Vận động hành lang

Một phần của tài liệu Chống bán phá giá một số vấn đề và giải pháp cho doanh nghiệp việt nam (Trang 47 - 57)

Vụ kiên về chống bán phá giá sản phẩm philê cá da trơn và tôm Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ được xem là bài học về sự phối hợp các yếu tố kinh tế, chính trị cũng như sự liên kết chặt chẽ của các doanh nghiệp liên quan với các tổ chức và đồng minh trong và ngoài nước.Vận động hành lang đối với ngành lập pháp có hiệu quả hạn chế. Tuy nhiên vận động là cần thiết vì nó có thể khiến các cơ quan chống bán phá giá áp dụng các biện pháp công bằng và hợp lý trong quá trình điều tra. Vì vậy, vận động hành lang cần một chiến lược với các mục tiêu và mục đích rõ ràng. Trong vận động hành lang, chứng cứ tạo ra sức thuyết phục mạnh hơn là chỉ tiếp cận tới các đối tượng và đưa ra những lập luận cảm tính đối với họ. Hợp tác với báo chí, huy động các lực lượng nước ngoài và đặc biệt là lực lượng người Việt ở nước ngoài vì họ hiểu luật tại nước sở tại, các tổ chức đồng minh nhập khẩu, phân phối bán lẽ, bảo vệ người tiêu dùng, các tổ chức có quyền lợi chung và các tổ chức phi chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc giành sự ủng hộ của dư luận.

3. Hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá

Hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu Việt Nam được Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) xây dựng dựa số liệu xuất nhập khẩu đáng tin cậy, quy định pháp luật của WTO và thực tiễn điều tra của các nước.

Dự báo danh mục các ngành hàng và các mặt hàng Việt Nam có khả năng bị kiện phá giá trên cơ sở rà soát theo tình hình sản xuất,xuất khẩu từng ngành hàng của Việt Nam và cơ chế chống bán phá giá của từng quốc gia để từ đó có sự phòng tránh cần thiết.

Mặc dù không có một cơ chế pháp lý để có thể áp dụng cho mọi ngành, nhưng một cơ chế cảnh báo sớm có thể bao gồm các yếu tố sau: phân tích kinh tế, giám sát hoạt động của các nhà sản xuất nội địa, một mạng lưới quan hệ với các công ty vận động hành lang và các công ty luật ở nước ngoài, và theo dõi báo chí, cụ thể như sau:

-Thứ nhất, các phân tích kinh tế phải thể hiện cả tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào thời điểm hiện tại lẫn tình hình của nền công nghiệp tương ứng ở nước mà vụ kiện có thể xảy ra. Mọi sự tăng trưởng đột xuất của thị phần có thể dẫn tới một vụ kiện vì nếu thị trường bị hàng hoá nước ngoài thống lĩnh thì các nhà sản xuất nội địa cũng có thể đệ đơn kiện. Ngoài ra, sự suy giảm của thị phần cũng có thể là một trong các lý do khiến nhà sản xuất nội địa đệ đơn kiện chống bán phá giá bất chấp việc suy giảm đó là do sự cắt giảm trợ cấp của chính phủ, hay do công nghệ lạc hậu, hay do thiên tai.

-Thứ hai, việc theo dõi chặt chẽ các hoạt động của các nhà sản xuất nội địa có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát hiện một vụ kiện phá giá sắp xảy ra. Trước khi nộp đơn khởi kiện tới cơ quan có thẩm quyền, các nhà sản xuất nội địa cần phải phối hợp với nhau để tạo nguồn tài chính, thuê luật sư và chuẩn bị các thông tin cho việc kiện. Trong hầu hết các trường hợp, những hoạt động này là công khai. Vì khi các doanh nghiệp Việt Nam phát hiện các hoạt động này, họ phải lập tức chuẩn bị cho một vụ kiện. Việc theo dõi báo chí là một trong những cách hiệu quả khi các nhà xuất khẩu Việt Nam không có đại diện thường trực ở nước ngoài.

