Thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP nhà Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại (Trang 41 - 45)

Mô hình 2.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA HABUBANK

2.2.1.Thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP nhà Hà Nộ

Trong những năm gần đây, vấn đề về quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM được rất nhiều các cơ quan quản lý ngành ngân hàng quan tâm, cũng như đó là một vấn đề đáng lo ngại đối với các NHTM khi đứng trước thách thức hội nhập và cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi các NHTM phải có sự chuyển mình rõ rệt trong hoạt động kinh doanh.

Habubank đã đa dạng hoá các kênh huy động, mở rộng mạng lưới và xây dựng các chương trình tích điểm tặng quà để khuyến khích khách hàng trung thành và có nhiều giao dịch với ngân hàng.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu huy động vốn của Habubank 2004 – 2007

Đơn vị: nghìn tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005, 2006, 2007, 2008,2009 của Habubank

Trong những năm vừa qua, chúng ta chứng kiến một Habubank năng động trong huy động vốn kết hợp với phân bổ lại tỷ lệ cho vay theo ngành nghề, theo đồng tiền cho vay, theo cơ cấu về thời hạn.

Đặc biệt, năm 2008 kinh tế thế giới chứng kiến một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, mà bắt nguồn từ khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ bắt đầu từ năm 2007. Kinh tế Việt Nam nói chung, và hệ thống ngân hàng nói riêng đã phải rất vất vả trong việc huy động vốn kinh doanh để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Tuy nhiên, năm 2008 với Habubank lại là năm đánh dấu sự bứt phá trong việc triển khai mảng ngân hàng bán lẻ cao cấp nhằm đa dạng hoá nguồn thu, Habubank đã triển khai bước đầu thành công lớn đối với mảng Tư vấn tài chính cá nhân (Wealth Advisory). Nhờ đó, Habubank vẫn đạt tổng huy động vốn tương đương với năm trước (xấp xỉ 20.000 tỷ đồng) và có bước chuyển mình trong cơ cấu huy động vốn: năm 2007: huy động vốn từ thị trường LNH chiếm tỷ trọng lớn nhất (55%) trong khi huy động từ tiền gửi khách hàng chỉ đạt 53,5% thì năm 2008 huy động vốn từ

tiền gửi của khách hàng đã chiếm đa số (55,51%) và tiếp tục tăng cao trong năm 2009 (59,61%).

Trong những năm vừa qua, chúng ta chứng kiến một Habubank năng động trong huy động vốn kết hợp với phân bổ lại tỷ lệ cho vay theo ngành nghề, theo đồng tiền cho vay, theo cơ cấu về thời hạn.

Biểu hiện cụ thể ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu hoạt động tín dụng Habubank từ năm 2004 – 2007

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Phân theo cơ cấu thời hạn

- Cho vay ngắn hạn 69,41 70,39 72,54 52,09 56,63 - Cho vay trung, dài hạn 30,59 29,61 27,46 47,91 43,37

Phân theo loại hình doanh nghiệp

- DNNN 2,99 9,88 7,07 6,41 5,33

- Công ty CP, TNHH 65,01 59,63 62,10 75,24 75,61 - DN có vốn ĐT nước ngoài 3,21 1,41 2,34 4,34 5,45 - Cá nhân, hộ gia đình 28,79 29,09 28,49 14,01 13,61

Phân theo thành phần kinh tế

- Thương mại 65,94 63,51 61,15 61,23 60,53

- Nông lâm nghiệp 0,98 0,21 0,23 0,24 0,27 - Sản xuất và chế biến 3,8 3,18 3,5 3,47 3,62

- Xây dựng 8,68 6,17 6,52 5,12 4,78

- Vận tải và thông tin liên lạc 1,99 1,02 0,98 1,51 1,26 - Các ngành khác 18,61 25,91 27,62 28,43 29,54

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005, 2006, 2007,2008,2009 của Habubank

