với các Chi nhánh trên toàn hệ thống trong việc thẩm định và ra quyết định cho vay. Trong đó quan trọng nhất phải kể đến Bộ tiêu chí cấp tín dụng tại VIB số 5303/2011/QĐ- VIB. Bộ tiêu chí được ban hành không những hướng dẫn cụ thể trong công tác thẩm định mà còn là khung chuẩn cho việc kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập tại VIB.

2.2.1.2. Quy trình thm định tín dng

Gm các bước sau:

Bước 1: Tư vn khách hàng

QLKH tư vấn, hướng dẫn khách hàng về thủ tục, hồ sơ vay theo quy định của VIB (Tham khảo Danh mục hồ sơ). Lưu ý:

- Đối với KH mới chưa có giao dịch với VIB, QLKH tư vấn thủ tục mở tài khoản. Trường hợp KH đồng ý mở tài khoản, QLKH chủđộng giúp KH hoàn thiện các mẫu biểu liên quan, phối hợp với DVKH để mở tài khoản cho KH.

- QLKH cần chuẩn bị trước các câu hỏi, nghiên cứu trước về ngành nghề và đặc điểm kinh doanh trước khi tiếp xúc KH; ghi lại những nội dung trao đổi để tránh trường hợp KH phải trả lời trong những lần gặp tiếp theo.

Bước 2: Thm định sơ b

Sau khi khách hàng chuyển hồ sơ, QLKH tiếp nhận và thực hiện:

- Kiểm tra tính đầy đủ, phù hợp của các loại chứng từ và yêu cầu bổ sung (nếu có). Việc giao nhận cần có sự xác nhận của KH.

- Đối chiếu các chính sách hiện hành của VIB, nếu KH đủ điều kiện vay vốn thì QLKH kiểm tra thông tin tín dụng của KH trên CIC, thu thập các nguồn thông tin khác (nếu cần).

Với những thông tin ban đầu, nếu đánh giá khách hàng đạt những yêu cầu sơ bộ, QLKH báo cáo Giám đốc kinh doanh/Người được ủy quyền về việc tiếp xúc và xin ý kiến, đề xuất GĐKD/Người được ủy quyền cùng tham gia thẩm định trục tiếp (nếu cần), sử dụng mẫu “Báo cáo tiếp xúc khách hàng” (nếu cần)

Bước 3: Lp kế hoch thm định thc tế

- QLKH lên lịch hẹn với khách hàng về kế hoạch thẩm định thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, TSĐB và thông báo cho GĐKD/Người được ủy quyền về lịch thẩm định (Trường hợp cần GĐKD/Người được ủy quyền thẩm định trực tiếp)

- Nếu xét thấy TSĐB cần được định giá độc lập, QLKH lập đề nghị định giá gửi Bộ phận định giá độc lập của VIB để phối hợp thực hiện

Bước 4: Thm định thc tế

- QLKH và GĐKD/Người được ủy quyền đi thẩm định thực tế tình hình tài chính, tình hình TSĐB của khách hàng

- Phối hợp với Bộ phận định giá độc lập của VIB đểđịnh giá TSĐB (nếu có)

Bước 5: Đề xut và phê duyt tín dng

- QLKH tiến hành chấm điểm khách hàng, lập tờ trình và gửi các hồ sơ liên quan trình cấp phê duyệt cơ sở

- Cấp phê duyệt cơ sở tiếp nhận hồ sơ và ra quyết định phê duyệt trong trường hợp thuộc thẩm quyền hoặc cho ý kiến đề xuất trong trường hợp vượt thẩm quyền.

- Trường hợp vượt thẩm quyền, QLKH tiếp nhận ý kiến Cấp phê duyệt cơ sở và chuyển lên Cấp phê duyệt cao hơn theo phân cấp phê duyệt tín dụng của VIB.

Chú ý: Trong trường hợp cần Tái thẩm định tham gia thẩm định trực tiếp món vay, sau khi tiếp nhận ý kiến phê duyệt của Cấp phê duyệt cơ sở, QLKH lập yêu cầu hỗ trợ thẩm định gửi đến Tái thẩm định. Trình tự và thủ tục phối hợp thẩm định QLKH tham chiếu quy trình của phòng Tái thẩm định.

