Đánh giá thang đo

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI THUỐC KHÔNG KÊ ĐƠN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 50 - 53)

Một thang đo được xem là có giá trị khi nó đo lường đúng cái cần đo. Do đó, điều kiện cần để một thang đo đạt giá trị là thang đó đó phải đạt độ tin cậy, nghĩa là cho cùng một kết quả khi đo lặp đi lặp lại.

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan tổng biến (item – total correlation).

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và cộng sự, 2005). Do đó, đối với bài nghiên cứu này, số liệu đáng tin cậy khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên.

Thêm vào đó, tổng giá trị tương quan của từng yếu tố nếu nhỏ hơn 0.3 được xem như là chưa đạt yêu cầu và được loại bỏ để cải thiện độ tin cậy của biến, cụ thể là cải thiện hệ số Cronbach’s Alpha (Hair và cộng sự, 1992).

Bên cạnh việc đánh giá độ tin cậy của thang đo, đề tài còn thực hiện đánh giá độ giá trị hội tụ và độ phân biệt của thang đo thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA). Từ đó, xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính.

Vì đề tài thực hiện nghiên cứu liên quan đến hành vi người tiêu dùng nên phương pháp trích yếu tố phù hợp nhất là phương pháp Principal Axis Factoring với phép quay Promax sẽ được sử dụng cho phân tích EFA. Phương pháp này sẽ giúp kiểm định hiện tượng đa công tuyến giữa các yếu tố của mô hình (nếu có).

Kết quả của mô hình sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quyết định mua của người tiêu dùng đối với sản phẩm thuốc không kê đơn tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả đo lường được trình bày trong chương sau.

3.6 Tóm tắt

Trong Chương 3 đã trình bày cụ thể phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu, kết quả của nghiên cứu định tính để bổ sung, điều chỉnh thang đo cho phù hợp với mục tiêu của đề tài. Từ đó xác định cụ thể các biến quan sát của từng thang đo và các phương pháp phân tích dữ liệu thu được sau nghiên cứu chính thức.

CHƯƠNG 4:

Giới thiệu

Chương 4 trình bày các kết quả đo lường và phân tích thang đo thông qua phân tích mô tả về mẫu nghiên cứu, kết quả kiểm định thang đo với phân tích hệ số Cronbach’s Alpha đối với biến quan sát, kết quả phân tích EFA và kết quả chạy mô hình hồi quy tuyến tính đối với các yếu tố tác động đến quyết định mua thuốc không kê đơn của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

4.1 Đặc điểm mẫu phân tích

Kết quả cuộc khảo sát, tổng cộng có 250 bản được phát ra, thu lại được 233 bản, tỷ lệ là 93%. Tiến hành chọn lọc và loại bỏ các bản khảo sát không đạt yêu cầu, kết quả có 197 bản được đưa vào quá trình phân tích số liệu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI THUỐC KHÔNG KÊ ĐƠN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)