Một số tiêu chí đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM.PDF (Trang 25 - 28)

1.2.2.1. Nhóm tiêu chí liên quan đến vic xây dng quy trình, phương pháp và vic thc hin ni dung quy trình

Tiêu chí này bao gồm:

- Ngân hàng có hay không quy trình, phương pháp thm định tín dng:

Nhu cầu thẩm định cho vay ngày một nhiều, phức tạp và đa dạng, đòi hỏi khả năng thẩm định của CBTD phải tốt, thông thạo, nhanh chóng và có hệ thống, vừa đảm bảo đáp ứng nhanh nhu cầu vay của khách hàng, vừa hạn chế tối đa rủi ro xảy ra. Do vậy,các ngân hàng cần xây dựng quy trình và phương pháp thẩm định một cách chi tiết, tỉ mỉ nhằm hướng dẫn cho cán bộ nắm bắt được các nội dung cần thẩm định khi tiếp nhận một hồ sơ vay vốn.. Qua đó, CBTD có thể hệ thống hóa các nội dung cần thẩm định, không bỏ sót các vấn đề quan trọng có liên quan đến hồ sơ vay và đặc biệt tốt đối với các CBTD mới, giúp họ tránh sai sót, bỡ ngỡ trong giai đoạn đầu tác nghiệp. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở tài liệu để xem xét, đánh giá mức độ tuân thủ nghiệp vụ của CBTD, từđó, có thể ngăn chặn và quy trách nhiệm cá nhân đối với những hành động tiêu cực, làm phương hại đến lợi ích của ngân hàng.

- Mc độ phù hp quy chế, các quy định v công tác thm định tín dng, các văn bn pháp lut khác có liên quan ca Ngân hàng và khách hàng: Mỗi ngân hàng dựa vào tình hình hoạt động, nhân sự của mình mà tạo nên quy trình, phương pháp riêng. Tuy nhiên những quy trình , phương pháp phải được xây dựng dựa trên nền tảng là các luật, quy chế, quy định, quyết định… liên quan được Chính phủ, NHNN, cơ quan ban ngành ban hành.

- Ni dung ca thm định có đầy đủ các yếu t nhm đánh giá chính xác kh năng thu hi n ca khon vay: Để đánh giá khả năng thu hồi nợ từ khách hàng, ngân hàng không thể chỉ dựa vào một nhân tố riêng lẻ mà phải bao gồm tổng hợp tất cả các yếu tố liên quan. Như vậy, ngân hàng mới tránh được hai rủi ro là cho vay một khách hàng xấu và từ chối cho vay một khách hàng tốt.

1.2.2.2. Nhóm tiêu chí liên quan đến cán b thm định

- T l cán b thm định chuyên trách:

Hoạt động tín dụng chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động của NHTM, chính vì vậy các NHTM cũng cần có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động này, trong đó có vấn đề nhân sự. Tỷ lệ này quá cao hay quá thấp đều làm cho hoạt động tín dụng của ngân hàng không hiệu quả. Nếu tỷ lệ cán bộ thẩm định chuyên trách không đủ để phụ trách công việc thì có thể dẫn đến sự quá tải, không những gây tổn hại đến sức khỏe của nhân viên mà còn gây ảnh hưởng đến công việc, như việc thẩm định bị kéo dài, quy trình thẩm định không được tuân thủ, tiến hành công tác thẩm định một cách sơ sài…Tuy nhiên nếu tỷ lệ này quá cao sẽ dẫn đến việc lãng phí.

- T l cán b thm định có trình độ:

Để tiến hành việc thẩm định một cách chặt chẽ, đầy đủ và khoa học đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có kiến thức nghiệp vụ cơ bản. Kiến thức về nghiệp vụ cơ bản của cán bộ thẩm định chủ yếu tích lũy từ môi trường cao đẳng, đại học chuyên ngành và học hỏi thêm từ các nguồn khác. Từ các kiến thức nghiệp vụ cơ bản này cán bộ thẩm định mới nắm bắt được quy trình, phương pháp và nội dung thẩm định, từđó tổ chức làm việc một cách khoa học hơn.

- T l cán b thm định có kinh nghim:

Việc đánh giá đúng đắn khả năng trả nợ của khách hàng không chỉ dựa vào những yếu tố định lượng mà còn dựa vào những yếu tốđịnh tính. Vì vậy, bên cạnh trình độ nghiệp vụ cơ bản, cán bộ thẩm định cũng cần có sự nhạy bén, kinh nghiệm tích lũy thì mới hoàn thành tốt công việc được giao.