Bước 6: Thông báo kết qu phê duyt tín dng

Sau khi nhận kết quả phê duyệt, QLKH soạn Thông báo kết quả phê duyệt tín dụng trình Cấp phê duyệt cơ sở ký 02 bản: Gửi khách hàng 01 bản, lưu 01 bản.

- Trường hợp thông báo từ chối: QLKH trao đổi lý do từ chối, tư vấn giới thiệu cho khách hàng sử dụng các dịch vụ khác (nếu phù hợp) và duy trì mối liên lạc để khai thác, cung cấp các sản phẩm khác khi khách hàng có nhu cầu. Lưu hồ sơ theo quy định. Kết thúc quy trình.

- Trường hợp thông báo kết quả chấp thuận/chấp thuận có điều kiện: QLKH trao đổi các điều kiện theo nội dung phê duyệt. Nếu KH đồng ý với các điều kiện phê duyệt, QLKH chuyển qua thực hiện Bước 7. Nếu KH không đồng ý với các điều kiện, QLKH ghi nhận ý kiến, xét thấy tính khả thi thì thực hiện trình phê duyệt lại (trở lại bước 5), nếu không thì lưu hồ sơ và kết thúc quy trình.

Bước 7: Hoàn thin th tc sau khi phê duyt

- QLKH lập Đề nghị thực hiện giao dịch chuyển cấp phê duyệt cơ sở duyệt và gửi các hồ sơ liên quan theo quy định đến Bộ phận GDTD để thực hiện theo phê duyệt

- QLKH lưu hồ sơ, chứng từ theo quy định. Kết thúc quy trình. • Nhn xét v quy trình:

Quy trình thẩm định và xét duyệt cho vay tại VIB tương đối đầy đủ và chặt chẽ với 7 bước. Quy trình bắt đầu từ lúc khách hàng phát sinh nhu cầu vay vốn tại ngân hàng, ngân hàng tư vấn cho khách hàng một cách tận tình và rõ ràng. Kết thúc quy trình là lúc bên ngân hàng quyết định chấp nhận hoặc từ chối cho vay, ngay cả khi từ chối cho vay thì VIB vẫn duy trì mối quan hệ với khác hàng (tư vấn cho khách hàng sử dụng dịch vụ khác nếu phù hợp, cung cấp dịch vụ khác khi khách hàng có nhu cầu…), điều này thể hiện một trong những giá trị cốt lõi của VIB là “luôn hướng tới khách hàng”. Trước khi thẩm định thực tế, cán bộ phụ trách thẩm định phải thực hiện thẩm định sơ bộ, điều này giúp cán bộ phụ trách thẩm định cũng như VIB tránh lãng phí thời gian và chi phí nếu như phương án vay vốn của khách hàng không đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng ngay từđầu. Việc thẩm định thực tế cũng được lên kế hoạch cụ thể, chi tiết từ trước. Nội dung thẩm định thực tế bao gồm hai phần: phần thẩm định khách hàng, phương án vay vốn và phần thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay. Tùy thuộc vào giá trị của khoản vay mà QLKH (đối với khoản vay có giá trị dưới 1 tỷ VNĐ) hoặc bên Định giá độc lập (đối với khoản vay có giá trị trên 1 tỷ VNĐ) tiến hành thẩm định, điều này giúp VIB giảm được chi phí không cần thiết và tránh được rủi ro.

2.2.1.3. Ni dung thm định

Nội dung thẩm định tín dụng của VIB được xây dựng dựa trên nhóm tiêu chí 5C+2 , được quy định rõ trong Quyết định số 5303/2011/QĐ-VIB, bao gồm:

Character (Tính cách)

Được xây dựng dựa trên cơ sởđặc tính của khách hàng, bao gồm:

- Thông tin khách hàng: Ngành nghề kinh doanh, cơ cấu sở hữu, lịch sử hoạt động, cơ sở hạ tầng (máy móc, thiết bị, nhà xưởng…), quy trình, phương thức kinh doanh, tổ chức mạng lưới…

