Kinh nghiệm từ Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM.PDF (Trang 34)

(BIDV).

1.3.1.1. Hoàn thin, thc hin nghiêm ngt quy trình thm định

BIDV đã ban hành hướng dẫn thực hiện cụ thể quy trình nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, BIDV cũng xử lý nghiêm các trường hợp làm sai quy trình, quy định. Ví dụ: Năm 2009, ông Nguyễn Công, Giám đốc Chi nhánh BIDV Phú Yên bịđình chỉ công tác vì những sai phạm nghiêm trọng trong việc cho vay vốn tại BIDV Phú Yên với tổng nợ xấu, khó thu hồi gần 70 tỷ đồng. Tháng 9/2011, cơ quan điều tra cũng đã làm rõ hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của một số cán bộ và lãnh đạo BIDV Đông Đô.

1.3.1.2. Phân định rõ chc năng ca các b phn tham gia vào quy trình thm định.

BIDV đã thực hiện cơ cấu lại bộ máy thẩm định tín dụng theo hướng tách bộ phận thẩm định thành các phòng ban chuyên môn để phân định rõ chức năng thẩm định và đề xuất tín dụng, nhằm đảm bảo tính khách quan và nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng.

1.3.1.3. Chú trng công tác thm định ri ro độc lp

Việc ra đời bộ phận thẩm định rủi ro tín dụng độc lập tại BIDV là nhằm tăng cường hơn nữa chất lượng trong thẩm định cho vay và hạn chế rủi ro. Bộ phận này sẽ tham gia kết hợp với bộ phận tín dụng trong việc thẩm định hồ sơ vay với tư cách là bộ phận thẩm định đánh giá độc lập, có chức năng như là tái thẩm định lại các nội dung mà các bộ phận thẩm định tại các đơn vị kinh doanh đã tiến hành. Tùy theo quy định về phân quyền phê duyệt tín dụng của mỗi chi nhánh mà mức độ tham gia của bộ phận này trong công tác thẩm định hồ sơ vay là nhiều hay ít, đặc biệt đối với các hồ sơ vay lớn, hầu nhưđều có sự tham gia của bộ phần này. Đây có thể xem là chốt chặn cuối cùng nhằm hạn chế rủi ro trước khi giải quyết cho vay.

1.3.2. Kinh nghim t Ngân hàng TMCP Công thương Vit Nam 1.3.2.1. Ban hành s tay tín dng

Từ năm 2004, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (lúc bấy giờ là Ngân hàng Công Thương Việt Nam, chưa chuyển đổi thành ngân hàng TMCP) ban hành Sổ tay tín dụng hướng dẫn cụ thể quy trình tín dụng, và hàng năm luôn được cập nhật, chỉnh sửa lại. Mục tiêu của Sổ tay tín dụng bao gồm:

- Đưa ra khuôn khổ các chính sách và nguyên tắc của NHCT VN về hoạt động tín dụng.

- Quy định những thủ tục, trình tự cho vay nhằm đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động tín dụng của toàn hệ thống NHCT VN

- Giúp xác định trách nhiệm và nhiệm vụ của các cấp cán bộ liên quan trong hoạt động tín dụng

Mặc dù ngân hàng chưa có ban hành riêng quy trình thẩm định tín dụng nhưng trong Sổ tay tín dụng, phần thẩm định trước và sau khi cho vay được trình bày rất chi tiết và rõ ràng. Đây được coi là cẩm nang tín dụng không những cho những cán bộ tín dụng làm việc tại NHCT VN mà còn là tài liệu tham khảo cho nhiều ngân hàng khác.

1.3.2.2. Chuyên môn hóa trong vic quan h khách hàng, thm

định và quyết định tín dng

Công việc front office và back office trong hoạt động tín dụng được tách rời. Các chi nhánh thẩm định sơ bộ khách hàng, đưa ra đề xuất cấp tín dụng đối với khách hàng. Việc tái thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng, các khoản vay tập trung tại trụ sở chính, theo đó việc đánh giá và phê duyệt tín dụng được khách quan hơn.

