Tình hình sau kháng kiện:

Một phần của tài liệu Chống bán phá giá một số vấn đề và giải pháp cho doanh nghiệp việt nam (Trang 37 - 41)

Sản lượng xuất khẩu tôm qua các năm:

2011 2012 2013 2014 T8/2015 Giá trị XK tôm qua các kỳ (Tỷ USD) 2,4 tỷ USD 2.25 tỷ USD 3.28 tỷ USD 4.10 tỷ USD Trên 1.8 tỷ USD Tỷ trọng tăng/giảm +4% -6.3% +45.7% +25% -34.14% (so với cùng kỳ)

Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Năm 2011: mặt hàng tôm vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các sản phẩm thủy sản XK chủ lực của ViệtNam, chiếm 39,8%. Mặc dù nguồn nguyên liệu tôm sú thiếu hụt nghiêm trọng do dịch bệnh ở khu vực ĐBSCL, nhưng lại được bù đắp bằng nguồn cung cấp tôm chân trắng và một phần đáng kể nguồn tôm NK từ các nước, nên XK tôm vẫn duy trì tăng trưởng khả quan gần 14% so với năm trước. XK tôm sú giảm 0,6% trong khi XK tôm chân trắng tăng gần 70% về giá trị so với năm 2010. Tổng giá trị XK tôm của

Việt Nam cả năm đạt 2,396 tỷ USD, vượt qua mốc 2 tỷ cả năm 2010. Trong đó, XK tôm

sú đạt trên 1,43 tỷ USD, chiếm gần 60% tổng giá trị, XK tôm chân trắng đạt 704 triệu

USD, chiếm 29,3% tỷ trọng, 12% còn lại là tôm các loại khác.

Năm 2012, Việt Nam XK tôm sang 92 thị trường, với tổng giá trị ước tính đạt 2,25

tỷ USD giảm khoảng 6.3% so với năm 2011. Trong top 10 thị trường NK chính tôm

Việt Nam có 5 thị trường giảm mạnh gồm: Mỹ giảm 15,6%, EU giảm 24,8%, Canada

giảm 14,1%, ASEAN giảm 22,2% và Thụy Sĩ giảm 10% .

Năm 2013, nguồn cung tôm thế giới giảm do dịch bệnh EMS, giá tôm trên thị trường thế giới tăng mạnh, nhu cầu NK tôm chân trắng tăng cao là những yếu tố chính giúp Việt Nam thu được kết quả trên 3 tỷ USD XK tôm. Trong 11 tháng đầu năm 2013, giá trị XK tôm chân trắng đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 107% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 50% tổng giá trị XK tôm, trong khi tôm sú đạt trên 1,2 tỷ USD, chiếm 43,6%, chỉ tăng gần 6%. Giá tôm nguyên liệu tăng cao do sản lượng tôm trong nước cũng như trên thế giới giảm mạnh đã khuyến khích người nuôi tôm đẩy mạnh thả nuôi tôm, đặc biệt là tôm chân trắng.

Năm 2014 kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2014 ước đạt 7,9 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào kết quả xuất khẩu của mặt hàng tôm, với giá trị xuất khẩu cao nhất từ trước tới nay khoảng 4,1 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2013. Tôm là mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất trong nhóm các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng mạnh của mặt hàng tôm đã góp phần quan trọng để duy trì nhịp độ tăng trưởng khá trong xuất khẩu của toàn ngành thủy sản, trong khi vẫn còn một số mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác vẫn có xu hướng giảm. Tôm chân trắng tiếp tục vượt xa tôm sú với giá trị xuất khẩu đạt gần gấp đôi.

Về thị trường xuất khẩu, Mỹ tiếp tục là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu tôm Việt Nam, mặc dù trong vài tháng cuối năm xuất khẩu tôm vào Mỹ có sự giảm sút so với nửa đầu năm. Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Indonesia và Ecuador là tác nhân chính dẫn tới sự sụt giảm này.

