- Công tác kiểm tra, giám sát cũng cần được chú trọng để kịp thời phát hiện các sai sót trong thẩm định tín dụng để không gây tổn thất cho Ngân hàng và khách hàng. Kiểm tra, kiểm soát giúp ngân hàng ngăn ngừa được những vi phạm và sai sót, nâng cao ý thức cũng như thói quen tuân thủ quy trình nghiệp vụ …tránh những thiệt hại không đáng có. VIB cần đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ với mục tiêu quan trọng xây dựng được hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động của ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh. Để làm được được vậy, VIB cần:
- Xây dựng kế hoạch phù hợp và thực hiện nghiêm ngặt các quy trình kiểm tra nghiệp vụ nhằm phát hiện những sai sót có khả năng dẫn đến rủi ro, có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
- Hoàn thiện các hình thức và biện pháp kiểm tra nhằm đảm bảo phát hiện sớm những sai sót, để chấn chỉnh, hạn chếđược những rủi ro chủ quan.
- Từ kết quả kiểm tra nghiệp vụ tại các đơn vị kinh doanh cần tổng kết để rút kinh nghiệm, quán triệt trong toàn hệ thống nhằm góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro của Ngân hàng.
- VIB cần thực hiện chính sách thưởng, phạt nghiêm minh đối với các cá nhân và đơn vị. Đây là cơ chếđộng lực khuyến khích những đơn vị, cá nhân làm tốt và xử lý những đơn vị, cá nhân để xảy ra rủi ro do yếu tố chủ quan làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và uy tín của Ngân hàng tuỳ theo mức độ vi phạm. Có thưởng, phạt nghiêm minh mới thúc đẩy, nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của mỗi CBNV nghiệp vụ, từng đơn vị, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
3.1.6. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thông tin tín dụng chất lượng cao
Trong hoạt động tín dụng, thông tin là yếu tố quan trọng giúp cho Ngân hàng ra quyết định có đầu tư hay không. Để thẩm định cấp tín dụng, cán bộ tín dụng không thể chỉ dựa vào các thông tin do khách hàng cung cấp mà cần phải thu thập, thẩm định, xử lý thông tin liên quan đến phương án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau. Việc tổ chức lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng,… dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học sẽ góp phần giúp việc đánh giá, thẩm định chính xác, nâng cao tốc độ xử lý và chất lượng của quyết định cho vay và đầu tư.
- VIB cần tăng cường công tác thông tin giúp phòng ngừa, ngặn chặn và hạn chế rủi ro. Hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm trước các biến động về chính trị, kinh tế, xã hội. Thông tin kinh tế, đặc biệt là thông tin phòng ngừa rủi ro cần được cập nhật và khai thác triệt để trong quản trị kinh doanh ngân hàng. Có như vậy mới giảm thiểu được những rủi ro khách quan và chủ quan do thiếu thông tin hoặc không khai thác triệt để các thông tin phục vụ cho công tác thẩm định của ngân hàng.
- VIB cần tiếp tục nâng cấp hệ thống quản trị thông tin và các hệ thống IT để hỗ trợ công tác thẩm định; Xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm các dấu hiệu, các khoản vay có nguy cơ rủi ro, xác định được những lĩnh vực, những ngành có tiềm ẩn rủi ro cao.
- Ngoài ra, VIB có thể phân công một bộ phận chuyên trả lời câu hỏi thắc mắc, đón nhận những góp ý về quy trình, phương pháp, nội dung hoặc những phát sinh trong thực tế của thành viên trong bộ máy cho vay, từ đó tổng hợp và đưa ra giải pháp, kinh nghiệm cho toàn ngân hàng.
- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại giúp cho việc chia sẻ thông tin trong nội bộ ngân hàng được dễ dàng, nhanh chóng. Đây là giải pháp quan trọng vì hiện nay, VIB có nhiều Chi nhánh, Phòng giao dịch ở nhiều nơi, nên rất cần có sự chia sẻ thông tin để toàn bộ hệ thống có thể cập nhật kịp thời các thay đổi quan trọng, có liên quan đến công tác cho vay.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng, kịp thời thay thế, bổ sung khi cần thiết các thiết bị công nghệ bị hư hỏng. Mục đích đểđảm bảo việc thu thập, tiếp cận thông tin được ổn định trong mọi trường hợp, tránh tình trạng hư hỏng, dẫn đến ùn tắc, ảnh hưởng đến việc thẩm định cho vay như không vấn tin được CIC khách hàng, không truy cập được thông tin tìm hiểu về phương án..
- Ngoài việc tiếp cận và thu thập thông tin qua các phương tiện kỹ thuật công nghệ hiện đại, việc khai thác các nguồn thông tin truyền thống như các cơ quan ban ngành Nhà nước, từ điều tra thăm dò thị trường..cũng quan trọng không kém, nhất là khi chính sách, quy định ở nước ta về công khai, minh bạch trong cung cấp thông tin còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc hình thành bộ phận chuyên trách thu thập các thông tin qua các kênh như vậy là rất cần thiết, giúp ngân hàng nhanh chóng có được những thông tin mới nhất và đáng tin cậy để phục vụ cho công tác cho vay.
