Thực trạng xuất khẩu thủy sản và cuộc chiến chống bán phá giá Tôm:

Một phần của tài liệu Chống bán phá giá một số vấn đề và giải pháp cho doanh nghiệp việt nam (Trang 26 - 32)

ngành thủy sản đối với nền kinh tế đất nước và trên thị trường quốc tế, từng bước đưa thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu có những bước tiến rõ rệt trong những năm đầu mở cửa hội nhập, nếu như năm 2000 tổng giá trị xuất khẩu là 1,479 tỷ USD thì đến năm 2004 đã tăng lên 2,397 tỷ USD. Trong suốt nhiều năm liền, XKTS đứng thứ ba về giá trị xuất khẩu của cả nước, riêng 2004 tụt xuống thứ tư sau ngành giày da, tỷ trọng XKTS so với tổng kim ngạch cả nước ở mức cao trên dưới 10%. Như vậy hàng năm XKTS có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu.

Con tôm vốn được coi là sản phẩm xuất khẩu chủ đạo của ngành thủy sản Việt Nam. Các loại tôm như: Tôm hùm, tôm sú đen, tôm sú trắng và các loại tôm khác chiếm gần một nửa kim ngạch XKTS của đất nước. Trong 2003, Việt Nam đã xuất khẩu được 12.489.749 tấn tôm các loại, tăng 9.8% so với năm 2002. Xuất khẩu tôm chiếm 47.7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu tôm trên toàn thế giới. Năm 2004 giá trị xuất khẩu tôm chiếm 52% tăng 17.3% về giá trị và 11.8% về khối lượng.

Ngành công nghiệp thủy sản của Việt Nam đã phải trải qua hai vụ kiện chống bán phá giá khởi kiện bởi các nhà sản xuất Hoa Kỳ chống lại hàng nhập khẩu cá da trơn (3/2002) và tôm (4/2003). Thuế đánh vào các loại hàng hóa này là rất lớn, từ 37% đến 64% cho cá da trơn và 4%-26% đối với tôm - cao hơn rất nhiều so với mức lợi nhuận thông thường.

Trong giai đoạn suy thoái, các quốc gia đều sẵn sàng bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa khỏi cạnh tranh nước ngoài. Do đó, khi Việt Nam tiếp tục xuất khẩu các loại mặt hàng thủy hải sản sang thị trường Mỹ và Liên minh châu Âu thì khả năng có các vụ kiện trong tương lai là đáng kể.

Các hành động chống bán phá giá, mặc dù trên lý thuyết có ý nghĩa giải quyết sự không công bằng trong thương mại, nhưng lại đang được sử dụng như một rào cản chống lại sự cạnh tranh công bằng, đặc biệt là chống lại giá lao động hiệu quả / thấp tại các nước đang phát triển. Các biện pháp đó mang tính phân biệt đối xử, làm suy yếu các nguyên tắc

lợi thế so sánh, và kết quả là người tiêu dùng tại các quốc gia nhập khẩu phải trả nhiều tiền hơn cho mặt hàng đó, cũng như làm giảm lợi nhuận cho các nhà sản xuất và xuất khẩu ở các nước đang phát triển. Hầu hết các nhà kinh tế coi luật chống bán phá giá là một điều xấu.

Là mặt hàng hải sản bán chạy nhất tại Mỹ, tôm được nhập về từ 20 nước khác nhau. Theo Chủ tịch ASDA Wally Stevens, năm 2002 người dân miền nam Nước Mỹ đã tiêu thụ khoảng 636 nghìn tấn tôm cua sò các loại, trong đó sản phẩm nhập khẩu đáp ứng tới 88% nhu cầu trong nước. Stevens cho rằng, ngư dân Mỹ cần tự lượng sức mình vì sản lượng của họ không thể cung ứng đủ cho thị trường, ngay cả với mức 20%. Tuy nhiên, Liên minh tôm miền Nam (SSA) đã nhóm họp vào ngày 08/08/2003 và quyết định bỏ ra 4 triệu USD nhằm tiến hành vụ kiện chống bán phá giá tôm từ 12 nước vào thị trường Mỹ. SSA đã thuê hãng luật Deway Ballantine ở Washington tiến hành nghiên cứu mức độ gây thiệt hại của tôm nhập khẩu đến ngành sản xuất trong nước, đồng thời xác định tôm nhập khẩu có bán phá giá như luật Mỹ quy định hay không. Các nước có nguy cơ bị ngư dân Mỹ kiện gồm Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Ecuador, Brazil và một số nước khác. Riêng Việt Nam, tôm đông lạnh xuất khẩu là mặt hàng chủ lực với giá trị xuất 6 tháng đầu năm 2003 đạt gần 412 triệu USD, chiếm 44,8% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Trong đó, Mỹ là bạn hàng lớn nhất, nhập khoảng hơn 21 nghìn tấn, đạt giá trị hơn 208 triệu USD.

