Thường xuyên tiến hành phân quyền theo thời kì

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại (Trang 70 - 71)

Mô hình 2.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA HABUBANK

3.2.9. Thường xuyên tiến hành phân quyền theo thời kì

Trong mỗi giai đoạn khác nhau thì nhu cầu của nền kinh tế, của các doanh nghiệp và cá nhân là khác nhau. Chính vì vậy sự phân quyền đối với mỗi cấp tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc chi nhánh… là khác nhau. Việc phân quyền phải được xác định trên cơ sở:

- Địa điểm nơi có chi nhánh: những thành phố lớn thì nhu cầu vay vốn lớn hơn, và tập trung nhiều chi nhánh ngân hàng hơn, ở những khu công nghiệp các công ty cũng có nhu cầu vốn cao hơn, vì vậy giám đốc chi nhánh ngân hàng ở đây phải có thẩm quyền cao hơn so với những địa điểm khác.

- Năng lực quản lý của giám đốc: đối với những giám đốc có năng lực quản lý, kinh nghiệm trong điều hành thì phân quyền nhiều hơn. Vì những giám đốc có kinh nghiệm cũng đồng nghĩa với việc họ biết cách giảm tối đa các rủi ro trên cơ sở phân quyền của họ. Hơn nữa họ cũng có khả năng điều hành những cán bộ cấp dưới làm việc cho họ theo đúng nguyên tắc.

- Phụ thuộc vào vốn tự có của ngân hàng: theo quyết định 457/QĐ – NHNN năm 2005 thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%, tỷ lệ cho vay tối đa đối với 1 khách hàng là 15% vốn tự có, nhóm khách hàng là 50% vốn tự có… Tất cả những tỷ lệ ấy quyết định xem ngân hàng có thể mở rộng tín dụng tới đâu và phân quyền cho giám đốc các chi nhánh như thế nào.

- Tính rủi ro đặc trưng của từng vùng kinh tế. Tuỳ từng vùng kinh tế khác nhau mà rủi ro của vùng đó cũng khác nhau, có thể có vùng kinh tế có tiềm năng

rất lớn nhưng lại luôn luôn phải hứng chịu những rủi ro của thiên nhiên. Vì vậy cũng không nên phân quyền cho giám đốc chi nhánh ngân hàng ở vùng này quá lớn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w