3.1.7. Tăng cường công tác thẩm định và định giá tài sản đảm bảo
- Tiếp tục khuyến khích việc thực hiện bảo đảm tín dụng bằng tài sản tự có của khách hàng, tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay, bảo lãnh… Vì, khi đó sẽ khích lệ và gắn được trách nhiệm của khách hàng trong quá trình sử dụng vốn vay.
- Khi đánh giá tài sản đảm bảo cần có sự đánh giá chéo và thật kỹ lưỡng sao cho tài sản luôn phải đảm bảo đủ vai trò của tài sản bảo đảm (như: giá trị tài sản như thế nào trong tương lai, hay tài sản bảo đảm phải có thị trường tiêu thụ…).
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊĐỐI VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN 3.2.1. Kiến nghị với Chính Phủ
Chính phủ quản lý vĩ mô nền kinh tế thông qua pháp luật, các chính sách mà NHTM lại là một chủ thể kinh tế nên chịu ảnh hưởng nhất định của sự quản lý này. Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng Chính phủ cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động một cách lành mạnh, nghiêm túc. Cụ thể là:
- Chính phủ cần chỉđạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chếđộ kế toán theo đúng quy định của Nhà nước, bên cạnh đó ban hành quy chế bắt buộc kiểm toán và công khai quyết toán của doanh nghiệp. Tạo hệ thống trong việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua đó hạn chế, phòng ngừa rủi ro. Hơn nữa tạo điều kiện cho các ngân hàng đánh giá đúng sức mạnh tài chính của doanh nghiệp có dự án cần vay vốn. Điều này có tác dụng giúp ngân hàng có được những số liệu chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm cơ sở thẩm định doanh nghiệp nói riêng và thẩm định toàn bộ phương án đầu tư nói chung.
- Chính phủ cần có thái độ dứt khoát sắp xếp lại các doanh nghiệp chỉ cho tồn tại những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, những doanh nghiệp thật sự cần thiết, tạo điều kiện nâng cao chất lượng thẩm định. Đối với những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả thì Chính phủ nên quyết định giải thể hoặc sáp nhập vào các doanh nghiệp khác làm ăn có hiệu quả hơn. Đặc biệt Chính phủ cần có quy định nghiêm
khắc hơn nữa đối với các doanh nghiệp cố ý lừa đảo để chiếm dụng vốn của ngân hàng.
- Chính phủ cần có nhiều chính sách hơn nữa để hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn duy trì sản xuất trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng toàn cầu, các doanh nghiệp phải đối diện với nhiều khó khăn. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp mạnh dạn vay vốn, yên tâm phát triển sản xuất, đảm bảo đời sống việc làm cho người lao động.
- Chính phủ cần sắp xếp lại toàn bộ chính sách đối với doanh nghiệp, lọc ra cái nào đã đi vào cuộc sống, cái nào cần phải loại bỏ và cái nào cần phải thực hiện. Tránh những chồng chéo trong hệ thống pháp luật gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp.
3.2.2. Kiến nghị với NHNN
3.2.2.1. Xây dựng hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo môi trường thông thoáng và an toàn cho hoạt động tín dụng
- NHNN cần phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng các văn bản, quy phạm dưới luật (như Nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn…) trong đó hướng dẫn cụ thể hơn nữa về luật ngân hàng, đặc biệt là những điều thấy còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ ngân hàng trong công tác thẩm định, NHNN cần có quy định cụ thể về công tác thẩm định, về quyền hạn và trách nhiệm của các cán bộ khi thực hiện thẩm định.
- Nên xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tránh trường hợp ban hành một chính sách mới để sửa đổi chính sách cũđiều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thích ứng.
- Nhanh chóng hoàn chỉnh và ổn định chính sách vĩ mô góp phần làm thông thoáng nền kinh tế, tạo cơ sở cho sự ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng.
3.2.2.2. Tăng cường hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng
Trong quá trình thẩm định, thông tin là vấn đề rất cần thiết và quan trọng. NHNN là đầu mối thu thập thông tin và cung cấp cho các NHTM, giúp họ có nhận
định đúng, chuẩn xác, có cơ sở thẩm định trước khi tài trợ vốn cho các doanh nghiệp. Cần thiết phải cải tiến cơ chế làm việc của trung tâm này như sau:
- Thứ nhất, bắt buộc NHTM thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia vào CIC như: cung cấp thường xuyên, kịp thời các biến động về số dư (tiền gửi, tiền vay) của khách hàng, đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật, chính xác; cung cấp hồ sơ kinh tế doanh nghiệp đầy đủ, thường xuyên và định kỳ đảm bảo có thể phân tích được tình hình tài chính, đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thứ hai, đa dạng hóa thông tin đầu ra, thực hiện các nghiệp vụ phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tài sản thế chấp. Đánh giá khách hàng theo các chỉ tiêu dư nợ, về quan hệ tín dụng, từđó có được thông tin đầu ra chất lượng, phục vụ tích cực cho công tác thẩm định, góp phần nâng cao chất lượng thẩm định.
