III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG:
4. BIỆN PHÁP THỨ BỐN: Tăng cường hình thức mua đứt bán đoạn thay thế cho hình thức gia công đặt hàng.
4.1. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn:
Công ty may Phù Đổng là một Doanh nghiệp có tiềm năng sản
xuất loại (vừa và nhỏ). Do đó, đội ngũ lao động của Công ty còn nhiều
hạn chế. Tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công ty năm 2004 là 350 người nhưng do được đầu tư vào trang thiết bị, máy móc khá tiên tiến
và hiện đại...Đây cũng chính là nền tảng và sức mạnh để Công ty có thể
chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu
của Công ty may Phù Đổng là dựa vào các hợp đồng may gia công xuất
khẩu (trên 90%) sản phẩm của Công ty bán chủ yếu thông qua các
khách hàng của Công ty may 10. Nghĩa là đối với thị trường nước
ngoài. Công ty không có quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng mà phải
thông qua nhiều khâu trung gian.
Chính vì lý do này mà doanh thu và lợi nhuận của Công ty không
cao, cũng như công tác kế hoạch của Công ty gặp nhiều lúng túng, bị động. Đây là một trong những lý do thôi thúc Công ty nên chuyển hướng sản xuất kinh doanh để thu được lợi nhuận nhiều hơn.
Dựa vào các hợp đồng may gia công và may xuất khẩu hoàn toàn theo yêu cầu của phía đối tác, nên có những thời điểm Công ty phải tăng cường độ lao động, tăng ca... nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ
sản xuất, có thể hoàn thành đúng thời hạn giao hàng đã ký kết trong
hợp đồng với khách hàng.
Ngược lại, có những thời điểm do Công ty không ký kết đủ số
hợp đồng gia công sản phẩm cần thiết để có thể đảm bảo sản xuất liên tục, do đó có những lúc Công ty phải dừng sản xuất hoặc sản xuất cầm
chừng. Chính vì thế, gây khó khăn cho Công ty trong công tác lập kế
hoạch sản xuất làm tăng chi phí, công việc không ổn định, ảnh hưởng đến đời sống của người lao động.
Trong khi đó thị trường may mặc trên thế giới không ngừng tăng
lên. Giá các loại hàng may mặc trên thế giới nhìn chung là rất cao, chi phí cho lao động ở đây là rất lớn, các Công ty nước ngoài lợi dụng giá lao động ở nước ta rẻ mạt, nên thuê các Doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc gia công những sản phẩm của họ, thu lợi nhuận cao.
Vì sự tồn tại và phát triển của Công ty các nhà lãnh đạo của Công
ty nên chuyển hướng sản xuất kinh doanh từ phương thức gia công sản
xuất hàng may mặc sang phương thức kinh doanh thương mại - mua đứt bán đoạn.
Vấn đề đặt ra là sản phẩm của Công ty sản xuất ra phải đáp ứng được yêu cầu, sở thích của khách hàng, để có sức cạnh tranh với sản
phẩm của Doanh nghiệp khác trong nước, nước ngoài trên thị trường. Để thực hiện quá trình chuyển đổi này thì Công ty may Phù Đổng
cần phải kết hợp một số chính sách, biện pháp cụ thể sau:
4.2. Phương thức tiến hành:
Đối với các thị trường quen thuộc, Công ty nên tiếp tục củng cố
uy tín và giữ vững mối quan hệ với đối tác, trong khi đó triển khai chào hàng, thử nghiệm sản phẩm, nghiên cứu những thị trường mới.
Từng bước hình thành trong hệ thống chi nhánh, văn phòng đại
diện tại một số nước và khu vực thị trường quan trọng làm đầu mối
cung cấp thông tin, phục vụ cho hoạt động kinh doanh bán hàng của Công ty. Đây là các thị trường nước ngoài hàng năm tiêu thụ một khối lượng sản phẩm tiêu thụ rất lớn và mang lại giá trị kinh tế cao.
Trong tương lai, nếu Công ty xây dựng được kế hoạch đầu tư đúng hướng, sản phẩm của Công ty làm ra có chất lượng cao, thì Công ty có thể tăng được đáng kể khối lượng sản phẩm xuất khẩu.
* Các biện pháp cụ thể là:
- Công ty tiếp tục ký hợp đồng sản xuất may gia công với những
thuật như: Gắn tên sản phẩm hoặc biểu tượng của Công ty nhằm tạo nên một số ảnh hưởng của Công ty trên thị trường.
- Đầu tư mua thêm nguyên phụ liệu cao cấp của nước ngoài để
sản xuất và xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường mới. Bên cạnh đó, Công ty cần tìm kiếm các nhà cung ứng nguyên phụ liệu khác
có chất lượng cao và giá thành lại thấp tạo thêm lợi thế cạnh tranh về giá đối với các loại sản phẩm khác.
- Cần tham gia các hội chợ quốc tế về hàng tiêu dùng ở thị trường
mà Công ty dự định sẽ thâm nhập.
- Nghiên cứu thị trường mới, nhằm tìm ra các lỗ hổng, yếu điểm
của thị trường, thiết kế sản phẩm mới với những mẫu mã, kiểu dáng,
chất liệu...phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của các khu vực thị trường
khác nhau gây một bước đột phá vào thị trường đó
- Xu hướng ở các nước tiêu dùng sản phẩm ngành may mặc với số lượng rất lớn các nhãn hiệu nổi tiếng. Bên cạnh đó, giá cả của các loại
sản phẩm này cũng rất cao vì thế Công ty cần mạnh dạn mua quyền sử
dụng danh tiếng của các nhà máy nổi tiếng.
