Phân tích Anova cho biến trình độ học vấn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị cảm nhận của khách hàng về dịch vụ gia công cơ khí tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 69)

Bảng 4.20 Bảng kiểm định Levene cho biến trình độ học vấn

Nhân tố Levene Statistic df1 df2 Sig.

PV 1,647 4 285 0,163

(Nguồn: Theo kết quả đều tra của tác giả, tháng 8/2013)

Bảng 4.21 Bảng kiểm định Anova cho biến trình độ học vấn

Nhân tố Loại biến thiên Tổng biến thiên df

Trung bình

biến thiên F Sig.

PV

Giữa nhóm 31,186 4 7,797 24,683 0,000

Trong nhóm 90,023 285 0,316

Tổng 121,209 289

(Nguồn: Theo kết quả đều tra của tác giả, tháng 8/2013)

Bảng 4.14 trình bày kết quả kiểm định Levene về phương sai cho thấy phương sai về trình độ học vấn là đồng nhất do giá trị sig.>0,05, nghĩa không có sự khác biệt về phương sai giữa các nhóm có trình độ học vấn khác nhau.

Kết quả kiểm định ở bảng 4.15 cho thấy có sự khác nhau về Giá trị cảm nhận giữa các nhóm khảo sát có trình độ học vấn khác nhau. Với độ tin cậy 95%, kiểm định ANOVA của biến trình độ học vấn đối với PV có sig. =0,000, đạt mức ý nghĩa và phân tích Post Hoc chỉ ra rằng:

- Có sự khác biệt về Giá trị cảm nhận giữa những đối tượng có trình độ học vấn trung cấp và đối tượng có trình độ học vấn đại học, với sig.= 0,000.

- Có sự khác biệt về Giá trị cảm nhận giữa những đối tượng có trình độ học vấn trung cấp và đối tượng có trình độ học vấn sau đại học, với sig.= 0,010.

- Có sự khác biệt về Giá trị cảm nhận giữa những đối tượng có trình độ học vấn cao đẳng và đối tượng có trình độ học vấn đại học, với sig.= 0,001.

Ta thấy trình độ học vấn của đối tượng khác nhau thì nhận thức của họ về Giá trị cảm nhận cũng khác nhau.

Bảng 4.22 Kết quả phép kiểm định Bonferroni (I) Hocvan Trình độ (J) Hocvan Trình độ Khác biệt trung bình (I-J) Sai lệch chuẩn

Sig. Khoảng tin cậy 95% Giới hạn dưới Giới hạn trên 1 Phổ thông 2 Trung cấp 0,15060 0,40217 1,000 -0,9872 1,2884 3 Cao đẳng 0,42857 0,41136 1,000 -0,7352 1,5923 4 Đại học 0,88037 0,39984 0,285 -0,2508 2,0115 5 Sau đại học 0,69048 0,42485 1,000 -0,5114 1,8924 2 Trung cấp 1 Phổ thông -0,15060 0,40217 1,000 -1,2884 0,9872 3 Cao đẳng 0,27797 0,12283 0,244 -0,0695 0,6255 4 Đại học 0,72977* 0,07579 0,000 0,5154 0,9442 5 Sau đại học 0,53987* 0,16238 0,010 0,0805 0,9993 3 Cao đẳng 1 Phổ thông -0,42857 0,41136 1,000 -1,5923 0,7352 2 Trung cấp -0,27797 0,12283 0,244 -0,6255 0,0695 4 Đại học 0,45180* 0,11497 0,001 0,1265 0,7771 5 Sau đại học 0,26190 0,18397 1,000 -0,2585 0,7824 4 Đại học 1 Phổ thông -0,88037 0,39984 0,285 -2,0115 0,2508 2 Trung cấp -0,72977* 0,07579 0,000 -0,9442 -0,5154 3 Cao đẳng -0,45180* 0,11497 0,001 -0,7771 -0,1265 5 Sau đại học -0,18989 0,15652 1,000 -0,6327 0,2529 5 Sau đại học 1 Phổ thông -0,69048 0,42485 1,000 -1,8924 0,5114 2 Trung cấp -0,53987* 0,16238 0,010 -0,9993 -0,0805 3 Cao đẳng -0,26190 0,18397 1,000 -0,7824 0,2585 4 Đại học 0,18989 0,15652 1,000 -0,2529 0,6327

(Nguồn: Theo kết quả đều tra của tác giả, tháng 8/2013)

