III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG:
2. BIỆN PHÁP THỨ HAI:
2.2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm:
Ở đây ta tập trung vào vấn đề duy trì và ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tạo ra sự khác biệt để chiếm đ ược ưu thế trong
cạnh tranh.
Trên cơ sở nghiên cứu về nhu cầu thị trường, Công ty tiến hành thử nghiệm sản phẩm trên tất cả các mặt như : mầu sắc, chất lượng vải, độ bền... tất cả các yếu tố đó phụ thuộc vào việc thu mua nguyên vật
liệu và các dây truyền sản xuất. Trên cơ sở từng yếu tố nêu trên cần tạo
ra những sản phẩm phù hợp với từng khu vực thị trường, từng loại
khách hàng cụ thể.
- Đối với sản phẩm là áo sơ mi : Đây là sản phẩm được coi là sản
phẩm mũi nhọn của Công ty nên chất lượng và mẫu mã tương đối đảm
bảo và phong phú. Tuy nhiên Công ty cần phải nâng cao chất lượng hơn
nữa, nhất là các loại áo sơ mi sản xuất tiêu dùng ở trên thị trường nội địa, cụ thể được thể hiện như sau:
* Cần cải tiến mẫu mốt, thay đổi mẫu cổ, thay đổi kích cỡ cho
phù hợp với người tiêu dùng. Nên tổ chức định kỳ hoặc nhân dịp những
ngày lễ cho ra đời một loại sản phẩm đặc biệt và chỉ bán trong dịp đó,
có thể hiện trên thị trường nhãn mác hoặc trên bao bì để phân biệt,
nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.
* Lựa chọn những nguyên liệu thích hợp, giá cả đa dạng nhằm
mục đích là để sản xuất ra những sản phẩm có giá bán phong phú phù hợp với nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội. Đặc biệt là thị trường ở vùng nông thôn, người có thu nhập chưa cao.
* Mở rộng sản xuất các mặt hàng quần áo trẻ em, bộ đồng phục
học sinh và mẫu mã kiểu dáng khoẻ, đẹp. Nhằm mục đích để thu hút
- Đối với các loại sản phẩm là áo Jacket: Từ trước tới nay sản
phẩm áo Jacket của Công ty tuy chất lượng đã khá tốt. Song mẫu mã còn nhiều hạn chế, kém phong phú. Do đó, Công ty cần phải tiến hành cải tiến sản phẩm này bằng cách là: Thiết kế thêm nhiều mẫu áo Jacket
mới, thay thế một số chất vải như vải Lincophai... bằng các loại vải
khác phải kết hợp hài hoà mầu sắc trên sản phẩm, đưa thêm một số chi
tiết vào sản phẩm như khoá, cúc, thêu, in...
* Công việc cụ thể thực hiện của biện pháp này là: - Đối với máy móc, thiết bị:
Qua việc điều tra năng lực máy móc, thiết bị của Công ty em
nhận thấy rằng Công ty cần phải thay thế đổi mới một số máy móc,
thiết bị thuộc thế hệ cũ, không đảm bảo về yêu cầu, về công suất thiết bị
cũng như hiệu quả sử dụng. Cụ thể các loại máy cần mua mới để thay thế
gồm:
Bảng 10: Danh sách máy móc, thiết bị cần đầu tư
Đơn vị tính (triệu đồng)
TT Tên máy Đơn giá Số
lượng
Thành tiền
1 Máy may 1 kim 8.700.000 05 43.500.000
2 Máy thùa băng 12.600.000 01 12.600.000
3 Máy cuốn ống 9.400.000 01 9.400.000
4 Máy zĩc zắc 12.000.000 02 24.000.000
5 Máy xén 12.700.000 02 25.400.000
Tổng cộng 114.900.000
Như vậy việc chi phí phải trả cho việc mua sắm một số loại máy
móc thiết bị mới để thay thế tổng cộng là 114.900.000đ
- Đối với việc nghiên cứu thiết bị mẫu mốt sản phẩm mới : Công
phòng kỹ thuật tương đối đồng đều ở mức cao cũng như được trang bị
các thiết bị máy móc hiện đại thì công tác này Công ty hoàn toàn có thể
thực hiện được. Điều cốt yếu ở đây là cán bộ quản lý của phòng kỹ thuật