Bài học kinh nghiệm từ vụ kiện

Một phần của tài liệu Chống bán phá giá một số vấn đề và giải pháp cho doanh nghiệp việt nam (Trang 35)

a Ý nghĩa của vụ việc

Vụ kiện tôm của Việt Nam tại Mỹ (WT/DS404/1) là vụ kiện đầu tiên mà Việt Nam khởi xướng (với tư cách người đi kiện – nguyên đơn) trong khuôn khổ WTO.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, vụ kiện được xem là thành công lớn ở cả hai khía cạnh: Thứ nhất là, lựa chọn trúng và đúng vấn đề (những vấn đề có khả năng thắng cao, đồng thời là những biện pháp, phương pháp, thông lệ mà Hoa Kỳ áp dụng cho tất cả các cuộc điều tra đã hoặc sẽ xảy ra trong tương lai); Thứ hai là, chuẩn bị các lập luận xác đáng, thuyết phục để đạt được kết quả tốt nhất có thể và trên thực tế Việt Nam đã thắng 3 trong 4 vấn đề đưa ra khiếu kiện).

Với kết quả thắng lợi này, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc:

-Đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ không áp dụng các biện pháp bất lợi liên quan đối với hàng hóa Việt Nam; vấn đề kiện chống bán phá giá ở Hoa Kỳ đối với hàng hóa Việt Nam, vì vậy, có thể sẽ bớt khắc nghiệt hơn; mức độ thiệt hại từ các vụ kiện được hy vọng sẽ giảm đáng kể. Cũng thông qua vụ việc này, Việt Nam đã gửi thông điệp ra thế giới rằng Việt Nam sẽ đấu tranh tích cực để bảo vệ các quyền lợi của các doanh nghiệp xuất khẩu trong các vụ kiện chống bán phá giá tại bất kỳ nước nào;

-Khích lệ về mặt tinh thần cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tự tin, chủ động sử dụng công cụ giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong thương mại quốc tế theo các quy định của WTO mà không làm ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa các bên tranh chấp.

b Về vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp

Trong vụ việc đầu tiên, mọi công việc từ ý tưởng khởi kiện đến quyết định tham vấn, từ lựa chọn luật sư đến chuẩn bị chứng cứ, từ tham gia các thủ tục tố tụng đến theo dõi thực thi… đối với Việt Nam đều là “lần đầu tiên”. Những cái được và chưa được trong vụ việc của những “lần đầu tiên” này là những kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp, hiệp hội nói riêng trong việc sử dụng công cụ giải quyết tranh chấp trong WTO để bảo vệ lợi ích của mình.

Đặc biệt, điểm đáng ghi nhận nhất trong vụ việc này là vai trò chủ động, tích cực của các Hiệp hội doanh nghiệp trong việc phát hiện vấn đề cũng như tham gia vào quá trình chuẩn bị cho vụ việc. Cụ thể, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tiến hành:

+ Chủ động nghiên cứu nghiêm túc vấn đề từ góc độ của Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, đưa đề xuất với Chính phủ về việc Việt Nam cần khởi kiện Hoa Kỳ ra WTO;

+ Trong khi các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn đang lúng túng bởi chưa có tiêu chí hay cơ chế nội bộ nào cho việc quyết định có khởi kiện hay không, đã có những lập luận thuyết phục và chặt chẽ với các cơ quan liên quan cũng như những hình thức tuyên truyền thích hợp nhằm tạo sự ủng hộ của công chúng, góp phần vào quá trình ra quyết định khởi kiện của Chính phủ;

+ Tham gia tích cực và hiệu quả vào việc lựa chọn luật sư tư vấn cho vụ việc và với việc giới thiệu luật sư giỏi, nhiều kinh nghiệm và có kết nối từ vụ việc gốc ở Hoa Kỳ và tranh chấp trong WTO, có thể nói hai Hiệp hội đã cùng góp phần vào thành công trong kết quả của vụ việc.