1.3.2.3. Chun hóa nghip v thông tin tín dng

TTTD được sử dụng trong quá trình xét duyệt, cấp và quản lý tín dụng, phân tích, dự báo, đặc biệt là rủi ro tín dụng. TTTD tạo cơ sở ban đầu và xuyên suốt quá trình thẩm định tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của khách hàng có quan hệ với NHTM. Mục đích thiết lập hệ thống TTTD phù hợp nhằm thực hiện nguyên tắc "Hiểu biết khách hàng" của Uỷ ban Basel khuyến cáo. Toàn bộ các TTTD, kể cả đầu ra và đầu vào, đều phải được kiểm duyệt và quản lý chặt chẽ ở tất cả các khâu và đối với mọi đối tượng có khai thác và sử dụng TTTD.

TTTD là thông tin về tài chính, quan hệ tín dụng, bảo đảm tiền vay, tình hình hoạt động và thông tin pháp lý của khách hàng có quan hệ với NHTM.

Nghiệp vụ thông tin tín dụng là việc thu thập, xử lý, tổng hợp , phân tích xếp loại, dự báo, trao đổi, cung cấp, lưu trữ, khai thác và sử dụng thông tin tín dụng nhằm góp phần bảo đảm an toàn hoạt động tín dụng của NHTM trước những rủi ro có thể phát sinh từ khách hàng hoặc biến động của thị trường.

Việc chuẩn hóa nghiệp vụ thông tin tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Công thương có ý nghĩa rất quan trọng do nghiệp vụ Thông tin tín dụng:

- Hình thành cơ sở dữ liệu tập trung về khách hàng để phục vụ cho quá trình cấp tín dụng, phân tích và quản lý tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng thông qua việc

tạo ra một cơ chế thu thập, tổng hợp, xử lý, lưu trữ và chia xẻ TTTD trong nội bộ hệ thống Ngân hàng Công thương. TTTD đầy đủ, chính xác và có hệ thống về khách hàng sẽ góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, rủi ro lựa chọn nghịch do thiếu thông tin hay thông tin bất đối xứng về khách hàng và đối tượng đầu tư. Mục đích quan trọng nhất của hệ thống TTTD là tìm kiếm và phát hiện sớm các khoản tín dụng có vấn đề và đánh giá đúng mức độ rủi ro của các khoản nợ, đồng thời tiên liệu trước khả năng một khoản tín dụng có thể chuyển sang nợ xấu.

- Tạo sơ sở nhằm thực hiện đầy đủ Quy chế hoạt động TTTD, chế độ thông tin, báo cáo, và Quy chế quản lý, cung cấp và khai thác, sử dụng TTTD điện tử do NHNN ban hành.

- Giúp HĐQT và Ban điều hành NHCT có căn cứ xây dựng chiến lược, chính sách tín dụng và chiến lược quản lý rủi ro trong từng thời kỳ đối với từng nhóm khách hàng.

Hệ thống TTTD NHCT được tổ chức thành mạng lưới thống nhất từ Trụ sở chính đến cơ sở theo hình thức tập trung kết hợp với phân tán, có thể khái quát trong sơđồ sau:

Hình 1.1: Sơđồ Mng lưới thu thp và cung cp TTTD ca NHCT:

Kết lun chương 1:

Trong chương 1 tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận những vấn đề cơ bản về công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, cũng như nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng. Ngoài ra, tác giả cũng đã nêu lên những vấn đề trọng yếu trong việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, những bài học kinh nghiệm tại các NHTM Việt Nam. Những nội dung này là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả nghiên cứu chương 2 dưới đây.

