Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI THUỐC KHÔNG KÊ ĐƠN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 38 - 41)

Quy trình nghiên cứu được chia làm 6 giai đoạn: Giai đoạn 1: Nhận biết vấn đề

 Bắt nguồn từ việc nhận thức được tiềm năng của thị trường thuốc không kê đơn tại Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Từ đó thực hiện nghiên cứu cơ sở lý thuyết về hành vi mua, đặc biệt tìm hiểu sâu hơn về quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng theo Philip Kotler. Đồng thời nghiên cứu kết quả của các đề tài, các bài nghiên cứu xoay quanh thị

trường thuốc không kê đơn của Lưu Thị Minh Hằng, M. M. Babu, Mohammad Shohel, George N. Lodorfos và các tổ chức nghiên cứu thị trường BMI, Nielsen và các quy định của Luật Dược 2005.

Giai đoạn 2: Nghiên cứu sơ bộ

 Nhằm tổng hợp một cách đầy đủ các yếu tố tác động đến quyết định mua của người tiêu dùng thuốc không kê đơn tại thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng mô hình nghiên cứu, đề tài thực hiện phỏng vấn ý kiến chuyên gia dựa trên các thông tin tổng hợp được từ giai đoạn 1.

Giai đoạn 3: Xây dựng thang đo và thiết kế bảng khảo sát

 Dựa trên kết quả nghiên cứu sơ bộ thông qua phương pháp nghiên cứu định

tính, phỏng vấn trực tiếp ý kiến chuyên gia, tác giả đưa vào quá trình xây dựng thang đo, thiết kế bảng khảo sát với tiêu chí tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người được khảo sát có thể dễ dàng hiểu được ý chính của câu hỏi và không chiếm thời gian cho từng người được khảo sát quá lâu.

Giai đoạn 4: Thực hiện khảo sát và xử lý mẫu

 Bảng khảo sát hoàn thiện với 14 câu hỏi được đưa vào khảo sát trong thời gian khoảng một tháng dành cho các đối tượng đã tiêu dùng thuốc không kê đơn tại các quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng bản đưa vào khảo sát là 250. Tiến hành chọn lọc và loại bỏ các bản không đạt yêu cầu.

Giai đoạn 5: Xử lý số liệu và tiến hành phân tích

 Số liệu được thu thập sẽ được mã hóa và đưa vào xử lý, phân tích bằng phần mềm SPSS. Để đáp ứng mục tiêu đề tài, các phương pháp phân tích dữ liệu được lựa chọn là đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, chạy mô hình hồi quy tuyến tính để đánh

giá mức độ tác động của các yếu tố và kiểm định sự khác biệt của các nhóm giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn đối với việc ra quyết định mua.

Giai đoạn 6: Kết luận và kiến nghị

 Đưa ra kết luận về các yếu tố tác động đến quyết định mua của người tiêu dùng thuốc không kê đơn và đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị cụ thể áp dụng kết quả thu được từ nghiên cứu. Bài nghiên cứu được thực hiện theo quy trình như sơ đồ 3.1.

Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI THUỐC KHÔNG KÊ ĐƠN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)