Những hạn chế, nguyên nhân và vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn kinh tế tư nhân Nam Cường (Trang 74)

- Hạn chế do tính chất đa ngành nghề: Tập đoàn Nam Cường là một đơn vị kinh doanh đa ngành nghề, thuộc thành phần kinh tế tư nhân, hoạt động trên 3 lĩnh vực

chủ yếu là: Kinh doanh thương mại, vận tải - kinh doanh bất động sản, Kinh doanh dịch vụ, du lịch, nhà hàng, khách sạn, Xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng các công trình dân dụng và công trình cao tầng. Đây là những lĩnh vực rất phức tạp và mới mẻ đặc biệt là với một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Vì vậy, nó đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn cũng như trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, khả năng tích luỹ và có khả năng huy động vốn cao…

- Hạn chế do việc thay đổi đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ quản trị cấp cao: Trong khi các hoạt động bước vào giai đoạn triển khai quyết liệt thì Tập đoàn mất đi người lãnh đạo đứng đầu sáng suốt, cố Chủ tịch Trần Văn Cường, đã qua đời vì căn bệnh hiểm nghèo. Bà Lê Thị Thúy Ngà là tân chủ tịch HĐQT kéo theo nhiều sự thay đổi trong quản trị định hướng chiến lược và làm dấy lên nhiều quan ngại về tương lai Nam Cường.

- Bất bình của công chúng xung quanh việc đền bù tạo giải phóng mặt bằng làm ảnh hưởng xấu đến thương hiệu Nam Cường và làm chậm tiến độ triển khai các dự án. Đã có hàng trăm người dân ở tất cả các thôn như La Nội, Ỷ La, La Dương, La Cả… thuộc xã Dương Nội đều kéo về trụ sở UBND xã Dương Nội để phản đối chủ trương thu hồi đất nông nghiệp để bồi thường giải phóng mặt bằng làm khu đô thị mới, khiến cho UBND quận đã chỉ đạo tạm dừng công tác GPMB của các dự án trên địa bàn xã Dương Nội để tuyên truyền, ổn định an ninh trật tự trên địa bàn xã.

- Chưa khai thác, phát huy được tối ưu các nguồn lực tự có và tận dụng các nguồn lực mới bên ngoài đặc biệt là vốn FDI vào ngành bất động sản. Đối với các doanh nghiệp bất động sản vốn là yếu tố sống còn, và tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ thông thường ở mức 5 là hợp lý; hiện tại Nam Cương chủ yếu dựa vào vốn tự có và huy động từ khách hàng chiếm tới 90% nguồn; điều này tạo sự an toàn tài chính nhưng làm giảm nhiều hiệu quả đầu tư.

- Sự thay đổi của thị trường một cách nhanh trong sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư của Nam Cương. Các nghiên cứu cho thấy các phân khúc căn hộ thấp và trung bình giải quyết nhu cầu ở thực sự sẽ bùng nổ rất mạnh, trong khi phân khúc cao cấp sẽ dần bị co hẹp và cạnh tranh mạnh gây khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này; Hành vi đầu cơ căn hộ sẽ giảm dần do tỷ suất quá thấp và các phân khúc đất thổ cư, liền kề sẽ vẫn duy trì được đà tăng trưởng.

- Sự thay đổi theo chiều hướng ngày càng chặt chẽ của các chính sách quản lý của nhà nước đối với lĩnh vực bất động sản khiến cho các doanh nghiệp ngày càng “nghẹt thở” và đòi hỏi phải thay đổi để thích ứng và phải “lớn lên” không ngừng. Theo Nghị định 69/2009/CP (ngày 13/08/2009), chủ đầu tư phải mua đất theo giá tự thỏa thuận, hoặc thương lượng mức đền bù cho người đang sử dụng đất sát với giá thị trường. Trong khi đó, việc phê duyệt và cấp phép đầu tư tràn lan, thiếu kiểm soát vẫn tồn tại, dẫn đến thừa các sản phẩm ở phân khúc nhà cao cấp, thiếu những sản phẩm ở phân khúc nhà trung bình mà người tiêu dùng có nhu cầu thực. Đã vậy, giá đất do Nhà nước quy định thấp hơn nhiều (chỉ bằng 30-60%) so với giá thị trường, từ thực tế này dẫn đến tình trạng ngành chức năng chưa theo dõi được một cách cụ thể diễn biến giá đất trên thị trường để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả. Bên cạnh đó, Thông tư 13/2010/ TT-NHNN (ngày 20/05/2010) do Ngân hàng Nhà nước ban hành với việc nâng hệ số rủi ro đối với cho vay BĐS tăng lên 250% từ mức 150% đã không khuyến khích ngân hàng cho vay kinh doanh BĐS. Đó là chưa kể việc thu hẹp tín dụng với lĩnh vực phi sản xuất của ngành ngân hàng (trong đó có BĐS và chứng khoán), dẫn đến tình trạng cả chủ đầu tư lẫn khách hàng trong lĩnh vực này phải đối mặt với thiếu vốn.