Thông qua bảng trên ta thấy sự thay đổi về tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế có sự chuyển biến theo hướng giảm tỷ trọng cho vay với DNNN, chú trọng cho vay với công ty CP, TNHH và đặc biệt cũng như nhiều NHTM khác đó là chú trọng hơn vào cho vay cá nhân, hộ gia đình. Tiêu biểu như năm 2005 cho vay với các công ty CP, TNHH là 65% thì đến năm 2009 tỷ lệ cho vay đối với các công ty này là 75%.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào dư nợ cho vay đối với ngành kinh tế thì ta thấy vẫn có những sự tập trung chủ yếu vào ngành nghề thương mại (luôn chiếm trên 60%). Điều này có thể gây ra những tiềm ẩn rủi ro tín dụng nếu như có một dấu hiệu suy thoái đối với ngành nghề này. Chính vì vậy cần có sự phân tích sâu sắc diễn biến tình hình của từng năm về triển vọng kinh tế của một số ngành nghề để hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra đối với ngân hàng. Không nên tập trung cho vay quá lớn vào một ngành nghề kinh tế, một đối tượng khách hàng, một khu vực địa lý… Thực tế, Habubank cũng đã nhận ra nguy cơ này nên tỷ trọng cho vay đối với ngành nghề thương mại đã giảm dần qua các năm (66% năm 2005 và 60% năm 2009), thay vào đó là sự tăng lên rõ rệt tỷ trọng của các ngành khác (18,61% năm 2005 và 29% năm 2009).

Song song với việc tăng cường huy động và mở rộng tín dụng, Habubank cũng rất chú ý đến việc bảo đảm an toàn trong cho vay. Với sự nỗ lực khống chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thể hiện cụ thể thông qua tỷ lệ nợ quá hạn giảm một cách đáng kể.

Bảng 2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn của Habubank năm 2005 – 2009

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tỷ lệ nợ quá hạn

(%)

1,1 0,95 0,92 2,8 1,98 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Báo cáo thường niên, 2005, 2006, 2007,2008,2009 của Habubank

Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội đã nỗ lực thực hiện phương châm “Hiệu quả, an toàn” nên để hạn chế nợ quá hạn phát sinh, cán bộ tín dụng ngân hàng đã chủ động luôn bám sát đơn vị, thực hiện các khâu thẩm định phương án và thực hiện tốt hoạt động kiểm tra kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng cho khách hàng. Chính vì vậy tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm đã giảm dần: năm 2005: 1,1%, năm 2006 là 0,95%, năm 2007 là 0,92% tương đương với các mức dư nợ quá hạn là 25,83 tỷ đồng; 36,63 tỷ đồng; 56,84 tỷ đồng; 86,66 tỷ đồng. Trong cả 2 năm

2006 và 2007 thì tỷ lệ nợ quá hạn này chủ yếu tập trung vào các công ty cầu đường và giao thông do chậm trả lãi nên bị chuyển sang nợ quá hạn. Vì vậy ngân hàng cũng cần quan tâm đến việc cơ cấu khoản vay một cách hợp lý về thời hạn trả nợ gốc và lãi, phương thức trả nợ sao cho phù họp với từng ngành nghề kinh doanh, chủ động đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trong việc trả nợ gốc và lãi.

Riêng năm 2008, do những khó khăn chung của nền kinh tế, tình hình thu nợ của Habubank gặp nhiều trở ngại khách quan khiến tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên tới 2,8% nhưng đây vẫn là mức dưới ngưỡng 5% mà NHNN cho phép và ngưỡng bình quân ngành là 3,5%. Sang đến năm 2009, rút kinh nghiệm từ năm trước, Habubank tăng cường công tác kiểm soát trước, trong và sau cho vay, nhờ đó tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm xuống chỉ còn 1,98%.

Như vậy ta thấy, trong những năm vừa qua thì Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội nói chung và các chi nhánh, cấu phần của ngân hàng đều rất nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, giảm đáng kể rủi ro tín dụng thể hiện thông qua sự giảm đi đáng kể của tỷ lệ nợ quá hạn ( luôn < 3% theo quy định của QĐ 457/2005/QĐ – NHNN)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại (Trang 41 - 45)