Kiểm định về sự khác biệt của thu nhập đến việc ra quyết định mua thuốc

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI THUỐC KHÔNG KÊ ĐƠN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 72 - 76)

4.7.3. Kiểm định về sự khác biệt của trình độ học vấn đến việc ra quyết định mua thuốc không kê đơn định mua thuốc không kê đơn

Đối với nhóm trình độ học vấn có 4 cách thể hiện, do đó để kiểm định sự khác biệt đề tài sử dụng kiểm định One-way Anova.

Bảng 4.16: Kết quả kiểm định One-way Anova đối với nhóm trình độ học vấn

So tien chi tieu cho thuoc trong 1 thang

Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 27.715 3 9.238 9.376 .000 Within Groups 190.164 193 .985

Total 217.878 196

Nguồn: Bài nghiên cứu.

Bảng 4.16 cho thấy giữa các nhóm có mức ý nghĩa (Between Groups) = 0.00 (<0.05) cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm có trình độ học vấn khác nhau đối với mức độ tác động của các yếu tố “người bán”, “nhu cầu”, “người quen”, “bác sĩ”, “thương hiệu” đến quyết định mua thuốc không kê đơn của người tiêu dùng.

4.7.4. Kiểm định về sự khác biệt của thu nhập đến việc ra quyết định mua thuốc không kê đơn mua thuốc không kê đơn

Đối với nhóm thu nhập có 4 cách thể hiện, do đó để kiểm định sự khác biệt đề tài sử dụng kiểm định One-way Anova.

Bảng 4.17: Kết quả kiểm định One-way Anova đối với nhóm thu nhập

So tien chi tieu cho thuoc trong 1 thang

Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 6.261 3 .754 2.316 .215 Within Groups 91.618 193 .993

Total 95.878 196

Nguồn: Bài nghiên cứu.

Bảng 4.17 cho thấy giữa các nhóm có mức ý nghĩa (Between Groups)= 0.215 (>0.05) cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm có thu nhập khác nhau đối với mức độ tác động của các yếu tố “người bán”, “nhu cầu”, “người quen”, “bác sĩ”, “thương hiệu” đến quyết định mua thuốc không kê đơn của người tiêu dùng.

4.8 Tóm tắt

Chương 4 đã trình bày chi tiết về các phương pháp phân tích số liệu đã trình bày ở Chương 3. Thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo với 41 biến quan sát thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và giữ lại 27 biến quan sát đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Thực hiện song song việc đánh giá các kết quả phân tích nhân tố EFA thu được và giá trị nội dung của từng biến không thỏa điều kiện của kiểm định. Kết quả, sau 4 lần thực hiện phân tích EFA, rút ra được 8 nhân tố với 21 biến quan sát thỏa mãn hết các điều kiện đã đưa ra. Riêng chỉ có biến V_10, tác động của bác sĩ đến quyết định mua đạt giá trị nội dung và mức hệ số tải nhân tố xấp xỉ 0.5 nên được xem xét giữ lại.

Tiếp đến, đề tài đánh giá mức độ tác động của các nhân tố được rút ra thông qua phân tích hồi quy tuyến tính với độ tin cậy 95%. Kết quả thu được phương trình với 5 biến độc lập: người bán, bác sĩ, người quen, nhu cầu và thương hiệu. Trong đó, người bán có tác động cùng chiều và mạnh nhất đến quyết định mua của người tiêu

dùng được thể hiện thông qua số tiền chi tiêu mua thuốc không kê đơn của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, yếu tố bác sĩ lại có tác động ngược chiều với beta khá lớn.

Từ đây, đề tài thực hiện đánh giá các giả thiết của mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh với 5 giả thiết được chấp nhận và bác bỏ 3 giả thiết.

Qua kiểm định sự khác nhau trong việc chịu tác động của các yếu tố đến quyết định mua thuốc không kê đơn, đề tài nhận thấy có sự khác biệt giữa các nhóm độ tuổi và trình độ học vấn, ở hai nhóm giới tính có sự khác biệt nhỏ và các nhóm thu nhập không có sự khác biệt.

CHƯƠNG 5:

Giới thiệu

Từ những kết quả phân tích dữ liệu được trình bày trong Chương 4, Chương 5 sẽ đưa ra kết luận về kết quả nghiên cứu, đồng thời đề xuất một số kiến nghị chiến lược kinh doanh cho các công ty kinh doanh thuốc không kê đơn và các điểm bán lẻ thuốc.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI THUỐC KHÔNG KÊ ĐƠN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 72 - 76)