- Ký hợp đồng với các tổ chức phân phối sản phẩm tại các thị trường mới nhằm tạo nên kênh phân phối sản phẩm có hiệu quả cao và có các chi phí là thấp nhất.
Tuy nhiên, Công ty không nên thực hiện thâm nhập vào các thị trường một cách đồng loạt bởi vì thực tế khả năng sản xuất kinh doanh
của Công ty còn nhỏ, chưa đủ sức. Do vậy, Công ty chỉ nên tập trung thâm
nhập vào thị trường với nỗ lực marketing chiều sâu đảm bảo thành công. Ngoài ra, cần phải nói thêm rằng Công ty mà chuyển hướng kinh doanh sang phương thức mua đứt, bán đoạn không có nghĩa là Công ty chỉ tập trung vào thị trường nước ngoài mà bên cạnh đó Công ty còn phải chú trọng đến thị trường nội địa, đặc biệt là vùng thị trường nông thôn đây là thị trường có tiềm năng tiêu thụ là rất lớn.
Hiện nay, chất lượng hàng may mặc có sẵn trên thị trường nội địa là chưa cao vì phần lớn các sản phẩm này là làm từ nguyên phụ liệu trong nước, mẫu mốt chưa được phù hợp, giá cả còn cao hơn mức thu
nhập trung bình của dân cư.
Trong điều kiện đó, nếu Công ty may Phù Đổng biết vươn lên giành ưu thế trong cạnh tranh và chỉ cần đáp ứng nhu cầu và thị hiếu
của người tiêu dùng về may mặc cho các đối tượng thuộc lứa tuổi 14.
Và tầng lớp trung niên thôi thì Công ty đã tiêu thụ được một khối lượng
sản phẩm đáng kể.
Dân số nước ta đến nay ước tính khoảng gần 85 triệu người, đến năm 2010 ước tính khoảng 95 triệu người. Thu nhập bình quân trên đầu người 800-1.000$ một năm, thị trường tiêu thụ hàng may mặc có sẵn
trên thị trường nội địa khá lớn. Nói chung, nhu cầu của thị trường trong nước sẽ rất đa dạng về chủng loại, chất lượng và giá cả của Công ty
đang có lợi thế về uy tín sản phẩm.
Để nắm bắt có hiệu quả thị trường nội địa thì Công ty phải có kế
hoạch điều tra, nắm bắt chính xác nhu cầu của tầng lớp dân cư ở cả
thành thị lẫn vùng nông thôn.
Trong điều kiện kinh tế - xã hội như hiện nay nông thôn là thị trường không có nhiều các yêu cầu khắt khe. Các yếu tố cấu thành sản
phẩm. Điều này cũng rất phù hợp với trình độ kỹ thuật, công nghệ của Công ty trong giai đoạn hiện nay.
Trong xu thế kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì thu nhập
bình quân của mọi tầng lớp, đặc biệt là đối với đời sống của nông dân
cũng dần tăng lên thì việc chiếm được phần thị trường rộng lớn này sẽ
là tiền đề vô cùng quan trọng cho việc phát triển các sản phẩm có giá trị cao hơn khu vực đó trong một tương lai gần.
Trước tình hình thực tế trên để duy trì và phát triển sản xuất trong
- Tập trung đầu tư trên diện rộng và toàn diện hơn nữa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa .
- Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng cao cấp, tạo
nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Do vậy, Công
ty cần có sự cải tiến, hoàn thiện hơn nữa chất lượng, hình thức, mẫu mã các loại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa. Tạo điều kiện
cho việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường của Công ty.
- Tăng cường công tác tiếp thị, chào hàng về các thị trường ở vùng nông thôn thông qua đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong marketing...
Đầu tư đổi mới công nghệ theo phương thức cải tiến dần dần,
từng bước trên cơ sở tận dụng các máy móc, thiết bị cũ nhằm khắc phục
những hạn chế về tài chính, tránh việc tăng giá các loại sản phẩm vốn đã cao hơn so với nhu cầu bình quân của người tiêu dùng ở khu vực thị trường này.
* Hiệu quả:
Cụ thể đối với sản phẩm là áo sơ mi nam * Theo phương thức sản xuất gia công
+ Giá gia công một chiếc áo khoảng 17.580đ
+ Giá thành toàn bộ một chiếc áo khoảng 16.400đ
- Lãi trước thuế: 1.180đ/ chiếc
* Theo phương thức mua nguyên vật liệu - bán thành phẩm
+ Giá ký hợp đồng với khách hàng là khoảng 65.925đ/chiếc
+ Chi phí mua vải giá: 15.000đ/m x 2,2m = 33.000đồng
+ Chi phí mua phụ liệu khuy, chỉ, bìa, khoanh cổ, túi PE...) = 10.000đồng
+ Chi phí còn lại bằng tổng toàn bộ một chiếc áo sơ mi gia công là 16.400đ
+ Lãi vay ngân hàng = 1.000đồng/chiếc
+ Tổng chi phí cho phương thức này của một chiếc áo sơ mi là 60.400đồng
+ Lãi trước thuế : 5.525đồng/chiếc.
Ta có thể thấy rằng, hiệu quả phương thức "Mua nguyên vật liệu,
bán thành phẩm" so với phương thức sản xuất"gia công đặt hàng truyền
thống" là rất lớn. Trừ toàn bộ các khoản chi phí thì lợi nhuận trước
thuế đạt được tính trên một sản phẩm theo phương thức "Mua nguyên vật liệu - bán thành phẩm" là 5.525đồng/chiếc gấp 4,7 lần so với phương thức "gia công truyền thống" là 1.180đồng/chiếc.