CHƯƠNG 3

NHỮNG GIAI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰCCẠNH TRANH CHO TẬP ĐOÀN KINH TẾ TƯ NHÂN NAM CƯỜNG 3.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh và yêu cầu nâng cao năng lực cạnh

tranh của Tập đoàn kinh tế Nam Cường

3.1.1 Bối cảnh hiện nay và yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn

3.1.1.1.Bối cảnh thị trường Bất động sản hiện nay

 Cạnh tranh trong ngành bất động sản sẽ ngày càng khốc liệt gây khó khăn cho tập đoàn Nam Cường trước vận hội mới: Theo nghiên cứu của Colliers trong thời gian tới, cạnh tranh tại các phân khúc như căn hộ để bán, văn phòng cho thuê sẽ rất khốc liệt, tỷ lệ giao dịch thành công thấp, giá sẽ giảm và sự đua tranh các chiêu thức khuyến mại, ưu đãi để kích thích thị trường. Nếu so với thời điểm cuối năm 2010, các dự án lớn ở Hà Nội như Keangnam Hanoi Landmark Tower, Indochina Plaza Hanoi, Golden Palace, Splendora… trong quý 1/2011 có tốc độ bán rất chậm. Nhiều dự án đang được gấp rút hoàn thành và chỉ còn nửa năm nữa để giao sàn theo cam kết, nhưng tỷ lệ bán chưa vượt quá 60%. Các chủ đầu tư bắt đầu giới thiệu hình thức ưu đãi như giảm mức đặt cọc, cho vay ưu đãi hoặc giãn thời gian đóng tiền để kích thích sức mua của khách hàng. Đáng ngạc nhiên là thị trường bất động sản giao dịch chậm nhưng dường như chưa chủ dự án nào có ý định giảm giá. Hiện tại, phân khúc trung bình và cao cấp tăng nhẹ từ 3 đến 5% với mức từ 1.800 đến 2.200 USD/m2, phân khúc bình dân tăng mạnh hơn khoảng 10 đến 15% với mức từ 1.150 đến 1.300 USD/m2. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực địa ốc, tình trạng tăng giá này sẽ không thể kéo dài quá quý 2 hoặc quý 3, khi thị trường đang chuẩn bị đón nhận nguồn cung “khổng lồ” từ nhiều dự án mới tại các quận Hà Đông, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai hay