Nộp Đơn Khởi Kiện và điều tra:

31/12/2003 SSA chính thức nộp đơn khởi kiện “chống bán phá giá tôm” lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ của một số nước, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam.

Việt Nam có tất cả 37 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ. Tất cả những đơn vị này sẽ tham gia trả lời các câu hỏi điều tra chống bán phá giá. Tuy nhiên, DOC chỉ chọn 4 doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào quá trình thấm vấn gồm : Minh Phú, Kim Anh, Minh Hải và Camimex. 4 doanh nghiệp này đứng đầu về doanh số xuất khẩu tôm vào Mỹ, đạt kim ngạch hàng năm khoảng 70-120 triệu USD. Theo luật pháp Mỹ đây được gọi là những bị đơn bắt buộc, hoạt động độc lập và có số lượng xuất khẩu đủ lớn để đại diện cho Việt Nam. DOC sẽ tính toán biện độ thuế chống bán phá giá cho từng bị đơn, sau đó sẽ đưa ra mức thuế bình quân gia quyền (mức bình quân của 4 doanh nghiệp nói trên) để áp cho những doanh nghiệp còn lại.

16/07/2004 DOC công bố Quyết Định Sơ Bộ về mức thuế chống phá giá áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu tôm vào Mỹ. Theo đó, Ecuador từ 6,08% đến 9,35%, Ấn Độ 3,56-27,49%, Thái Lan 5,56-10,25% và Brazil 0-67,8%

Đồng thời Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cũng quyết định chọn Bangladesh và Ấn Độ làm thị trường thay thế để tính giá trong vụ kiện tôm cho 2 nước có nền kinh tế phi thị trường (lần lượt là Việt Nam và Trung Quốc). Dự kiến phải đến sát ngày ra phán quyết sơ bộ, DOC mới công bố thêm về giá trị thay thế cho 2 bị đơn này. Vụ kiện cũng làm các doanh nghiệp xuất khẩu và chế biến của VN điêu đứng bởi vừa phải hầu kiện chống bán phá giá tại Mỹ, vừa ngược xuôi lo nguyên liệu, ngành chế biến tôm chưa bao giờ lại rơi vào cảnh khó khăn đến thế. Vụ kiện chống bán phá tại Mỹ đang làm khối lượng xuất khẩu mặt hàng tôm sang thị trường này giảm mạnh bởi tâm lý e ngại từ phía người mua. Về lý thuyết, sự co hẹp của thị trường lớn này sẽ làm tăng nỗi lo ế thừa tôm nguyên liệu. Tuy nhiên, đà tăng trưởng mạnh mẽ tại các thị trường lớn như EU, Nhật Bản cùng với sự thu hẹp diện tích nuôi trồng đang gây sức ép đối với doanh nghiệp chế biến. “Kể từ cuối tháng 7 cho đến giữa T08/2004 không một hợp đồng đặt hàng, thậm chí không một lời chào mua từ các đối tác thân tín” đã khiến Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Minh Phú Lê Văn Quang đang cảm thấy áp lực của vụ kiện tôm ngày một nặng nề hơn.

"Từ ngày Bộ Thương mại Mỹ - DOC ra phán quyết với 4 nước còn lại trong vụ kiện, tình hình im ắng hẳn. Không thấy đối tác nào đặt mua hàng xuất sang Mỹ. Nhờ lợi thế về thuế suất, tôm Thái Lan rẻ hơn mình tới 10% vì vậy mà các nhà nhập khẩu đang đổ dồn về đó".

Bảng 1: Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam theo Quyết Định Sơ Bộ (ngày 16/07/2004)