CHƯƠNG 2:

THC TRNG CHT LƯỢNG THM ĐỊNH TÍN DNG TI NGÂN HÀNG THƯƠNG MI C PHN QUC T VIT NAM

2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIN CA NGÂN HÀNG TMCP QUC T VIT NAM

2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát trin

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB) được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996 theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, trụ sởđặt tại 198B Tây Sơn, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷđồng. Cổđông sáng lập Ngân hàng Quốc Tế bao gồm các cá nhân và doanh nhân hoạt động thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Sau 15 năm hình thành và phát triển, VIB luôn tăng trưởng ổn định và bền vững đặc biệt từ năm 2003 trở lại đây, VIB luôn đạt tốc độ tăng trưởng vượt bậc, hoàn thành trên 200% kế hoạch ở các chỉ tiêu. Hiện nay VIB đã trở thành 1 trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 94 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng, mạng lưới chi nhánh hơn 160 đơn vị kinh doanh trên cả nước. Ngày 11/10/2010, một sự kiện đặc biệt nổi bật của VIB tại Đại hội cổ đông lần 2 năm 2010. Đây là đại hội đầu tiên của ngân hàng này sau khi Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB. CBA là một định chế tài chính đứng đầu trong các ngân hàng bán lẻ tại Úc, đồng thời, xếp hạng thứ 12 trong danh sách các ngân hàng an toàn nhất thế giới năm 2011 và là 1 trong 14 ngân hàng có giá trị thị trường lớn nhất thế giới. Ngay sau khi trở thành cổ đông chiến lược, CBA và VIB sẽ triển khai một chương trình dài hạn mang tên “Chuyển giao năng lực” (CTP). Với chương trình này, CBA sẽ làm việc cùng VIB để chuyển giao kiến thức chuyên môn và kỹ năng ngân hàng

trong các hoạt động then chốt như: bán lẻ, quản lý rủi ro, nhân lực, công nghệ thông tin, nguồn vốn và tài chính. Chương trình dự kiến kéo dài trong vòng 5 năm. Trong thời gian này, CBA sẽ chia sẻ những sáng kiến kinh doanh nhằm đưa VIB trở thành một tập đoàn ngân hàng - bảo hiểm đa năng, với các dịch vụ vượt trội về: ngân hàng bán lẻ, tài trợ thương mại, cho vay doanh nghiệp, dịch vụ ngân hàng toàn cầu...

2.1.2. Mng lưới hot động

Tính đến 31/12/2011, VIB đã nâng tổng số các chi nhánh và phòng giao dịch lên 160 đơn vị trên cả ba miền Bắc, Trung và Nam Bộ và quan hệ với 108 ngân hàng đại lý ở trên 43 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thể giới. Đối với mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc, VIB chủ trương mở tập trung vào các tỉnh, thành phố lớn chia làm 3 khu vực:

- Khu vực miền Bắc tại các tỉnh, thành phố gồm: Thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hải Dương, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Thái Bình.

- Khu vực miền Trung tại các tỉnh, thành phố gồm: Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên – Huế, tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Nghệ An, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Daklak, tỉnh Bình Định, tỉnh Lâm Đồng.

- Khu vực miền Nam tại các tỉnh, thành phố gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, tỉnh An Giang, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Cà Mau, tỉnh Đồng Tháp.

Đến 31/12/2011, VIB có hai công ty con là Công ty TNHH một thành viên Quản lý nợ và khai thác tài sản – Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam với hoạt động chính là quản lý nợ và khai thác tài sản và Công ty TNHH VIBank Ngô Gia Tự với hoạt động chính là đầu tư xây dựng công trình dân dụng, trong đó VIB chiếm 100% vốn chủ sở hữu.

2.1.3. Cơ cu t chc

Hiện tại cơ cấu tổ chức của VIB theo sơđồ tổ chức sau:

Hình 2.1: Sơđồ Cơ cấu tổ chức của VIB

- Hi đồng qun tr:

HĐQT do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành, Ban Kiểm soát và các Ủy ban.

- Ban kim soát:

Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính

hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng.