Tóm tắt chương 4

Trong chương này, tác giả trình bày về đặc điểm của mẫu nghiên cứu và kết quả kiểm định các thang đo thông qua việc phân tích định lượng như kiểm tra độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố, phân tích hồi qui, phân tích tương quan, kiểm định giả thuyết. Kết quả của việc kiểm tra độ tin cậy của 6 thang đo thành phần với 29 biến quan sát và thang đo tổng thể với 3 biến quan sát đều đạt độ tin cậy. Các thang đo các khái niệm nghiên cứu đều đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt thông qua sự

thỏa mãn các điều kiện của phân tích nhân tố EFA và phân tích tương quan Spearman’s. Phân tích hồi quy được tiến hành. Kết quả của phép kiểm định hồi quy tuyến tính đã ủng hộ 6 giả thuyết nghiên cứu là H1, H2, H3, H5 và H6. Sáu thành phần tạo nên Giá trị cảm nhận của khách hàng về dịch vụ gia công cơ khí là (1) Giá, (2) Chất lượng dịch vụ, (3) Chất lượng sản phẩm, (4) Năng lực gia công, (5) trị cảm xúc và (6) Giá trị xã hội. Trong đó, yếu tố Chất lượng sản phẩm và Năng lực gia công của doanh nghiệp có ý nghĩa tác động mạnh nhất lên Giá trị cảm nhận tổng thể. Kết quả kiểm định Anova cho thấy không có sự khác biệt về Giá trị cảm nhận giữa các nhóm tuổi của những người tham gia khảo sát. Tuy nhiên đối với các đối tượng có trình độ khác nhau thì có Giá trị cảm nhận khác nhau.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 5.1 Kết luận

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định các nhân tố tạo nên giá trị cảm nhận của khách hàng về dịch vụ gia công cơ khí hiện nay. Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu dựa vào cơ sở lý thuyết về giá trị cảm nhận mà nhiều nghiên cứu trước đã sử dụng. Đối tượng khảo sát là những nhân viên kỹ thuật trong các doanh nghiệp sản xuất đã đặt hàng và sử dụng các sản phẩm gia công cơ khí trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

5.2 Các kết quả chính của đề tài

Từ việc tổng kết các lý thuyết có liên quan và kết hợp với nghiên cứu về giá trị cảm nhận của khách hàng trong lĩnh vực công nghiệp của Sanchez và các cộng sự (2006), tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu gồm một biến phụ thuộc là Giá trị cảm nhận (PV) và 6 biến độc lập là là (1) Giá/Chi phí dịch vụ, (2) Chất lượng dịch vụ, (3) Chất lượng sản phẩm, (4) Năng lực gia công, (5) Giá trị cảm xúc và (6) Giá trị xã hội.

Tác giả đã tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích tương quan bằng EFA. Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các thành phần của thang đo đều đảm bảo độ tin cậy và có thể sử dụng được. Kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy 6 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu đều có ảnh hưởng đến Giá trị cảm nhận của khách hàng.

Kết quả của quá trình phân tích như sau như sau:

Kết quả hồi qui cho thấy, với hệ số R2 đã điều chỉnh = 0,774; mô hình có thể giải thích được 77,4% sự biến thiên của biến “Giá trị cảm nhận” của khách hàng về dịch vụ gia công cơ khí tại Việt Nam.

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến “Giá trị cảm nhận” thì “Chất lượng sản phẩm gia công” có tác động mạnh nhất (0,527), kế tiếp là “Năng lực gia công” (0,173). Như vậy, yếu tố Chất lượng sản phẩm gia công và Năng lực gia công của

công ty là có ảnh hưởng nhiều nhất đến giá trị cảm nhận của khách hàng. Đây luôn là những vấn đề mà khách hàng luôn quan tâm khi tham gia đặt hàng gia công.

Bên cạnh đó, “Chất lượng dịch vụ” ( 0,164) và “Giá” (0,123) cũng ảnh hưởng đáng kể đến giá trị cảm nhận của khách hàng. Tác động yếu nhất trong các nhóm yếu tố là “Giá trị cảm xúc” (0,112) và “ Giá trị xã hội” (0,093). Điều này cho thấy trong lĩnh vực gia công cơ khí yếu tố Xã hội ít ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng

Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy không có sự khác biệt về độ tuổi đối với Giá trị cảm nhận của những đối tượng tham gia khảo sát. Trong khi đó yếu tố yếu tố trình độ học vấn lại cho thấy có sự khác biết về Giá trị cảm nhận trong các nhóm có trình độ khác nhau.

Một vấn đề quan trọng khác cần lưu ý thêm là trong phân tích nghiên cứu tác giả nhận thấy giá trị trung bình của Giá trị cảm nhận của khách hàng là 3,2207. Điều này cho thấy cảm nhận về chất lượng dịch vụ gia công các sản phẩm cơ khí hiện nay vẫn còn thấp. Chính sự yếu kém trong chuyên môn cũng như thiếu hụt nguồn vốn đầu tư làm cho các doanh nghiệp dịch vụ vẫn chưa làm thỏa mãn các yêu cầu thực tiễn về sản phẩm gia công hiện nay. Trước tình hình như vậy các doanh nghiệp dịch vụ cần phải nỗ lực hơn nữa để cải thiện chất lược dịch vụ cũng như nâng cao giá trị cảm nhận của khách hàng.