-Thứ ba, xây dựng mối quan hệ với các công ty luật và các công ty vận động hành lang là một cách thức tốt cho doanh nghiệp Việt Nam để biết về các công ty này cũng như biết về các dịch vụ mà họ cung cấp.Việc lựa chọn các công ty luật là rất cần thiết trong các vụ kiện chống bán phá giá, vì vai trò của luật sư là hết sức quan trọng. Vì vậy thông thường các doanh nghiệp, đều thông qua nghiệp đoàn hoặc hiệp hội cùng lựa chọn ( hoặc một số) công ty luật tư vấn, đại diện cho mình trong vụ kiện trong các vụ kiện, thường thì

trong các vụ kiện tại nước ngoài, khi lựa chọn luật sư cho các vụ kiện chống bán phá giá, các doanh nghiệp thường rất quan tâm đến khả năng sử dụng các chuyên gia về kinh tế, phải có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực chống bán phá giá của công ty luật cũng như khả năng sử dụng tiếng Anh của họ (đặc biệt trong các vụ kiện ở nước ngoài) thì mới có thể đáp ứng yêu cầu trong một vụ kiện ở tầm quốc gia.

4. Những lợi ích mà Hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá mang lại?

Hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá sẽ giúp doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ:

- Xác định sớm các mối đe dọa/nguy cơ bị điều tra áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu Việt Nam trước khi chính thức có đơn khởi kiện từ các ngành sản xuất của nước ngoài.

- Các doanh nghiệp Việt Nam có đủ thời gian và điều kiện để kịp thời điều chỉnh nhằm loại bỏ những mối đe dọa và chủ động đối phó với các cuộc điều tra của các cơ quan có liên quan của nước ngoài.

- Duy trì và phát triển kim ngạch và tốc độ xuất khẩu, qua đó giúp các ngành công nghiệp của Việt Nam ngày càng có tính cạnh tranh cao trên thị trường toàn cầu.

5. Phạm vi và đối tượng cảnh báo?

Hiện nay, Hệ thống cảnh báo tập trung vào 08 thị trường gồm: EU, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc Canada, Úc và Brazil với 13 ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam: Nhóm sản phẩm thép; Máy móc, Nội thất; Thủy hải sản; Da giày, Dệt may, Đồ gỗ, Dây cáp điện, Chất dẻo, Cao su, Giấy, Dụng cụ quang học đo lường, và Thiết bị điện.

Khi đăng ký tài khoản và truy cập, người dùng có thể dễ dàng truy xuất thông tin từ hệ thống với đầy đủ dữ liệu được cập nhật thông tin và mã hàng rõ ràng, rất dễ để theo dõi xem liệu hàng hóa của công ty mình có nằm trong danh mục sản phẩm có nguy cơ bị kiện cao hay không. Một số VD minh họa:

Các mã hàng có có nguy cơ cao bị kiện tại tất cả các thị trường

Các mã hàng có có nguy cơ vừa bị kiện tại thị trường EU

6. Nhóm giải pháp đối phó khi bị khởi kiện:

*Về phía chính phủ: Có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ và hiệp hội các doanh nghiệp, cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong kháng kiện

- Thành lập quỹ trợ giúp theo đuổi các vụ kiện để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp kháng kiện.

- Cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết về các thủ tục kháng kiện, giới thiệu các luật sư giỏi ở nước sở tại có khả năng giúp cho doanh nghiệp thắng kiện… - Không can thiệp trực tiếp vào các vụ kiện mà chỉ gián tiếp cung cấp thông tin về thị trường, về nguy cơ bị kiện chống bán phá giá hoặc thông tin qua con đường ngoại giao để gây sức ép với nước nhập khẩu

* Về phía các hiệp hội ngành hàng: cần phát huy vai trò là tổ chức tập hợp và tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao năng lực kháng kiện của các doanh nghiệp.

- Thông qua hiệp hội quy định hành vi bảo vệ lẫn nhau, phối hợp giá cả trên thị trường, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh có thể tạo ra cớ gây ra các vụ kiện của nước ngoài.

- Thiết lập cơ chế phối hợp trong tham gia kháng kiện và hưởng lợi khi kháng kiện thành công để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia kháng kiện.