- Ban điu hành:

Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và là người chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc, các Giám đốc khối, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.

- Các khi, ban nghip v và công ty trc thuc:

Tính đến 31/12/2011, VIB có:

+ 6 Khối, 4 Ban và 2 công ty trực thuộc: Khối nghiệp vụ tổng hợp, Khối quản lý rủi ro, Khối khách hàng doanh nghiệp, Khối ngân hàng bán lẻ, Khối nguồn vốn và kinh doanh ngoại hối, Khối quản lý tín dụng, Ban tài chính, Ban nhân sự, Ban quản lý thương hiệu và truyền thông, Ban kế hoạch chiến lược và quản lý dự án và Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản VIB, Công ty TNHH Vibank Ngô Gia Tự.

+ 9 Vùng với 160 đơn vị kinh doanh (Sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, Quỹ Tiết kiệm) tại 27 tỉnh thành.

2.1.4. Tình hình phát trin ca VIB qua 15 năm

Năm 1996 là giai đoạn VIB bắt đầu đi vào hoạt động giữa lúc nền kinh tế trong nước đang chuyển đổi qua nền kinh tế thị trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ năm 1997, các quy định về hoạt động ngân hàng vẫn chưa được thể chế bằng các quy định cụ thể. Vì vậy, từ năm 1996 đến năm 2000, VIB chỉ tập trung vào việc xây dựng cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động, quy mô hoạt động của VIB chủ yếu tại hội sở chính tại Hà Nội.

Từ năm 2001 đến năm 2005, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và ngành ngân hàng Việt Nam, VIB bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh ra khỏi địa bàn Hà Nội để xây dựng mạng lưới chi nhánh. Cơ cấu tổ chức, các văn bản hướng dẫn, quy trình quy chế nội bộ dần được hoàn thiện, bộ máy nhân sự căn bản được ổn định, thương hiệu VIB bắt đầu được nhiều người biết đến. Mặc dù có những khó

khăn nhất định nhưng từ năm 2001 mức lợi nhuận hơn 10 tỷđồng thì đến năm 2005 VIB đã đạt mức lợi nhuận là 95 tỷ đồng, tổng tài sản từ mức 1.266 tỷđồng đã vươn tới gần 9.000 tỷđồng, tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản đạt hơn 150%.

Giai đoạn 2006-2009, VIB triển khai hàng loạt dự án quan trọng như Dự án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng bằng việc triển khai hệ thống Ngân hàng Đa năng Symbol do hãng System Access (Singapore) cung cấp, là thành viên chính thức của Tổ chức thẻ quốc tế VISA, MasterCard, hệ thống ATM chính thức đi vào hoạt động, tái định vị thương hiệu...

Giai đoạn 2009 - 2010 là giai đoạn mà hoạt động kinh doanh của VIB phát triển tột bậc và là giai đoạn bản lề để VIB thực hiện tái cấu trúc lại mô hình kinh doanh chuẩn bị cho chiến lược kinh doanh mới. Có thể thấy rõ sự tăng trưởng vượt bậc của VIB, trở thành 1 trong 12 NHTM chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam thông qua các chỉ tiêu chính sau: Bng 2.1: Tình hình hot động ca VIB t 2009 -2011 ĐVT: tỷđồng Năm 2009 2010 2011 Tng tài sn 56,639 93970 96,950 Dư nợ 27,353 41,731 43,562 Huy động vn 34,210 60,854 57,489

Li nhun trước thuế 614 1,057 849

Vn ch s hu 2,973 6,573 8,160

Vn điu lệ 2,400 4,000 4,250

Mng lưới chi nhánh 115 135 160

S lượng nhân viên 2,709 3,233 4,259 (Nguồn: Báo cáo tài chính VIB 2011)

Nhưng trong năm 2011 các chỉ tiêu này chỉ tăng nhẹ, một số chỉ tiêu còn bị

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM.PDF (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)