Mặc dù các Hiệp hội liên quan đã có đóng góp rất tích cực và phối hợp tốt với các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong giai đoạn đầu, vẫn còn những vấn đề tồn tại trong quá trình tham gia giải quyết tranh chấp này, chủ yếu trong giai đoạn sau đó. Cụ thể:

+ Sau khi vụ việc được bắt đầu, các Hiệp hội không được thông tin về diễn tiến cũng như những nội dung liên quan của vụ việc cũng như không có cơ hội phối hợp, sát cánh cùng các cơ quan Nhà nước liên quan trong quá trình giải quyết vụ việc;

+ Các Hiệp hội cũng không được tham gia hay tiếp cận các báo cáo về vụ việc của phía Việt Nam và những kinh nghiệm từ vụ việc tranh chấp đầu tiên trong WTO này.

==> Vụ tranh chấp đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong khuôn khổ WTO chỉ là một trong số hơn 400 vụ tranh chấp giữa các nước thành viên mà WTO đã chứng kiến từ ngày thành lập năm 1995 đến nay, vì thế nó có thể không đặc biệt lắm với thế giới. Nhưng rõ ràng với Việt Nam đây lại là bước ngoặt có ý nghĩa, với nhiều bài học lớn cho Chính phủ cũng như các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam nói riêng.

6. Tình hình sau kháng kiện: Sản lượng xuất khẩu tôm qua các năm: Sản lượng xuất khẩu tôm qua các năm:

2011 2012 2013 2014 T8/2015 Giá trị XK tôm qua các kỳ (Tỷ USD) 2,4 tỷ USD 2.25 tỷ USD 3.28 tỷ USD 4.10 tỷ USD Trên 1.8 tỷ USD Tỷ trọng tăng/giảm +4% -6.3% +45.7% +25% -34.14% (so với cùng kỳ)

Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Năm 2011: mặt hàng tôm vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các sản phẩm thủy sản XK chủ lực của ViệtNam, chiếm 39,8%. Mặc dù nguồn nguyên liệu tôm sú thiếu hụt nghiêm trọng do dịch bệnh ở khu vực ĐBSCL, nhưng lại được bù đắp bằng nguồn cung cấp tôm chân trắng và một phần đáng kể nguồn tôm NK từ các nước, nên XK tôm vẫn duy trì tăng trưởng khả quan gần 14% so với năm trước. XK tôm sú giảm 0,6% trong khi XK tôm chân trắng tăng gần 70% về giá trị so với năm 2010. Tổng giá trị XK tôm của

Việt Nam cả năm đạt 2,396 tỷ USD, vượt qua mốc 2 tỷ cả năm 2010. Trong đó, XK tôm

sú đạt trên 1,43 tỷ USD, chiếm gần 60% tổng giá trị, XK tôm chân trắng đạt 704 triệu

USD, chiếm 29,3% tỷ trọng, 12% còn lại là tôm các loại khác.

Năm 2012, Việt Nam XK tôm sang 92 thị trường, với tổng giá trị ước tính đạt 2,25

tỷ USD giảm khoảng 6.3% so với năm 2011. Trong top 10 thị trường NK chính tôm

Việt Nam có 5 thị trường giảm mạnh gồm: Mỹ giảm 15,6%, EU giảm 24,8%, Canada

giảm 14,1%, ASEAN giảm 22,2% và Thụy Sĩ giảm 10% .

Năm 2013, nguồn cung tôm thế giới giảm do dịch bệnh EMS, giá tôm trên thị trường thế giới tăng mạnh, nhu cầu NK tôm chân trắng tăng cao là những yếu tố chính giúp Việt Nam thu được kết quả trên 3 tỷ USD XK tôm. Trong 11 tháng đầu năm 2013, giá trị XK tôm chân trắng đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 107% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 50% tổng giá trị XK tôm, trong khi tôm sú đạt trên 1,2 tỷ USD, chiếm 43,6%, chỉ tăng gần 6%. Giá tôm nguyên liệu tăng cao do sản lượng tôm trong nước cũng như trên thế giới giảm mạnh đã khuyến khích người nuôi tôm đẩy mạnh thả nuôi tôm, đặc biệt là tôm chân trắng.

Năm 2014 kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2014 ước đạt 7,9 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào kết quả xuất khẩu của mặt hàng tôm, với giá trị xuất khẩu cao nhất từ trước tới nay khoảng 4,1 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2013. Tôm là mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất trong nhóm các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng mạnh của mặt hàng tôm đã góp phần quan trọng để duy trì nhịp độ tăng trưởng khá trong xuất khẩu của toàn ngành thủy sản, trong khi vẫn còn một số mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác vẫn có xu hướng giảm. Tôm chân trắng tiếp tục vượt xa tôm sú với giá trị xuất khẩu đạt gần gấp đôi.