huyện Từ Liêm, Mê Linh. Dự kiến sẽ có khoảng 11.000 căn hộ sẽ được chào bán trong năm nay, tăng gấp 4 lần so với năm 2010 và xấp xỉ 111.000 căn hộ đến năm 2014, trong đó, phân khúc trung bình và cao cấp chiếm tỷ lệ tương ứng 45% đến 32% tổng nguồn cung. Căn hộ giá rẻ chỉ chiếm 27% mặc dù tỷ lệ bán cao hơn nhiều. Trong vòng 3 năm tới, việc hình thành trung tâm phát triển mới tại các quận phía Tây như Hà Đông, Thanh Xuân, Cầu Giấy hay huyện Từ Liêm, Hoài Đức và nhất là khi quy hoạch Hà Nội được thông qua thì nguồn cung căn hộ và mặt bằng bán lẻ sẽ còn tăng nhiều hơn, do một số dự án hiện đang bị đình để chờ quy hoạch. Năm 2011 cũng sẽ có thêm 240.000m2 diện tích văn phòng hạng A và B được giới thiệu ra thị trường. Riêng Keangnam Hanoi Landmark Tower và EVN Building đã chiếm 45% nguồn cung mới này. Đây cũng sẽ là áp lực giảm giá lớn trong ngắn hạn đối với phân khúc mà tỷ lệ lấp đầy hiện tại chưa vượt quá 80%, với mức giá cho thuê trung bình trên 39 USD/m2/tháng cho văn phòng hạng A và 26 USD/m2/tháng cho văn phòng hạng B. Giai đoạn 2011-2014, diện tích sàn gấp 3 lần diện tích cho thuê hiện tại sẽ tiếp tục được chào mời tại các dự án như MIPEC Towers, Keangnam Hanoi Landmark Tower, EVN Building, BIDV Tower và Charmvit Tower… Hai phân khúc giữ đà tăng trưởng chính là đầu tư đất nền và mặt bằng bán lẻ. Riêng quý 1/2011, giá đất đang bị thổi lên khá cao do các tin đồn mang tính đầu cơ về quy hoạch thành phố Hà Nội. Tại một số huyện ngoại thành như Đông Anh, Sóc Sơn và Hà Tây, giá đất đã tăng 15 đến 25% so với quý trước. Các khu vực giáp ranh những đô thị lớn và mới cũng đang sốt đất “ầm ầm” với mức giá khó tin, từ 45 đến 50 triệu/m2. Tuy nhiên, đây chỉ là những cơn sốt nóng cục bộ và không lạc quan kéo dài khi thị trường đang rơi vào tình trạng thiếu vốn trong ngắn hạn. Riêng với phân khúc mặt bằng bán lẻ, các chỉ số về phát triển bán lẻ toàn cầu năm 2010 cho thấy Việt Nam đã vượt qua giai đoạn đỉnh cao về cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, từ ngày 1/1 năm nay, Việt Nam cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tự mở các doanh nghiệp bán lẻ mà không cần đối tác trong nước. Điều đó

phù hợp với các cam kết WTO nên các nhà bán lẻ trong nước và nước ngoài có quyền cạnh tranh bình đẳng. Trong quý 1, Hà Nội đã có hơn 420.000m2 diện tích mặt bằng bán lẻ với khoảng 39% là các trung tâm thương mại. Nhiều tên tuổi danh tiếng như Lotte, Parkson, Big C, Metro Cash & Carry và FamilyMart… đã bắt đầu có mặt tại Việt Nam. Nhu cầu xây dựng và mở rộng thêm nhiều cơ sở cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ là nhân tố thúc đẩy nguồn cung mặt bằng bán lẻ trong thời gian tới./.

 Chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất: Từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản (BĐS) đang bị tác động mạnh bởi chính sách tiền tệ. Nhiều chính sách về tài chính, tín dụng chưa phát huy hiệu quả đã làm ảnh hưởng đến tính thanh khoản của thị trường. Các chuyên gia cho rằng, thị trường BĐS đang chịu tác động mạnh của các chính sách về quản lý đất đai và tài khóa - tiền tệ. Các chính sách này giúp thanh lọc thị trường, lựa chọn các nhà đầu tư, có năng lực tài chính, chuyên nghiệp và hạn chế đầu cơ BĐS kiểu "ăn xổi" giúp cho thị trường phát triển bền vững hơn. Tuy nhiên, trên thực tế các chính sách này cũng hạn chế dòng tiền "chảy" vào BĐS. Vì thế, trong thời gian qua thị trường đã rơi vào tình trạng ảm đạm. Việc thực hiện quyết liệt chính sách tài khóa "thắt chặt", cắt giảm đầu tư công tác động mạnh đến thị trường tài chính nói chung và BĐS nói riêng. Bởi, thị trường BĐS luôn gắn liền với sự phát triển của đô thị và cơ sở hạ tầng. Do vậy, với chủ trương thắt chặt đầu tư công, trong đó có nhiều dự án xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng trong năm 2011, nhiều dự án đã, đang triển khai cũng phải dừng lại và động thái này cũng tác động tiêu cực đến thị trường BĐS. Chưa kể, phần lớn khách hàng trên thị trường BĐS sử dụng đến "đòn bẩy" tài chính do BĐS có giá trị lớn so với thu nhập của người dân, nên việc "thắt chặt" tiền tệ tác động đồng thời lên cả người mua và người bán trên thị trường BĐS… Đầu tư BĐS cần vốn lớn, dài hạn, nên những khó khăn về nguồn vốn trên là những yếu tố hạn chế sự phát triển của thị trường BĐS. Kinh tế vĩ mô còn gặp nhiều khó khăn, nếu tiếp tục duy trì "thắt

chặt" tiền tệ như hiện nay có thể dẫn tới tình trạng kinh tế "vừa lạm phát, vừa đình đốn" và trong hoàn cảnh này, nhiều người dân có nhu cầu mua nhà đất thực sự đang trong tâm lý chờ đợi. Yếu tố này càng làm hạn chế dòng tiền vào BĐS và thị trường sẽ tiếp tục trầm lắng...

