Tình hình hoạt động kinh doanh chung

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại (Trang 38 - 41)

Mô hình 2.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA HABUBANK

2.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh chung

Trong những năm qua, ngân hàng TMCP nhà Hà Nội đã rất nỗ lực để nâng cao vị trí của mình trong hệ thống các NHTM. Điều này thể hiện rất rõ thông qua việc ngân hàng không ngừng nâng cao vốn chủ sở hữu, mở rộng quy mô tín dụng và tăng tổng tài sản một cách mạnh mẽ. Chính vì vậy nên trong những năm vừa qua, lợi nhuận của ngân hàng TMCP nhà Hà Nội không ngừng tăng lên qua các năm. Thể hiện rất cụ thể qua những con số ở Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Bảng tổng kết quy mô của Habubank từ năm 2005 – 2009 Đơn vị : triệu đồng 2005 2006 2007 200 8 2009 Tổng tài sản 5.524.791 11.685.318 23.518.684 23.606.717 29.240.397 Vốn CSH 391.464 1.756.381 3.178.427 2.992.761 3.251.899 LN trước thuế 103.097 248.047 460.755 480.422 504.988 Dư nợ tín dụng 3.330.218 5.983.267 9.285.862 10.275.116 13.415.465

Ta thấy từ năm 2005 đến năm 2009, qui mô tài sản của Ngân hàng tăng lên gần 6 lần, trong đó có sự tăng lên tương xứng của Vốn chủ sở hữu. Điều này tạo ra những lợi thế trong cạnh tranh của Habubank với các ngân hàng khác như là về chi phí, uy tín… Chính vì thế dư nợ tín dụng của ngân hàng cũng tăng lên mạnh mẽ, đã làm cho lợi nhuận tăng từ 103.097 triệu đồng năm 2005 lên 504.998 triệu đồng năm 2009. Lợi nhuận của ngân hàng không ngừng thay đổi và chứng tỏ một quy mô sử dụng vốn và quản lý vốn ngày càng hiệu quả qua Biểu đồ 2.1 về tỷ lệ ROE và ROA như sau:

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ ROA và ROE của Habubank giai đoạn 2005– 2009

Tỷ lệ (%)

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005, 2006, 2007,2008,2009 của Habubank

Việc tỷ lệ ROA, ROE của Habubank năm 2006 giảm so với năm 2005 không phải là biểu hiện của sự hoạt động kém hiệu quả mà là do năm 2006 Habubank thực hiện tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu lên 1000 tỷ đồng. Điều này, nếu nhìn từ khía cạnh rủi ro lại có ý nghĩa tích cực nhất định, vì vốn chủ sở hữu tăng lên sẽ làm tăng tính tự chủ, tăng độ an toàn, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Thêm vào đó, thực hiện tốt các kế hoạch đặt ra, trong những năm vừa qua ngân hàng liên tục đạt những kết quả hoạt động kinh doanh đáng khích lệ. Trong

ba năm 2006- 2008 Habubank đã liên tục đạt danh hiệu cao quý: “Ngân hàng Việt Nam của năm 2006” ,“Ngân hàng Việt Nam của năm 2007” và “Ngân hàng Việt Nam của năm 2008” do tạp chí uy tín The Banker trao tặng. Vinh dự đón nhận Huận chương lao động hạng III do Chủ tịch nước trao tặng vì những đóng góp cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc giai đoạn 2003 – 2007. Tổng thu nhập của ngân hàng năm 2006 và 2007 đều ở mức cao: năm 2006 là gần 1.000 tỷ đồng, tăng lên gần 2 lần so với năm 2005, các năm tiếp theo đều đạt mức là hơn 2.000 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là các khoản thu từ lãi (chiếm trên 80%) còn các khoản thu từ phí chiếm tỷ trọng nhỏ: gần 5%. Tổng thu nhập tăng trung bình là hơn 100%/ năm. Chi phí hoạt động cũng tăng khoảng 70% /năm, trong đó chi phí cho thu nhập từ lãi chiếm khoảng 54%, đã giảm so với các năm trước đây.

Ngân hàng cũng đã chú trọng hơn trong việc trích dự phòng, chính vì vậy nên chi phí dự phòng rủi ro 2 năm 2008 và 2009 tăng đáng kể bằng khoảng 170% so với năm trước đó. Đây là kết quả của việc trích đầy đủ dự phòng rủi ro tín dụng, cả dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo quyết định 493 của NHNN. Tuy nhiên, sự tăng lên về chi phí dự phòng cũng không ảnh hưởng quá lớn đến thu nhập của ngân hàng. Điều này thể hiện ở bảng trên khi ta thấy được thu nhập trước thuế của ngân hàng luôn đạt mức tăng trưởng khoảng trên 80%, đặc biệt, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 140%.

Để đạt được kết quả như vậy trong toàn hệ thống Habubank là nhờ sự nỗ lực của toàn bộ các chi nhánh cũng như của toàn bộ cán bộ công nhân viên của Habubank. Tiêu biểu như Công ty chứng khoán Habubank (Habubank Securities), được cấp phép thành lập ngày 3/11/2005 với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng và được thực hiện 4 nghiệp vụ chính là môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu kí chứng khoán. Đầu năm 2006, Công ty chứng khoán Habubank đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên

50 tỷ đồng, được phép bổ sung thêm 2 nghiệp vụ: quản lý danh mục đầu tư và bảo lãnh phát hành. Công ty chính thức khai trương hoạt đồng từ 7/4/2006 tại 2C Vạn Phúc, (số 302 Kim Mã), Ba Đình, Hà Nội. Mặc dù mới được thành lập nhưng với nỗ lực của ban lãnh đạo cũng như toàn bộ nhân viên Công ty chứng khoán Habubank đã đạt được những kết quả đáng kể, ổn định tổ chức và không ngừng phát triển.Ngay trong năm 2006, lãi từ hoạt động và đầu tư chứng khoán là 122.113 tỷ đồng, đóng góp 10,3% vào tổng thu nhập.

Như vậy, thông qua những kết quả kinh doanh nêu trên của ngân hàng TMCP nhà Hà Nội đã chứng tỏ một ngân hàng đang vươn lên mạnh mẽ và năng động, để có thể tích cực hội nhập khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại (Trang 38 - 41)