- Lịch sử quan hệ với các TCTD (kèm theo báo cáo CIC): Đánh giá tình hình vay vốn và thanh toán của khách hàng tại VIB và các TCTD khác, đánh giá sự phù hợp giữa thông tin do khách hàng cung cấp và theo thông tin CIC

- Thái độ hợp tác với VIB: Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, không che dấu, lừa đảo ngân hàng nói chung và VIB nói riêng

- Khả năng điều hành quản trị, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh (đối với khách hàng doanh nghiệp)

- Uy tín của khách hàng:

+ Đối với khách hàng doanh nghiệp: Uy tín của khách hàng được thể hiện thông qua việc không thuộc danh sách nợ thuế, thanh toán tốt cho nhà cung cấp/khách hàng liên quan, không nợ lương nhân công

+ Đối với khách hàng cá nhân: Uy tín của khách hàng được thể hiện thông qua mối quan hệ của bản thân như không tranh chấp tài sản, vi phạm pháp luật hay liên quan đến tệ nạn xã hội

- Xếp hạng tín dụng nội bộ:

Capacity (Năng lc):

Được xây dựng dựa trên cơ sở xác định năng lực khách hàng, bao gồm:

- Đối với khách hàng doanh nghiệp: Năng lực pháp lý (thành lập hợp pháp), sức mạnh doanh nghiệp (tăng trưởng của doanh nghiệp dựa trên chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận sau thuế và các chỉ tiêu tài chính khác)

- Đối với khách hàng cá nhân kinh doanh: Kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, phương án sản xuất kinh doanh có mục đích vay vốn

- Đối với khách hàng cá nhân tiêu dùng: Nguồn trả nợ từ lương và các nguồn trả nợ từ thu nhập khác (công việc và thu nhập)

Capital (Tài chính):

Được xây dựng dựa trên cơ sở xác định khả năng tài chính của khách hàng, bao gồm:

- Đối với khách hàng doanh nghiệp:

Trên cơ sở tài liệu khách hàng cung cấp mà cự thể là Báo cáo tài chính, kết hợp với việc nắm bắt các thông tin về tài chính của doanh nghiệp (kể cả thông tin CIC – trung tâm thông tin tín dụng) và trình độ kỹ năng phân tích tài chính doanh nghiệp và kinh nghiệm của QLKH đi sâu vào:

+ Mô tả bản chất tài sản và nguồn vốn chính yếu trển Bảng cân đối kế toán. + Đánh giá các khoản phải thu: mức độ luân chuyển, mức độ tập trung hoặc phân tán các khoản phải thu, mức độ rủi ro liên quan đến khả năng phải thu khó đòi, sự phù hợp các khoản phải thu với chính sách bán hàng.

+ Đánh giá hàng tồn kho: Danh mục hàng tồn kho, mức độ luân chuyển mặt hàng, khả năng xảy ra và mức độ hàng tồn kho khó tiêu thụ.

+ Đánh giá các khoản nợ (gồm cả nợ vay ngân hàng) và nợ chiếm dụng nhà cung cấp, đánh giá các khoản vay tại ngân hàng khác để thể hiện uy tín của doanh nghiệp, đặc biệt nếu có nợ quá hạn, nợ khoanh phải làm rõ nguyên nhân và kế hoạch khắc phục; đánh giá các khoản chiếm dụng nhà cung cấp, xem xét mức độ luân chuyển khoản phải trả để thể hiện mức độ thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhà cung cấp , đánh giá sự phù hợp khaonr phải trả với phương thức mua hàng và thanh toán của doanh nghiệp.

+ Đánh giá quy mô doanh thu, lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng.

+ Đánh giá các chỉ tiêu đo lường lợi nhuận và hiệu quả, chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng tài sản, chỉ tiêu khả năng thanh toán và sử dụng đòn bẩy của doanh nghiệp.

- Bên cạnh việc phân tích tình hình hoạt động của khách hàng thì QLKH cần phải đi sau vào phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, QLKH có nhiều phương pháp để phân tích như phương pháp so sánh, phương pháp cơ cấu, phân tích tỷ số…. Trong phân tích tỷ số,

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM.PDF (Trang 42)