Nhóm giải pháp để không bị khởi kiện:

Một phần của tài liệu Chống bán phá giá một số vấn đề và giải pháp cho doanh nghiệp việt nam (Trang 44 - 47)

- Chính phủ tích cực đẩy mạnh quá trình chuyển đổi nền kinh tế để sớm được công nhận là nền kinh tế thị trường. Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tính đến năm 2012, có 28 quốc gia công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trong đó không có Mỹ và nhiều nước châu Âu. Theo các quy định hiện hành về chống bán phá giá, trợ cấp trong pháp luật Mỹ, quốc gia có nền kinh tế phi thị trường là ở đó các cơ quan quản lý nhà nước không hoạt động dựa trên các nguyên tắc thị trường về chi phí và cấu trúc giá, vì vậy hoạt động mua bán hàng hóa ở các quốc gia này không phản ánh giá trị thực của hàng hóa.

Ví dụ, trong một vụ kiện chống bán phá giá, giá thành thật sự của một sản phẩm cụ thể do một DN sản xuất ra ở Việt Nam là 10 USD nhưng Bộ Thương mại Mỹ (DOC) có thể quyết định là 15 USD. Vì DOC sử dụng “phương pháp thay thế” thông qua nước xuất khẩu thứ ba có mức độ phát triển kinh tế giống Việt Nam, có sản xuất mặt hàng tương tự

để tính ra giá thành. Trong khi Thái Lan, một nước mà Mỹ coi là có nền kinh tế thị trường thì được công nhận giá trị hàng hóa sản xuất, giá hàng nhập khẩu được so sánh với giá các sản phẩm tương tự trên thị trường nội địa. Những nước được Mỹ công nhận có nền kinh tế thị trường hầu như không bị kiện.

-Hiện nay Việt Nam là thành viên của WTO nên khi giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan tới chống bán phá giá ta có thể gởi lên WTO giải quyết. Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế nói chung và chống bán phá giá nói riêng có uy tín và hiệu quả nhất là cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Đây cũng là một nhân tố chúng ta phải tính đến trong quá trình giải quyết các tranh chấp liên quan tới chống bán phá giá và có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu quả của tổ chức này.

- Tổ chức các khóa đào tạo về áp dụng thuế chống bán phá giá cho đông đảo các cán bộ ngành. Nội dung của các khóa đào tạo này sẽ bao gồm những vấn đề kinh tế liên quan tới bán phá giá, những quy định về thuế chống bán phá giá của WTO, kinh nghiệm áp dụng thuế chống bán phá giá của một số nước. Đồng thời, trong phạm vi khả năng của mình Bộ thương mại có thể hỗ trợ doanh nghiệp thông tin về các văn phòng luật sư nước ngoài có kinh nghiệm về chống bán phá giá; giúp các doanh nghiệp bằng việc tổng hợp các kinh nghiệm và bài học của các vụ kiện chống bán phá giá trước đó.

-Tổ chức các hội thảo hoặc buổi làm việc với các phòng thương mại, các hiệp hội, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp để phổ biến thông tin và giúp đối tượng hiểu đầy đủ về bản chất của các biện pháp bồi thường trong thương mại quốc tế. Cùng với các nỗ lực tương tự các Hiệp hôi doanh nghiệp. Các viện nghiên cứu..., bước đầu có thể nói rằng hoạt động tuyên truyền về chống bán phá giá ở Việt Nam đã có những hiệu quả tích cực. Với những nhận thức đúng về bản chất của việc chống bán phá giá ( nhằm đảm bảo cho thương mại công bằng). Cả Chính Phủ và các doanh nghiệp Việt Nam dường như đều xem đây là các vấn đề thuộc về thương mại đơn thuần ( không mang tính chính trị) và có cách hành xử tương ứng : chủ động khởi kiện khi thấy hàng hóa nước ngoài bán phá giá vào thị trường nội địa.

- Chính Phủ cũng có thể giúp đỡ hiệp hội doanh nghiệp trong việc vận hành hệ thống cảnh báo sớm bằng cách trao đổi các thông tin kinh tế vĩ mô và thu thập các thông tin thông qua các mạng lưới quan hệ của mình, ví dụ: Bộ thương mại thông qua hệ thống các tham tán thương mại của mình có thể giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam thu thập thông tin về thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, các cơ quan nhà nước cũng có thể cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho các doanh nghiệp, đặc biệt là đào tạo về luật thương mại quốc tế. Chính Phủ có thể thông qua các mối quan hệ của mình để tác động tới cơ quan điều tra nước ngoài nhằm thuyết phục họ công bằng trong quá trình điều tra vụ việc.

- Để giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua những khó khăn khi bị nước ngoài kiện bán phá giá, Chính Phủ có thể nghiên cứu thành lập các quỹ trợ giúp theo đuổi các vụ kiện phục vụ cho việc xuất khẩu để giúp đỡ cho các doanh nghiệp kháng kiện về mặt tài chính. Các cơ quan đại diện ở nước ngoài của chính phủ cần giúp đỡ các doanh nghiệp về mặt cung cấp thông tin, nhất là những thông tin liên quan đến việc nước ngoài khiếu kiện doanh nghiệp Việt Nam và thông tin liên quan đến những luật sư giỏi ở nước sở tại có khả năng giúp cho doanh nghiệp thắng kiện. Các cơ quan hữu quan của chính phủ và phương tiện thông tin cần tuyên truyền tình hình để tăng cường lòng tin cho các doanh nghiệp theo đuổi vụ kiện.

- Kích thích phát triển các công ty luật có khả năng bảo vệ các doanh nghiệp trước các vụ kiện bán phá giá; khuyến khích sử dụng dịch vụ tư vấn luật.

- Các doanh nghiệp Việt Nam phải có chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu nhằm phân tán rủi ro, bảo đảm hoạt động sản xuất “không nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Không nên tập trung xuất khẩu một vài mặt hàng với khối lượng lớn vào một nước vì đây có thể là cơ sở cho các nước khởi kiện bán phá giá.

- Hệ thống chứng từ sổ sách và hạch toán kế toán theo chuẩn mực quốc tế

- Các doanh nghiệp cần phải tăng cường các hiểu biết về thị trường, có chiến lược về định giá xuất khẩu, xuất khẩu với giá cao những sản phẩm có chất lượng tốt hoặc tăng

hàng xuất khẩu thay cho cạnh tranh bằng giá thấp; áp mức giá bán hợp lý mà thị trường chấp nhận. Xây dựng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và đa phương hoá thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một nước vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện bán phá giá. Theo hướng đó các doanh nghiệp cần chú trọng đến các thị trường lớn (Trung Quốc, Nhật Bản..) các thị trường mới nổi (Hàn Quốc, Úc..) các thị trường mới (SNG, Trung Đông, Nam Phi...). Bên cạnh đó cần tăng cường khai thác thị trường nội địa - một thị trường có tiềm năng phát triển.

Một phần của tài liệu Chống bán phá giá một số vấn đề và giải pháp cho doanh nghiệp việt nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)