5.3 So sánh kết quả nghiên cứu với nghiên cứu trước

Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy có sự khác biệt với nghiên cứu của Javier Sanchez và các cộng sự (2006) trước đây:

Thứ nhất: Số biến độc lập trong mô hình nghiên cứu vẫn không đổi là 6 biến tuy nhiên khái niệm các biến có sự thay đổi do khác biệt về lĩnh vực nghiên cứu. Các biến độc lập trong mô hình của Javier Sanchez và các cộng sự (2006) là: (1) Cảm nhận về tổ chức, (2) Cảm nhận về năng lực đội ngũ nhân viên, (3) Cảm nhận về chất lượng dịch vụ, (4) Giá, (5) Giá trị cảm xúc, (6) Giá trị xã hội. Còn trong mô hình nghiên cứu của tác giả các biến độc lập bao gồm: (1) Cảm nhận về Giá, (2) Cảm

nhận về Chất lượng dịch vụ, (3) Cảm nhận về Năng lực gia công, (4) Cảm nhận về chất lượng sản phẩm, (5) Giá trị cảm xúc, (6) Giá trị xã hội. Điều này cho thấy trong lĩnh vực dịch vụ gia công cơ khí có sự khác biệt so với dịch vụ du lịch. Trong gia công cơ khí khách hàng thường quan tâm đến chất lượng sản phẩm gia công và luôn đánh giá xem doanh nghiệp có đủ năng lực gia công sản phẩm hay không.

Thứ hai kết quả nghiên cứu cũng cho thấy kỳ vọng dấu ở cả mô hình của Javier Sanchez (2006) và mô hình của tác giả đều là dấu dương. Tuy nhiên mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc là khác nhau ở hai mô hình: Trong mô hình của Javier Sanchez và các cộng sự (2006), yếu tố có tác động mạnh nhất đến giá trị cảm nhận của khách hàng là Giá trị xã hội ( 0,25), tiếp theo là Giá (0,24), Chất lượng dịch vụ (0,21), Cảm nhận về tổ chức (0,21), Năng lực đội ngũ nhân viên (0,20) và Giá trị cảm xúc (0,15). Trong mô hình về dịch vụ gia công cơ khí của tác giả yếu tố tác động mạnh nhất đến giá trị cảm nhận của khách hàng là yếu tố Chất lượng sản phẩm (0,527) tiếp theo là Năng lực gia công (0,173), Chất lượng dịch vụ (0,164), Giá (0,123), Giá trị cảm xúc (0,112), Giá trị xã hội (0,093). Sự khác nhau này cho thấy trong lĩnh vực dịch vụ yếu tố chất lượng sản phẩm là quan trọng và có ảnh hưởng mạnh nhất đến giá trị cảm nhận của khách hàng vì chất lượng sản phẩm gia công công có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất thi công công trình của của doanh nghiệp. Yếu tố năng lực là yếu tố thư hai có ảnh hưởng mạnh đến giá trị cảm nhận khách hàng do đây là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm gia công. Trong khi đó kết quả nghiên cứu của Javier Sanchez (2006 ) cho thấy khách hàng thường quan tâm đến yếu tố xã hội nhiều hơn. Hình ảnh xã hội, danh tiếng và uy tín công ty có ảnh hưởng mạnh nhất đến giá trị cảm nhận của khách hàng.

5.4 Hàm ý chính sách đối với các doanh nghiệp dịch vụ gia công cơ khí hiện nay nay

Dựa vào kết quả nghiên cứu đã được phân tích ở chương 4, tác giả mong muốn đề xuất một số chính sách với các doanh nghiệp dịch vụ gia công cơ khí tại Việt

Nam hiện nay nhằm tăng giá trị cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ này theo 6 nhóm giải pháp tương ứng đối với các yếu tố tác động là là (1) Giá/Chi phí dịch vụ, (2) Chất lượng dịch vụ, (3) Chất lượng sản phẩm, (4) Năng lực gia công, (5) Giá trị cảm xúc và (6) Giá trị xã hội. Trong đó tập trung chủ yếu vào các yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến Giá trị cảm nhận của khách hàng.

5.3.1 Chất lượng sản phẩm gia công

Yếu tố Chất lượng sản phẩm gia công là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến giá trị cảm nhận của khách hàng. Do đó các doanh nghiệp cần quan tâm cải thiện chất lượng sản phẩm gia công.

Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 4.6 có 3 biến quan sát được khách hàng đánh giá thấp là PQ4 (Sản phẩm đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật), PQ5 (Sản phẩm được cung cấp là tốt nhất) ,PQ6 (Sản phẩm được cung cấp dễ sử dụng ). Các biến này đều có giá trị trung bình thấp hơn giá trị trung bình PQ (3,2816) . Do đó để nâng cao giá trị cảm nhận chúng ta cần cải thiện đánh giá của khách hàng đối với 3 biến quan sát này. Cụ thể như sau:

 Sản phẩm đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật

Các yêu cầu kỹ thuật của một sản phẩm gia công là các tiêu chuẩn thiết kế đối với từng sản phẩm, chi tiết gia công, là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng sản phẩm. Một sản phẩm không đạt yêu cầu kỹ thuật như thiết kế thì sản phẩm đó có chất lượng không tốt.

Chất lượng sản phẩm gia công phụ thuộc vào các yếu tố là Máy móc , Công nghệ và Con người.

- Đối với vấn đề về máy móc: Ngày nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, máy móc và thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất cũng ngày càng hiện đại và tinh vi. Do đó các sản phẩm bảo dưỡng, bảo trì cũng ngày càng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao. Với những loại sản phẩm này thì phải có những máy móc hiện đại mới có thể tạo ra chúng. Việc đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại luôn là yêu cầu cấp

bách đối với các doanh nghiệp cơ khí hiện nay. Sự ra đời của các máy gia công tự động CNC đã dần thay thế các máy công cụ lỗi thời khác tạo ra năng xuất cao hơn và chất lượng gia công cũng tốt hơn.

Tuy nhiên việc đầu tư máy móc hiện đại đòi hỏi các doanh nghiệp cần có nguồn vốn đầu tư thích hợp. Khó khăn của nền kinh tế hiện nay làm cho hầu hết các doanh nghiệp lâm vào cảnh thiếu vốn. Do vậy các doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa trong việc tích lũy vốn đầu tư, tập trung vào thế mạnh sẵn có phù hợp với thực trạng máy móc hiện có. Tránh việc nhận các hợp đồng gia công với những sản phẩm không phù hợp, có độ chính xác quá cao, quá phức tạp nằm ngoài khả năng gia công của doanh nghiệp. Đối với các thiết bị máy móc cũ cần có chế độ bão dưỡng định kỳ hợp lý.

- Đối với Công nghệ: Một quy trình công nghệ hợp lý giúp tạo ra năng suất và chất lượng tốt hơn. Cộng nghệ hiện đại phải kết hợp với máy móc và trang thiết bị phù hợp.Để tiếp cận công nghệ hiện đại và tiến tiến, các doanh nghiệp nên tăng cường hợp tác về chuyên môn với các doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến trong và ngoài nước. Thường xuyên tham gia các chương trình tư vấn từ các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

- Yếu tố Con người: Yếu tố con người được đề cập ở đây là con người chuyên môn, có tay nghề. Để tạo ra một đội ngũ có tay nghề cao và chuyên môn giỏi trong lĩnh vực gia công cơ khí đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng sàn lọc, tuyển chọn những nhân viên thực sự có năng lực. Tổ chức các chương trình đào tạo chuyên môn cho nhân viên. Tổ chức cho nhân viên thường xuyên tham gia các chương trình đào tạo của các chuyên gia trong và ngoài nước.

Yếu tố con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo ra những sản phẩm gia công tốt nhất.

Sản phẩm cung cấp cung cấp được xem là tốt nhất thì ngoài việc đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật còn phải có độ bền, tuổi thọ cao, làm việc ổn định.

Những vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào công tác thiết kế. Do vậy các kỹ sư thiết kế phải là những người có chuyên môn giỏi và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp cần quan tâm tuyển chọn và đào tạo những kỹ sư thiết kế giỏi.

 Sản phẩm được cung cấp dễ sử dụng

Sản phẩm gia công dễ sử dụng cũng phụ thuộc vào khả năng thiết kế. Tuy nhiên để thiết kế được những sản phẩm dễ sử dụng phù hợp với yêu cầu và mong muốn của khách hàng thì các doanh nghiệp cần phải có kinh nghiệm, cần phải quan tâm đến các yêu cầu sử dụng thực tiễn của khách hàng.

5.3.2 Năng lực gia công

Năng lực gia công là nói đến nguồn lực của doanh nghiệp. Năng lực gia công có quan hệ mật thiết với chất lượng sản phẩm, là nguyên nhân trực tiếp tạo ra chất lượng.

Theo bảng thống kê mẫu 4.7 có 3 biến quan sát được khách hàng đánh giá thấp là OC1 (Đội ngũ thợ lành nghề), OC2 (Đội ngũ tư vấn giỏi về chuyên môn) ,OC3 (Công nghệ mới, hiện đại). Các biến này đều có giá trị trung bình thấp hơn giá trị trung bình OC (3,2397) . Do đó để nâng cao giá trị cảm nhận chúng ta cần cải thiện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị cảm nhận của khách hàng về dịch vụ gia công cơ khí tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)