- Mc độ tuân th ca cán b thm định vi các quy chế, quy trình và các văn bn liên quan ca Ngân hàng:

Ngân hàng xây dựng quy trình, phương pháp để hướng dẫn nhân viên thực hiện trong quá trình làm việc của mình. Tuy nhiên nếu như nhân viên không tuân thủ hoặc tuân thủ ở mức độ thấp, chủ quan làm theo kinh nghiệm riêng của mình thì không những hiệu quả công việc không cao mà có thể dẫn đến nhũng rủi ro không đáng có cho ngân hàng. Vì vậy, muốn đảm bảo sự tuân thủ của nhân viên thì ngân hàng không chỉ đưa ra quy trình, phương pháp chi tiết mà còn phải xây dựng một chếđộ kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả công việc.

1.2.2.3. Nhóm tiêu chí v ngun thông tin phc v cho quá trình thm định

Mục tiêu cơ bản của hầu hết các NHTM là: lợi nhuận, an toàn và sự lành mạnh của các khoản tín dụng. Do đó, một qui trình tín dụng được thiết kế hợp lý và áp dụng một cách linh hoạt sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM. Tùy thuộc vào qui mô của từng ngân hàng, năng lực của đội ngũ nhân sự, mức độ ứng dụng công nghệ tin học, thời hạn cho vay, hình thức cho vay và lĩnh vực cho vay mà qui trình tín dụng có thể được thiết kế khác nhau. Nhưng, dù được thiết kế như thế nào đi chăng nữa thì thông tin vẫn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, giúp cho các ngân hàng xác định khá chính xác về đối tượng vay vốn, uy tín, thiện chí trả nợ, tính khả thi của dự án đầu tư kinh doanh của khách hàng. Thông tin chính là cơ sởđể các NHTM tin tưởng vào khách hàng của mình. Bởi vì, quan hệ tín dụng luôn được hình thành dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng. Điều đó có nghĩa là ngân hàng chỉ cho khách hàng vay vốn khi và chỉ khi ngân hàng đã hoàn toàn tin tưởng vào khả năng hoàn trả (vốn + lãi) của khách hàng khi đáo hạn.

Để các khoản cho vay an toàn và hiệu quả, thông tin phải được ngân hàng khai thác từ nhiều nguồn khác nhau như: hồ sơđề nghị cấp tín dụng, hồ sơ khách hàng, các cơ quan chức năng có liên quan (cơ quan thuế, trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước...), trực tiếp phỏng vấn khách hàng, cập nhật thông tin trên thị trường...nhằm phục vụ kịp thời cho các giai đoạn của qui trình tín dụng. Như vậy, sau khi nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, ngân hàng phải tiến hành phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về việc sử dụng vốn tín dụng cũng như khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng từ những thông tin cơ bản này nhằm đưa ra những giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Tất nhiên để có được những thông tin chính xác và đầy đủ ngân hàng phải biết cách tạo ra thông tin cho riêng mình.

1.2.2.4. Nhóm tiêu chí phn ánh s phù hp gia kết qu thm

định và thc hin phương án vay vn

- T l n quá hn:

Mục tiêu của thẩm định tín dụng là giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng, vì vậy việc phân tích đánh giá tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu là rất quan trọng, nó cho biết khả năng thu hồi gốc và lãi của ngân hàng. Nếu như tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao thì chứng tỏ chất lượng thẩm định tín dụng thấp.

- Tăng trưởng Dư n:

Công tác thẩm định tín dụng được thực hiện tốt sẽ làm cho chất lượng của tín dụng được nâng cao, từđó sẽ giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu và ngân hàng có thể tập trung vào tăng trưởng dư nợ tín dụng.

1.2.2.5. Nhóm tiêu chí khác

- Thi gian thm định: Công tác thẩm định tín dụng là cả một quá trình. Nếu thời gian thẩm định là quá ngắn thì không đánh giá được hết tình hình thực tế của khách hàng nhưng nếu thời gian thẩm định là quá dài, chưa hẳn cán bộ thẩm định làm việc tỉ mỉ, cẩn thận mà rất có thể họđã làm lỡ mất một cơ hội tài trợ tốt, cơ hội giúp Ngân hàng có thêm nguồn thu, thêm khách hàng…Chính vì vậy mà công tác thẩm định tín dụng phải diển ra theo qui trình, tuần tự đảm bảo về mặt thời gian đảm bảo mục tiêu tài trợ của Ngân hàng và đảm bảo kế hoạch hoạt động của khách hàng so với dự kiến.

- Chi phí thm định: Chi phí cho công tác thẩm định bao gồm chi phí đi lại của cán bộ thẩm định, công tác phí…

- Khách hàng có hay không mt phí thm định:

Thẩm định tín dụng đạt chất lượng khi thời gian thẩm định ngắn, chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu thẩm định.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM.PDF (Trang 25 - 28)