Một số khuyến nghị và tóm lược giải pháp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn kinh tế tư nhân Nam Cường (Trang 96 - 97)

Từ những kinh nghiệm thực tế từ các đối thủ cạnh tranh, có thể rút ra một số bài học đối với Tập đoàn kinh tế tư nhân Nam Cường để nâng cao năng lực cạnh tranh như sau:

Thứ nhất: Tập đoàn nên mở rộng lĩnh vực kinh doanh trong đó vẫn giữ ngành nghề

mũi nhọn. Việc mở rộng ngành nghề kinh doanh sẽ đối mặt với một số nguy cơ như thị trường mới, khách hàng mới, phương thức kinh doanh mới, nguồn vốn đầu tư mới … do khi mở rộng ngành nghề sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ lớn đăc biệt trong giai đoạn thì trường đang có những biến động xấu như hiện tại. Mắt khác trong lúc khó khăn, những ngành nghề cốt lõi là xương sống, giúp doanh nghiệp tồn tại vượt qua khủng hoảng.

Thứ hai: Cần mở rộng hợp tác quốc tế để tranh thủ thu hút vốn đầu tư nước ngoài,

trong bối cảnh thị trường khó khăn, nguồn vốn bế tắc việc tranh thủ các nguồn vốn ngoại giúp doanh nghiệp tăng cường sức mạnh nội lực và tiếp nhận được các công nghệ mới từ đó sẽ không ngừng lớn mạnh. Tuy nhiên việc tranh thủ vốn ngoại cần được cân nhắc và tính toán kỹ tránh bị động hoặc lệ thuộc hoặc bị thua thiệt. Đồng thời cần có tiến độ, giai đoạn cụ thể cho lộ trình này.

Thứ ba: Có kế hoạch chủ động về nguồn vốn và phân bổ cơ cấu vốn hợp lý mang

tính thời điểm. Trong bối cảnh thị trường vốn đang khó khăn như hiên nay, việc chủ động được nguồn vốn quyết định sự thành công của doanh nghiệp, đặc biệt là việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu vì nó đảm bảo tính an toàn, lâu dài và giảm thiểu chi phí vốn. Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng nguôn vốn này thì hiệu quả kinh doanh, đầu tư sẽ kém vì không tận dụng được các nguồn lực của xã hội. Do vậy, tính thời điểm trong

việc cơ cấu các nguồn vốn là quan trọng nó vừa đảm bảo việc hạn chế rủi ro và tăng được hiệu quả, tính linh hoạt và nâng tầm doanh nghiệp.

Thứ tư: Không ngừng phát triển quỹ đất, đặc biệt là quỹ đất sạch và có vị trí đắc địa.

Kinh nghiệm cho thấy, vị trí và quỹ đất là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp bất động sản. Các doanh nghiệp đi trước có được các quỹ đất sạch tốt đều gặt hái được các thành công không ngừng, nâng cao được vị thế cạnh tranh, uy tín trong tâm trí khách hàng.

Thứ năm: Nên có kế hoạch ứng phó nhanh với các rủi ro, với các biến động của thị

trường, từ đó biến nguy thành cơ.

Thứ sáu: Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên vừa có

bản lĩnh để thích ứng với các chuyển biến của môt trường kinh doanh.

Thứ bảy: Nghiên cứu kỹ lưỡng sự biến động của chính sách vĩ mô, để từ đó tìm được

các cơ hội kinh doanh mới, các thị trường ngách một cách hiệu quả. Điển hình như giai đoạn hiện nay phân khúc nhà thu nhập trung bình và thấp đang được sự quan tâm lớn của xã hội, do vậy nếu tập trung vào phân khúc này doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều ưu đãi lớn của nhà nước và quan tâm của khách hàng.

Thứ tám: Tập trung vào phát triển phân khúc thị trường cho thuê văn phòng và phân

khúc thị trường mặt bằng bán lẻ. Thực tế đã chứng minh, nhu cầu của hai phân khúc này rất lớn và không ngừng phát triển theo sự phát triển kinh tế đất nước; đồng thời được các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn kinh tế tư nhân Nam Cường (Trang 96 - 97)