a) Cơ cấu vốn của TĐKTTN Nam Cường
Stt Nguồn vốn phục vụ cho dự án
Tỷ trọng
1. Nguồn vốn tự có 70% Khó có khả năng tăng mạnh trong bối cảnh hiện tại, do các cổ đông không mặn mà với các kế hoạch tăng vốn cho các dự án và họ cũng có các kế hoạch tài chính cá nhân riêng
2. Nguồn vốn vay ngân hàng
10% Bị hạn chế bởi các quy định, ràng buộc của NHTM và NHNN; đông thời chi phí vay quá cao 25 – 28%/ năm. Nên trong thời điểm này cũng sẽ không là sự lựa chọn tốt cho tập đoàn. 3. Nguôn vốn ứng trước
của khách hàng
20% Khó huy động trong bối cảnh thị trường trầm lắng hiện tại, như đã nói trên, khách hàng nay đã khác và thị trường có xu hướng xấu đi nên khách hàng lại càng thận trọng và sẽ nghe ngóng tình hình và chờ đợi các diễn biến tiếp theo .
4. Nguồn vốn nước ngoài
0% Đang bị suy giảm theo xu thế chung do khủng hoảng toàn cầu và nguy cơ suy thoái kép, bất ổn châu âu. Mặt khác các đối tác ngoại đã có những yêu cầu khắt khe hơn trong việc đầu tư. Hiện tại, trong cơ cấu nguồn vốn của Nam Cương chưa có vốn nước ngoài, tuy nhiên với xu thế phát trêỉn tất yếu nguồn vốn này sẽ phải được để tâm tới. Theo số liệu thống kê của Trung tâm nghiên cứu Đầu tư nước ngoài, trong năm 2010, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại Việt Nam đạt 6,832 tỷ USD, giảm gần 1 tỷ USD so với năm 2009. Còn trong năm 2011, tính tới cuối tháng 6, tổng vốn FDI đăng ký và tăng thêm đạt 5,66 tỷ USD, trong đó vốn đăng ký mới là 4,399 tỷ USD và vốn tăng thêm là 1,26 tỷ USD. Còn nếu tính riêng FDI vào bất động sản thì chỉ đạt có 275 triệu USD vốn đăng ký mới và 30 triệu USD vốn tăng thêm. Sở dĩ có sự giảm sút mạnh này là có thể chủ yếu do dư
chấn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bên cạnh đó, còn một số rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư hiệu quả vào thị trường bất động sản Việt Nam, như lạm phát cao, thiếu điện, cơ sở hạ tầng dịch vụ, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư, thời gian cấp phép một số dự án vẫn còn kéo dài... đã dẫn đến sự điều chỉnh nguồn vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
b) Thực trạng nguồn vốn
Nam Cường hiện tại cần rất nhiều vốn cho việc đầu tư và phát triển các dự án ước tính số vốn tối thiểu cần lên tới 20.620 tỷ đồng và xu hướng tăng dần theo thời gian do quy mô các dự án của Nam Cường ngày càng mở rộng; do vậy việc sắp xếp, huy động các nguồn vốn cho dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó quyết định sự thành bại của các dự án. Hơn nữa hành vi của thị trường đã thay đổi nhiều, khách hàng không còn ưa chuộng hình thức mua bán trên giấy mà phải mắt thấy tai nghe, tay sờ do vậy việc tập trung hoàn thiện các dự án, đền bù, giải phóng mặt bằng, làm cơ sở hạ tầng, nhà mẫu, cam kết đúng tiến độ ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Tất cả những điều đó càng cho thấy nguồn vốn và chuẩn bị nguồn vô cùng có ý nghĩa.
Tuy nhiên thực trạng thị trường vôn hiện tại lại rất khó khăn, thiếu vốn, song không dễ tiếp cận vốn vay từ ngân hàng khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, hoạt động cầm chừng. Theo thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp Vừa và nhỏ, hiện có 20% doanh nghiệp bị phá sản, 60% giảm doanh số và phải cắt giảm lao động, số còn lại hoạt động khó khăn. Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay theo cơ quan này là vốn cho sản xuất, kinh doanh khi lãi suất cao, mức cho vay hạn chế, đặc biệt với cho vay trung và dài hạn. Tổng hợp báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ về thực hiện nghị quyết 11 cũng cho thấy, rất ít doanh nghiệp có thể vay vốn từ ngân hàng. Như, tại Quảng Bình, chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay được vốn từ ngân hàng thương mại. Lãi suất
thỏa thuận lên đến 20% là phổ biến. Lãi suất vay dài hạn lên đến 25%. Khảo sát nhanh đánh giá tác động của các biến động lớn đối với doanh nghiệp và người lao động do Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam vừa hoàn thành trong tháng 9/2011, cũng đã chỉ ra những dấu hiệu bất ổn về tín dụng. Cụ thể, các chính sách vốn vay hỗ trợ xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng tại các chi nhánh Ngân hàng Phát triển chưa tạo được sức bật cho doanh nghiệp. Đa số doanh nghiệp khó tiếp cận chính sách này.Ngoài ra, lãi suất cao, thời hạn cho vay ngắn, càng tạo sức ép khó khăn cho các cơ sở sản xuất. Trong khi thực trạng thiếu vốn chưa giải quyết được, cộng thêm chi phí đầu vào như điện, xăng dầu, vật liệu… tăng cao khiến tình trạng “khát” vốn càng trở nên nghiêm trọng hơn.