Về thị trường xuất khẩu, Mỹ tiếp tục là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu tôm Việt Nam, mặc dù trong vài tháng cuối năm xuất khẩu tôm vào Mỹ có sự giảm sút so với nửa đầu năm. Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Indonesia và Ecuador là tác nhân chính dẫn tới sự sụt giảm này.

Năm 2015:Ước tính XK thủy sản của cả nước 8 tháng đầu năm đạt 4,2 tỷ USD, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái. XK 4 sản phẩm chủ lực đều giảm từ 6,5-28%, trong đó XK tôm giảm mạnh nhất (-29%), tác động đến kết quả XK chung. Tôm chiếm 43% giá trị XK thủy sản đạt trên 1,8 tỷ USD, giảm so với 2,6 tỷ USD cùng kỳ năm 2014 (chiếm 50%). XK tôm sang khối các thị trường chính đều giảm trong đó XK sang Mỹ giảm mạnh nhất 51% do giá tôm giảm và do cạnh tranh khó khăn về nguồn cung và giá với tôm Ấn Độ và Indonesia,

Nguyên nhân chính:

Đồng USD tăng giá mạnh, euro và yên Nhật mất giá làm giảm nhu cầu NK tại thị trường EU và Nhật Bản, tăng áp lực cạnh tranh tại thị trường Mỹ, khiến DN XK bị ép giảm giá ở các thị trường chính.

Giá thành sản xuất cao hơn so với các nước đối thủ khiến tôm Việt Nam khó cạnh tranh về nguồn cung và giá bán trên thị trường Mỹ.

Trung Quốc phá giá đồng NDT khiến DN XK gặp khó khi XK sang thị trường này: bị ép giá, bị chịu thiệt kép về tỉ giá do phải đổi sang USD để kê khai thuế hải quan cửa khẩu, sau đó tiếp tục bán để lấy VNĐ.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, ngày 7/9/2015, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ 1/2/2013 đến 31/1/2014. Theo đó, mức thuế trung bình 0,91% đã giảm so với kết quả sơ bộ 0,93% công bố hồi tháng 3/2015 và giảm mạnh so với mức thuế 6,37% của kỳ xem xét lần trước POR8. Trong 3 bị đơn bắt buộc, Minh Phu Seafood Corp có mức cao nhất là 1,39%, giảm so với kết quả sơ bộ 1,5%, Thuan Phuoc Corp có mức 1,16%, cao hơn một chút so với kết quả sơ bộ 1,06% và Fimex VN là 0%. Mức thuế cho 32 bị đơn tự nguyện khác là 0,91%. Mức thuế chung áp dụng toàn quốc là 25,4%, giảm so với 25,76% của POR8.

Tuy nhiên, trong 8 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt khoảng 370 triệu USD, tiếp tục giảm mạnh do áp lực cạnh tranh về giá và nguồn cung với

các nước Ấn Độ, Indonesia. Các mặt hàng tôm chân trắng và tôm sú giảm khoảng 10% về lượng và 30% về giá trị khiến cho chính các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Ông Võ Văn Phục - Tổng giám đốc Công ty cổ phẩn thủy sản sạch Việt Nam cho biết: “Công ty đã giảm tới 20% giá trị xuất khẩu. Khi các nước như Indonesia, Ấn Độ liên tục giảm giá tôm khiến Mỹ không muốn mua hàng của công ty, buộc chúng tôi phải hạ giá sản phẩm xuống để tồn tại”. Hiện giá tôm của hai nước xuất khẩu lớn trên thế giới là Ấn Độ và Indonesia đang thấp hơn của Việt Nam 10%. Để giữ khách hàng, giữ thị trường, giá tôm xuất khẩu của công ty này sang Mỹ từ cuối năm ngoái đã phải giảm hơn 25% giá thành xuất khẩu, tức là cứ bán là cầm chắc lỗ.