-Tổ chức cho các doanh nghiệp nghiên cứu thông tin về giá cả,định hướng phát triển thị trường, những quy định pháp lý của nước sở tại về chống bán phá giá… để các doanh nghiệp kháng kiện có hiệu quả, giảm bớt tổn thất do thiếu thông tin.

* Về phía các doanh nghiệp: cần chủ động theo đuổi các vụ kiện khi bị nước ngoài kiện bán phá giá.

- Hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ kế toán phù hợp với các quy định của luật pháp và chuẩn mực quốc tế, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tình hình kinh doanh nhằm chuẩn bị sẵn sàng các chứng cứ, các lập luận chứng minh không bán phá giá của doanh nghiệp, tổ chức nhân sự, dự trù kinh phí, xây dựng các phương án bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, sử dụng tư vấn pháp lý ở tất cả các khâu của quá trình tham gia kháng kiện

- Tạo ra những mối liên kết với các tổ chức để vận động hành lang nhằm lôi kéo những đối tượng có cùng quyền lợi ở nước khởi kiện ủng hộ mình. Như trong vụ kiện tôm đã có “Liên minh hành động ngành thương mại công nghiệp tiêu dùng Mỹ” (CITAC) “Hiệp hội các nhà nhập khẩu và phân phối tôm Mỹ” (ASDA) đứng về phía các doanh nghiệp Việt Nam chống lại vụ kiện bán phá giá của Mỹ.

7. Nhóm giải pháp khi bị thua kiện:

Đây là những giải pháp được đưa ra nhằm hạn chế những tổn thất khi bị thua kiện và điều quan trọng cần làm là phải giữ vững được thị trường hiện có, bằng cách:

-Tiếp tục kháng kiện đề nghị xem xét lại các mức thuế chống bán phá giá, giảm thuế…

- Chủ động thương lượng với chính phủ của nước khởi kiện thực hiện cam kết giá. Cam kết giá là việc nhà sản xuất, xuất khẩu cam kết sửa đổi mức giá bán (tăng giá lên) hoặc

cam kết ngừng xuất khẩu với giá bị coi là bán phá giá hàng hoá. Đây là một thoả thuận tự nguyện giữa các nhà sản xuất, xuất khẩu và nước nhập khẩu. Khi một cam kết giá được chấp thuận. quá trình điều tra sẽ chấm dứt. Hiện nay, cam kết giá được coi là một biện pháp đối phó chủ động của các nước xuất khẩu trong các vụ kiện chống bán phá giá. Trong giai đoạn 1995-2001 trên thế giới đã có 34 nước thực hiện cam kết giá, trong đó có 10 nước chưa phải là thành viên WTO. Cam kết giá có ưu điểm là nhanh chóng hơn và ít tốn kém hơn so với việc phải hoàn tất cuộc điều tra của cơ quan điều tra về bán phá giá. Hơn nữa các nhà sản xuất, xuất khẩu ở nước bị kiện sẽ được hưởng phần lớn chênh lệch trước và sau cam kết tăng giá bán thay cho việc nộp thuế chống bán phá giá cho nước nhập khẩu. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu lúc này cũng phải đối mặt với việc giảm khả năng cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu, chấp nhận thực hiện các thủ tục hành chính nghiêm ngặt và phức tạp hơn trong giao dịch xuất khẩu… Vì vậy cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố về kinh tế, xã hội, luật pháp, khả năng cạnh tranh… trước khi thực hiện biện pháp này.

PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỔI THUYẾT TRÌNH:

Câu hỏi số 1: Cơ quan giải quyêt tranh chấp trong WTO

Tranh chấp trong phòng vệ thương mại (ở đây là chống bán phá giá) là tranh chấp giữa quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu, bản chất mang tính hành chính thuộc thẫm quyền của nước nhập khẩu và được thực hiện bởi nước nhập khẩu.

Tuy nhiên, khi các mâu thuẩn phát sinh được giải quyết không thỏa đáng giữa các bên thì sẽ có thể khiếu nại lên Cơ quan giải quyết tranh chấp ((Dispute Settlement Body – DSB) của WTO thành lập Ban Hội thẩm. Ban Hội thẩm sẽ xem xét vấn đề tranh chấp trên cơ sở các quy định trong các Hiệp định của WTO mà Bên nguyên đơn viện dẫn như là căn cứ cho đơn kiện của mình để giúp DSB đưa ra khuyến nghị/quyết nghị thích hợp cho các bên tranh chấp.