Năm 2015:Ước tính XK thủy sản của cả nước 8 tháng đầu năm đạt 4,2 tỷ USD, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái. XK 4 sản phẩm chủ lực đều giảm từ 6,5-28%, trong đó XK tôm giảm mạnh nhất (-29%), tác động đến kết quả XK chung. Tôm chiếm 43% giá trị XK thủy sản đạt trên 1,8 tỷ USD, giảm so với 2,6 tỷ USD cùng kỳ năm 2014 (chiếm 50%). XK tôm sang khối các thị trường chính đều giảm trong đó XK sang Mỹ giảm mạnh nhất 51% do giá tôm giảm và do cạnh tranh khó khăn về nguồn cung và giá với tôm Ấn Độ và Indonesia,

Nguyên nhân chính:

Đồng USD tăng giá mạnh, euro và yên Nhật mất giá làm giảm nhu cầu NK tại thị trường EU và Nhật Bản, tăng áp lực cạnh tranh tại thị trường Mỹ, khiến DN XK bị ép giảm giá ở các thị trường chính.

Giá thành sản xuất cao hơn so với các nước đối thủ khiến tôm Việt Nam khó cạnh tranh về nguồn cung và giá bán trên thị trường Mỹ.

Trung Quốc phá giá đồng NDT khiến DN XK gặp khó khi XK sang thị trường này: bị ép giá, bị chịu thiệt kép về tỉ giá do phải đổi sang USD để kê khai thuế hải quan cửa khẩu, sau đó tiếp tục bán để lấy VNĐ.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, ngày 7/9/2015, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ 1/2/2013 đến 31/1/2014. Theo đó, mức thuế trung bình 0,91% đã giảm so với kết quả sơ bộ 0,93% công bố hồi tháng 3/2015 và giảm mạnh so với mức thuế 6,37% của kỳ xem xét lần trước POR8. Trong 3 bị đơn bắt buộc, Minh Phu Seafood Corp có mức cao nhất là 1,39%, giảm so với kết quả sơ bộ 1,5%, Thuan Phuoc Corp có mức 1,16%, cao hơn một chút so với kết quả sơ bộ 1,06% và Fimex VN là 0%. Mức thuế cho 32 bị đơn tự nguyện khác là 0,91%. Mức thuế chung áp dụng toàn quốc là 25,4%, giảm so với 25,76% của POR8.

Tuy nhiên, trong 8 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt khoảng 370 triệu USD, tiếp tục giảm mạnh do áp lực cạnh tranh về giá và nguồn cung với

các nước Ấn Độ, Indonesia. Các mặt hàng tôm chân trắng và tôm sú giảm khoảng 10% về lượng và 30% về giá trị khiến cho chính các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Ông Võ Văn Phục - Tổng giám đốc Công ty cổ phẩn thủy sản sạch Việt Nam cho biết: “Công ty đã giảm tới 20% giá trị xuất khẩu. Khi các nước như Indonesia, Ấn Độ liên tục giảm giá tôm khiến Mỹ không muốn mua hàng của công ty, buộc chúng tôi phải hạ giá sản phẩm xuống để tồn tại”. Hiện giá tôm của hai nước xuất khẩu lớn trên thế giới là Ấn Độ và Indonesia đang thấp hơn của Việt Nam 10%. Để giữ khách hàng, giữ thị trường, giá tôm xuất khẩu của công ty này sang Mỹ từ cuối năm ngoái đã phải giảm hơn 25% giá thành xuất khẩu, tức là cứ bán là cầm chắc lỗ.

Như vậy có thể thấy, sản lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam sụt giảm trong năm 2015 không hẳn chỉ do việc chịu ảnh hưởng từ thị trường Mỹ và vụ kiện chống bán phá giá, mà còn do hiệu quả kinh tế trong việc nuôi trồng và xuất khẩu Tôm của Việt Nam đang mất dần khi sự cạnh tranh của các quốc gia khác đang phát triển nhanh chóng và ngày càng khốc liệt. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải có phương án và giải pháp nhanh chóng hơn để tăng cường tính cạnh tranh cho doanh nghiệp nói riêng và cho cả ngành tôm Việt Nam nói chung. Như ông Ông Nguyễn Văn Kịch - Tổng Giám đốc công ty Cafatex đã nói: “Chúng ta thua vì chi phí cao hơn, quản trị kém, không lường trước được thị trường. Muốn thay đổi phải đồng loạt từ chất lượng, chi phí sản xuất. Chúng ta phải thay đổi nhanh, thay đổi ngay vẫn còn kịp”.

Một phần của tài liệu Chống bán phá giá một số vấn đề và giải pháp cho doanh nghiệp việt nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)