Như vậy có thể thấy, sản lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam sụt giảm trong năm 2015 không hẳn chỉ do việc chịu ảnh hưởng từ thị trường Mỹ và vụ kiện chống bán phá giá, mà còn do hiệu quả kinh tế trong việc nuôi trồng và xuất khẩu Tôm của Việt Nam đang mất dần khi sự cạnh tranh của các quốc gia khác đang phát triển nhanh chóng và ngày càng khốc liệt. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải có phương án và giải pháp nhanh chóng hơn để tăng cường tính cạnh tranh cho doanh nghiệp nói riêng và cho cả ngành tôm Việt Nam nói chung. Như ông Ông Nguyễn Văn Kịch - Tổng Giám đốc công ty Cafatex đã nói: “Chúng ta thua vì chi phí cao hơn, quản trị kém, không lường trước được thị trường. Muốn thay đổi phải đồng loạt từ chất lượng, chi phí sản xuất. Chúng ta phải thay đổi nhanh, thay đổi ngay vẫn còn kịp”.

7. Vụ kiện AD đầu tiên của VN và những bài học kinh nghiệm:

8. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP: a Giai đoạn tiền khởi kiện: a Giai đoạn tiền khởi kiện:

- Nhận thấy dấu hiệu suy giảm của sức cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước sơ với hàng hóa nhập khẩu

- Hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh về số lượng - Giá nhập khẩu giảm trong thời gian dài

b Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ:

- Tham vấn cơ quan điều tra về thông tin - Xác định thiệt hại sơ bộ của ngành - Xác định biên độ phá giá (>2%)

- Thông báo các bên liên quan, doanh nghiệp cùng ngành đăng ký ủng hộ, thu thập hồ sơ hợp lệ

- Xác định tư cách khởi kiện (các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải có sản lượng SX lớn hơn nhóm phản đối đơn kiện, nghĩa là, phải chiếm ít nhất 50% sản lượng SX của những ai đã bày tỏ ý kiến về đơn kiện đó (ủng hộ hoặc phản đối).các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải có sản lượng SX chiếm ít nhất 25% TỔNG sản lượng toàn ngành)

c Giai đoạn điều tra

- Hợp tác chặt chẽ với cơ quan điều tra cung cấp thông tin, tài liệu - Cung cấp bản trả lời câu hỏi theo hạn định

- Theo dõi, cập nhật tình hình hợp tác và ý kiến trái chiều - Theo dõi và xử lý thông tin truyền thông tốt

d Một số lưu ý khác

- Xây dựng hệ thống quy trình làm việc, kết toán minh bạch rõ ràng

- Chủ động và quan tâm tìm hiểu hơn về tầm quan trọng của việc chống bán phá giá và các biện pháp phòng vệ thương mại

- Liên kết tốt giữa doanh nghiệp cùng ngành, hiệp hội, thị trường.

9. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CƠ QUAN ĐIỀU TRA

- Cần nâng cao trình độ nhân lực về chuyên môn cũng như ngoại ngữ để khắc phục các rào cản trong việc điều tra tiếp theo

- Nghiên cứu về sự khác biệt về hệ thống tài chính kế toán để xác định chuẩn xác và rút ngắn thời gian xem xét điều tra

- Liên kết chặt chẽ nhiều hơn với doanh nghiệp sản xuất trong nước

10.Ý NGHĨA CỦA CỤ KIỆN

- Thành công đầu tiên sau 10 năm thực hiện pháp lệnh Chống bán phá giá và sau 8 năm gia nhập WTO, Việt Nam sử dụng thành công Biện pháp phòng vệ thương mại

- Góp phần động viên các DN sản xuất trong nước khác quan tâm và chủ động áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ chính mình

- Góp phần lập lại tình hình cạnh tranh công bằng cho DN SX trong nước đối với hàng nhập khẩu và hạn chế khả năng chiếm lĩnh thị trường

ChươngIII. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐỂ VƯỢT RÀO CẢN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ Ở NƯỚC NHẬP KHẨU

Có thể thấy, với mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm gần 20% trong thời gian gần đây và việc một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đã bước đầu có được chỗ đứng vững chắc tại các thị trường lớn đã dẫn đến khả năng các vụ kiện chống bán phá giá ngày càng gia tăng. Điều này về lâu dài sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, để giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực do các vụ kiện bán phá giá gây ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần có các biện pháp không chỉ ứng phó có hiệu quả mà phải chủ động ngăn ngừa những nguy cơ xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá. Đó là phải thực

Một phần của tài liệu Chống bán phá giá một số vấn đề và giải pháp cho doanh nghiệp việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)