Câu hỏi số 2 : Khi Hiệp định TPP được ký kết thì có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình kiện chống bán phá giá đối với Việt Nam không?

Trả Lời :

Khi TPP được kí kết, đồng nghĩa với việc mở của thị trường nhưng bên cạnh đó các biện pháp phòng vệ thương mại cũng được các quốc gia nhập khẩu áp dụng gắt gao hơn. Trong đó có biện pháp chống bán phá giá.

Theo phân tích từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đàm phán TPP không có nội dung nào hạn chế quyền của các quốc gia nhập khẩu trong việc sử dụng các công cụ phòng vệ này.Dù TPP có Chương về phòng vệ thương mại, nhưng nội dung của các Chương này rất ngắn và chủ yếu nhấn mạnh yếu tố hợp tác trong việc xử lý nhanh các khiếu nại, nếu có.

Nói cách khác, sẽ không có chuyện TPP sẽ khiến các nhà nhập khẩu giảm bớt những biện pháp phòng vệ thương mại đối với Việt Nam.Cũng sẽ không có chuyện cơ quan điều tra bớt sử dụng những phương pháp tính toán bất lợi cho doanh nghiệp Việt. Càng không có khả năng nào để những yêu cầu hay tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm được hạ thấp, hoặc ít ra là không phát sinh thêm. Thực tế, hiện nay các hàng thuế quan

vẫn rất khó được gỡ bỏ.Hàng rào này đổ thì hàng rào khác lại dựng lên với mục tiêu bảo vệ bằng một giá cho hoạt động sản xuất của các nước.TPP có được ký kết, nhưng các quốc gia lại tăng cường biện pháp phòng vệ thương mại như áp thuế Chống bán phá giá và Chống trợ cấp thì doanh nghiệp Việt sẽ vẫn khó xuất khẩu.

Xem thêm: TPP và rào cản thương mại không lối thoát, http://vietbao.vn/Kinh-te/TPP-va-rao-can-thuong- mai-khong-loi-thoat/196022534/87/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bản tin các vụ kiện Thương mại quốc tế (số 37, tháng 7/2011) của Hội đồng Tư vấn về phòng vệ thương mại

2. Trang web http://www.moj.gov.vn/ CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP.

3. Trang web http://vasep.com.vn/ của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

4. http://chongbanphagia.vn/chong-ban-pha-gia-c43.html?trang=1 cua phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam

5. http://cafef.vn/vat-lieu-xay-dung/thep-viet-nam-bi-kien-ban-pha-gia-va-nhung- nguy-co-nhan-tien-20150930204702249.chn 6. http://chongbanphagia.vn/so-lieu-cac-vu-kien-chong-ban-pha-gia-chong-tro-cap- va-bien-phap-tu-ve-do-eu-tien-hanh-4-thang-dau-nam-2015-n6071.html 7. http://enforcement.trade.gov/stats/inv-initiations-2000-current.html 8. https://lhu.edu.vn/206/6033/ 9. http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/07/17/1407/ 10. http://luanvan.co/luan-van/de-tai-giai-phap-doi-pho-voi-hien-tuong-ban-pha-gia- trong-thuong-mai-quoc-te-26941/ 11. .https://tapchikhdt.lhu.edu.vn/54/6033/Giai-phap-vuot-rao-can-chong-ban-pha-gia- hang-thuy-san-xuat-khau-vao-thi-truong-Hoa-Ky-cua-cac-doanh-nghiep-thuy-san- Viet-Nam.html 12. http://thuysanvietnam.com.vn/duong-dau-voi-kien-chong-ban-pha-gia-article- 4766.tsvn 13. http://chongbanphagia.vn/vu-giai-quyet-tranh-chap-dau-tien-cua-viet-nam-tai-wto- -tom-nuoc-am-dong-lanh-n3108.html

Một phần của tài liệu Chống bán phá giá một số vấn đề và giải pháp cho doanh nghiệp việt nam (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)