Kiến nghị với NHNN và cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại (Trang 72 - 74)

Mô hình 2.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA HABUBANK

3.3.2. Kiến nghị với NHNN và cơ quan quản lý

3.3.2.1. Đưa ra hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện và phù hợp với thông lệ quốc tế

Hiện nay những văn bản pháp lý của chúng ta đã thường xuyên được sửa đổi hơn cho phù hợp hơn với những quy định và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên trong những văn bản chúng ta vẫn còn những kẻ hở để các ngân hàng có thể dựa vào đó để lách luật, do hiện nay trình độ làm luật của chúng ta còn quá kém. Một ví dụ tiêu biểu như trong quyết định 493/2005/QĐ – NHNN thì việc phân loại nợ còn dựa chủ yếu trên số ngày khoản nợ quá hạn mà chưa chú trọng nhiều đến bản chất của khoản nợ đó. Vì vậy, nếu phân loại lại nợ của các NHTM Việt Nam thì nợ xấu nhiều hơn trong thực tế hiện nay của các ngân hàng rất nhiều.

Một vấn đề nữa là mỗi văn bản đề ra của chúng ta tính tương lai không được chú trọng và phân tích. Chính vì vậy QĐ 457/2005/QĐ – NHNN vừa ban hành năm 2005 thì năm 2007 đã lại phải có một số sửa đổi bổ sung. Một văn bản hoàn thành ra mà sau đó có quá nhiều văn bản để sửa đổi bổ sung cho nó, gây khó khăn cho những người thực hiện văn bản luật.

Chính vì vậy mà khi ban hành những văn bản tới đây cho phù hợp với việc quản lý rủi ro tín dụng của quốc tế thì các cơ quan Nhà nước cần chú ý phân tích biểu hiện của thị trường ngân hàng trong tương lai, tính khả thi khi triển khai những quy định đó tại Việt Nam, tính chặt chẽ của các điều luật.

3.3.2.2. Tăng cường hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng

Hiện nay đã có trung tâm thông tin tín dụng (CIC) ở đó có thông tin về các khoản tín dụng của các Ngân hàng đưa lên để các ngân hàng khác có thể thực hiện tra cứu thông tin về khách hàng. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là không ai có thể kiểm soát được những thông tin đó có chính xác, kịp thời hay không? Vì hiện nay một thực trạng chung của các Ngân hàng đó là không báo cáo về các khách hàng có phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu tại tổ chức mình để thông qua đó khách hàng đó vẫn có thể vay một ngân hàng khác và trả lại tiền cho ngân hàng mình. Điều này có thể gây rủi ro cho ngân hàng được vay vốn.

Chính vì vậy khi chúng ta đã có một trung tâm thông tin thì cũng cần có những chính sách để trung tâm đó hoạt động có hiệu quả, thông tin cập nhật bằng cách có một bộ phận chuyên trách về thu thập thông tin. Kết hợp thêm một số những thông tin như sau:

Một là, CIC nên cập nhật thêm các thông tin khác như vấn đề thương hiệu, hoạt động, năng lực quản lý… của các doanh nghiệp và tiến hành xếp hạng doanh nghiệp trên cơ sở xây dựng một hệ thống bảng điểm cho từng đối tượng doanh nghiệp. Tức là CIC phải hình thành trong nó một bộ phận chuyên chấm điểm và xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp. Điều này kết hợp với thông tin các ngân hàng báo cáo có thể đưa ra một cái nhìn khái quát về doanh nghiệp đó.

Hai là, CIC nên tổng hợp thông tin của ngành nghề kinh tế - xã hội để các tổ chức tín dụng có cơ sở để tham khảo vì bản thân CIC đã có một hệ thống dữ liệu và

CNTT phục vụ cho quá trình thống kê và phân tích một số lượng lớn mẫu thống kê.

NHNN nên nghiên cứu để xây dựng CIC thành một trung tâm cung cấp tin chuyên nghiệp hơn và chính xác hơn. Trên cơ sở tăng cường công tác giám sát những báo cáo lên CIC của các ngân hàng.

3.3.2.3. Đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng các công cụ tài chính mới vào thực tế ngành Ngân hàng Việt Nam

Một vấn đề vướng mắc hiện nay đó là việc áp dụng công cụ phái sinh vào thị trường tài chính Việt Nam. Hiện nay mới chỉ có một vào công cụ phái sinh được manh nha sử dụng như: hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ, kỳ hạn... Đây là một sự lạc hậu rất lớn của thị trường Tài chính nói chung và ngành Ngân hàng Việt Nam nói riêng, gây cản trở quá trình phát triển, hội nhập với các nền kinh tế lớn trên thế giới.

NHNN và các cơ quan quản lý nên bắt tay đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng công cụ phái sinh vào hoạt động của Ngân hàng, cần thiết phải có những khoá tập huấn về kiến thức cũng như ban hành các quy định, hướng dẫn việc sử dụng công cụ phái sinh thay vì chỉ dừng lại ở việc ban hành các quy định đơn lẻ, thiếu đồng bộ như hiện nay.

3.3.2.4. Thực hiện triển khai đồng bộ và hiệu quả chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Tiếp tục triển khai quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành Ngân hàng để ứng dụng những công nghệ hiện đại trong quản lý tín dụng khách hàng.

Đẩy nhanh chương trình tái cơ cấu, nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của các TCTD. Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá và giảm bớt những rào cản liên quan đến cổ phần hoá.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w