Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP nhà Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại (Trang 45 - 47)

Mô hình 2.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA HABUBANK

2.2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP nhà Hà Nộ

Hiện nay hoạt động cho vay chiếm 60 – 70% tài sản có của các NHTM, điều này chứng tỏ hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của các ngân hàng. Vì vậy để tăng cường hiệu quả kinh doanh, quản lý rủi ro tín dụng là vấn đề sống còn với các ngân hàng, Habubank cũng không là trường hợp ngoại lệ.

Trong quá trình phát triển, các chiến lược quản lý rủi ro tín dụng luôn được Habubank quan tâm và đặt lên hàng đầu.

2.2.2.1. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng và mô hình quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội

Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội (Habubank) rất chú trọng đối với công tác quản lý rủi ro tín dụng khi xem xét cấp tín dụng đối với khách hàng, chính vì vậy nên ngân hàng đã nghiên cứu và đưa ra những quan điểm và quy định riêng của mình về việc quản lý rủi ro tín dụng trong chính sách quản lý rủi ro tín dụng của mình trên cơ sở tuân thủ các quy định của NHNN.

- Quan điểm của Habubank:

Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho 1 khách hàng, 1 ngành nghề/ lĩnh vực, các nhóm khách hàng, ngành nghề/ lĩnh vực có liên quan với nhau, 1 ngoại tệ hoặc 1 địa bàn.

Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn phải được thực hiện theo chế độ tập thể (các thành viên tham gia quyết định cho vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động) để đảm bảo tính khách quan.

Áp dụng mức quyết định cấp tín dụng và/hoặc thời hạn cấp tín dụng tuỳ thuộc vào năng lực của chi nhánh.

- Hình thức:

Việc quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện dưới hình thức:

Các quy chế, quyết định, quy định do Chủ tịch HĐQT hoặc TG Đ ban hành. Định hướng hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ.

Công văn, thông báo do thành viên Ban điều hành ký. - Quy định về quản lý rủi ro tín dụng mới nhất:

Hiện nay các nội dung cơ bản của quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội được quy định trong văn bản “ Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội” ban hành kèm theo Quyết định số 801/2008/QĐ – HBB.

Tại Habubank có sự phân chia rõ trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng đối với từng bộ phận, điều này được thể hiện qua sơ đồ tổ chức quản lý rủi ro của NH.

Sơ đồ tổ chức quản lý rủi ro của Habubank (trang bên)

Mô hình 2.2. Sơ đồ tổ chức quản lý rủi ro của Habubank BAN KIỂM SOÁT

HĐQT

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w