Kim Anh, đơn vị có doanh số xuất khẩu tôm lớn nhất đã từ chối đón đoàn điều tra. Theo ông Nguyễn Văn Kịch_ Chủ tịch Ủy ban tôm VN, Kim Anh là một doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu lớn với nhiều chủng loại đa dạng, vì vậy khối lượng công việc chuẩn bị để khai báo với đoàn DOC rất đồ sộ. “Có lẽ vì lý do này mà họ đã không thể tiếp đón đoàn để tìm hiểu tình hình. Điều đó cũng có nghĩa Kim Anh sẽ không tham gia vào các giai đoạn tiếp theo của vụ kiện” Nhưng theo ông Trương Đình Hòe, Phó tổng thư ký VASEP, một trong những nguyên nhân chính khiến Kim Anh từ chối đoàn điều tra là chi phí quá cao. Ông cho biết, các công ty bị thẩm tra ở VN không có kinh nghiệm nên họ phải trông cậy nhiều vào luật sư tư vấn của Mỹ, với chi phí cho mỗi luật sư là trên 500 USD/giờ làm việc. Tính trung bình một luật sư làm việc trong đợt thẩm tra vừa qua là 20.000 USD. Tổng cộng có 4 luật sư thì số tiền phải chi của một doanh nghiệp lên đến 80.000 USD. Trong khi đó, có thể Kim Anh cảm thấy thị trường xuất khẩu tôm của công ty vào Mỹ không còn nhiều tiềm năng.

30/11/2004 ITC kết thúc quá trình thẩm tra tại chỗ.DOC ra mức thuế mới đối với tôm

Việt Nam. Mức thuế này giảm đáng kể so với Quyết Định Sơ Bộ của DOC đưa ra

Công ty Biên phá giá

(%)

Seaprodex Minh Hải (Bạc Liêu) 18,68

Minh Phú (Cà Mau) 14,89

Kim Anh 12,11

Camimex (Cà Mau) 19,60

Mức trung bình cho một số doanh nghiệp thuộc nhóm “Bị Đơn Tự Nguyện”: 16,01

Bảng 2: Mức thuế xuất CBPG áp dụng cho DNVN theo Quyết Định Cuối Cùng (ngày 30/11/2004) Tên Công ty Thuế suất trong Quyết Định Cuối Cùng

Seaprodex Minh Hải 4,30%

Minh Phú 4,38%

Kim Anh 25,76%

Camimex 5,24%

Mức thuế riêng biệt cho Mức trung bình cho 29 DN “Bị Đơn Tự Nguyện” 4,57%

Mức thuế chung cho các công ty Việt Nam khác 25,76%

Quyết Định Cuối Cùng Của ITC:

31/01/2005: ITC công bố phán quyết cuối cùng: việc nhập khẩu tôm từ Việt Nam

vào thị trường Hoa Kỳ gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa của

Hoa Kỳ.

Lệnh Áp Dụng Thuế Chống Phá Giá

Lệnh áp thuế chống phá giá của Hoa Kỳ có hiệu lực từ ngày 01/02/2004. DOC yêu cầu Cục Hải Quan Hoa Kỳ chính thức áp mức thuế chống bán pháp giá theo Quyết Định Cuối Cùng của DOC ngày 26/01/2005 đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, DOC cũng quy định rằng thuế chống bán phá giá sẽ áp dụng với các lô hàng tôm nhập khẩu chưa thanh toán vào hoặc ra khỏi nhà kho, để tiêu thụ vào hoặc sau ngày 16/7/2004.

Theo yêu cầu của Hải Quan Mỹ, ngoài số tiền thuế tính theo biên độ riêng biệt dành cho mỗi doanh nghiệp, các nhà nhập khẩu còn phải nộp khoản đặt cọc tương ứng với thuế suất áp dụng chung cho toàn quốc (Vietnam-wide rate), tức biên phá giá cao nhất.

Để xuất khẩu tôm vào Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam phải nộp hai khoản: Khoản 1: tiền thuế tính theo biên độ riêng biệt x giá trị lô hàng.

Khoản 2: tiền đặt cọc được tính theo công thức thuế suất chung cho toàn quốc x giá trị nhập khẩu tôm của doanh nghiệp đó trong thời gian tính từ khi vụ kiện phát sinh đến khi lệnh áp thuế có hiệu lực.

Khoản tiền đặt cọc phải nộp toàn bộ 1 lần và trước khi hàng nhập khẩu cập cảng Mỹ.

03/2005 Các doanh nghiệp Mỹ nhập khẩu tôm từ Việt Nam phải ký quỹ (đóng bond) một khoản tiền tương đương với trị giá nhập khẩu tôm trong vòng một năm nhân với mức thuế chống bán phá giá. Khoản ký quỹ này đóng theo từng năm, căn cứ trên trị giá nhập khẩu của năm trước và chỉ được giải ngân số tiền ký quỹ sau 3 năm khi DOC xem xét hành chính (administrative review) vào tháng 08/2007 có được kết quả để tính lại giá thành, giá bán của từng lô hàng nhằm quyết định mức thuế chống bán phá giá mới.

Một phần của tài liệu Chống bán phá giá một số vấn đề và giải pháp cho doanh nghiệp việt nam (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)