Nhằm nâng cao trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin cũng như chất lượng các nguồn thông tin, cần thành lập những công ty tư vấn chuyên mua, bán thông tin. Tách biệt vai trò quản lý Nhà nước, của ngân hàng và vai trò kinh doanh thông tin tín dụng của các công ty tư vấn.
Bên cạnh đó, NHNN cần phải có sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ với các Bộ ngành liên quan để xây dựng hệ thống tiêu thức và phân loại doanh nghiệp thống nhất. Từ đó mới thiết lập được các quan hệ ràng buộc vào chế độ ưu đãi, cho vay hợp lý đối với các doanh nghiệp. Tránh tình trạng cùng một doanh nghiệp nhưng các ngân hàng lại xếp loại khác nhau gây khó khăn cho công tác thẩm định, xét duyệt cho vay vốn đầu tư cũng như công tác quản lý.
Ngoài ra, NHNN cần phải giảm giá thông tin hợp lý hơn để khuyến khích các NHTM mạnh dạn khai thác thông tin bằng các nguồn khác như : ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hỗ trợ của quốc tế (nếu có), nhằm giảm áp lực tài chính cho NHTM vốn rất cần thông tin với số lượng lớn. Thiết nghĩ nguồn thông tin chính mà
CIC có được là do NHTM cung cấp một cách miễn phí, nên khi NHTM cần, NHNN quy định giá cảở mức chấp nhận được cũng là điều hợp lý.
3.2.2.3. Có chính sách chủ trương nhằm phát triển hệ thống công ty thông tin tín dụng tư nhân
Hiện nay, nhu cầu thông tin khách hàng của các NHTM rất lớn và đa dạng hơn nhiều so với nghiệp vụ của một trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Các NHTM không chỉ muốn thông tin về vay trả nợ của khách hàng mà còn muốn biết mức độ tín nhiệm khách hàng đến đâu. Thực tế, trong một quy trình cho vay đối với một khách hàng, nhất là phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ và thế nhân, các ngân hàng phải đổ công sức vào đó rất nhiều để có được thông tin cần thiết về khách hàng. Chính vì vậy, NHNN cần tạo điều kiện để phát triển các Trung tâm thông tin tín dụng tư nhân nhằm tạo sự cạnh tranh, sự chia sẽ hợp lý trên thị trường thông tin tín dụng.
3.2.3. Kiến nghị với khách hàng vay vốn
Khách hàng muốn nhanh chóng nhận được vốn vay của mình thì cần có sự hợp tác nhất định với ngân hàng. Vì vậy ban lãnh đạo doanh nghiệp cần nâng cao trình độ của mình, có nhận thức đúng đắn về Báo cáo tài chính từ đó có sự đầu tư vào việc tạo nguồn thông tin minh bạch về doanh nghiệp của mình.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh tốt, có khả năng thực hiện mang lại lợi nhuận cao nhưng do trình độ chuyên môn, khả năng lập dự án của đội ngũ quản lý và lãnh đạo còn hạn chế dẫn đến phương án, dự án sản xuất kinh doanh được xây dựng ít khả thi và thiếu tính thuyết phục để ngân hàng có thể quyết định cho vay. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do các phương án được xây dựng sơ sài, thiếu tài liệu chứng minh do thường mua bán không có hợp đồng kinh tế, khi thanh toán tiền hàng cũng ít sử dụng hóa đơn, chứng từ nên ngân hàng khó có cơ sở đểđánh giá và thẩm định cho vay mặc dù trên thực tế, đơn vị làm ăn có uy tín, hiệu quả. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nâng cao khả năng nghiên cứu thị trường, từđó lập phương án vay một cách khả thi, có tính thuyết phục đối với ngân hàng.
Ì cacnf
Kết luận chương 3
Trong chương 3, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) và những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với hệ thống NHTM.
Để thực hiện được tốt công tác thẩm định tín dụng tại các ngân hàng, bên cạnh các vấn đề về chính sách, định hướng tín dụng, nguồn thông tin, quy trình và bộ máy cấp tín dụng, kiểm tra kiểm soát,… theo tác giả vấn đề cốt lõi để thực hiện tốt công tác thẩm định tín dụng chính là vấn đề quản trị nhân sự, trong đó quan trọng nhất là các khâu tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, bố trí cán bộ và hệ thống kiểm tra giám sát việc thực thi công việc của mỗi cá nhân trong bộ máy cấp tín dụng.
KẾT LUẬN
Có thể nói chất lượng thẩm định tín dụng luôn là yếu tố trọng tâm, có tính chất quyết định tới chất lượng tín dụng nói riêng cũng như hiệu quả kinh doanh của một Ngân hàng nói chung, khi mà hoạt động cho vay hiện nay vẫn chiếm tới hơn 80% hoạt động kinh doanh tiền tệ. Bởi lẽ những sơ suất trong công tác thẩm định có thể dẫn đến những sai lầm lớn trong các quyết định cho vay cuối cùng.
Hiện nay, công tác thẩm định cho vay tại hệ thống NHTMCP Quốc tế Việt Nam đang là mối quan tâm hơn bao giờ hết, bởi chất lượng thẩm định đang là vấn đề