 Tỷ lệ lợi nhuận trong đầu tư khách sạn dao động ở mức từ 2% đến 3% cao hơn so với văn phòng và bán lẻ. Mặc dù thị trường bất động sản đang chững lại, tuy nhiên, mảng phân khúc khách sạn tại Hà Nội và Tp.HCM vẫn tăng trưởng tốt. Năm 2011 mức tăng trưởng về công suất phòng của Hà Nội và TP.HCM ít nhất khoảng từ 5-10% so với năm 2010; phân khúc khách sạn đã hồi phục rất nhanh sau cuộc khủng hoảng tài chính với đa số các thành phố ở châu Á, mức tăng trưởng doanh thu trên số lượng phòng có sẵn đạt ít nhất 20% so với trước cuộc khủng hoảng. Các loại khách sạn 3 sao vẫn đang tỏ ra có lợi thế và hoạt động tốt, đem đến hiệu quả cao trong bối cảnh lãi suất cho vay tăng cao phổ biến như hiện nay, thị trường khách sạn 3 sao tạo ra một cơ hội tốt cho các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cao và nhắm đến sự gia nhập dễ dàng hơn vào ngành công nghiệp nghỉ dưỡng.

3.1.1.2.Tính tất yếu của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn kinh tế tư nhân Nam Cường

 Thời gian qua, môi trường kinh doanh của Việt Nam khá thuận lợi nên đã tạo thành một làn sóng thành lập doanh nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân phát triển bùng nổ, toàn dân làm kinh tế. Số lượng doanh nghiệp được thành lập tăng rất cao trong một thời gian ngắn, trung bình một năm chúng ta có thêm tới 80.000 doanh nghiệp ra đời và giờ, cả nước đã có trên 600.000 doanh nghiệp đăng ký, số doanh nghiệp có nộp thuế là 450.000. Như vậy, có thể hiểu trên 70% doanh nghiệp của chúng ta vẫn tồn tại hoạt động sau khi thành lập trong 19 năm kể từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời. Trong khi đó, tại các nước khác, mỗi năm ước có khoảng

25% doanh nghiệp đã biến mất ngay trong năm đầu tiên thành lập. So sánh này cho thấy, tỷ lệ tồn tại của doanh nghiệp Việt Nam là cao, cao hơn cả ở các nước phát triển, thể hiện môi trường đầu tư kinh doanh của ta khá thuận lợi. Nói cách khác, đã có giai đoạn trước đây, việc thành lập sản sinh doanh nghiệp có phần dễ dàng, khả năng tồn tại cao. Nhưng mặt khác, điều đó lại cho thấy sự cạnh tranh, sự sàng lọc, sự đào thải ở môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam tương đối thấp. Chính điều đó lý giải tại sao, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam vẫn thấp trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu.

 Theo số liệu mới công bố gần đây, 9 tháng đầu năm 2011 đã có hơn 48.000 doanh nghiệp phá sản. Phải nói rằng, từ khi ra đời, doanh nghiệp Việt Nam trải qua nhiều biến động, thử thách của sự bất ổn kinh tế vĩ mô. Đặc biệt là từ năm 2008, biến động kinh tế vĩ mô rất cao, năm nay, lạm phát cao nhưng phần lớn các doanh nghiệp vẫn trụ vững được. Tuy nhiên, đáng tiếc là số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, phải đắp chiếu... trong năm nay có xu hướng tăng lên. Đến tháng 9 năm nay, có gần 49.000 doanh nghiệp đã dừng hoạt động, dừng nộp thuế, hoặc đã giải thể, phá sản, đóng cửa, trong đó, phá sản, giải thể là 5.800 doanh nghiệp. So với năm ngoái, số doanh nghiệp khó khăn, phải đắp chiếu này đã tăng lên 11.000 doanh nghiệp. Cũng trong số đó, có những doanh nghiệp thực tế đã hội tụ đủ điều kiện phải phá sản giải thể nhưng chưa làm thủ tục mà chúng ta chưa thể thống kê ngay được. Bình quân trước đây, mỗi năm có khoảng 5000-7000 doanh nghiệp phá sản, giải thể. Năm nay, ước khả năng con số này sẽ gấp rưỡi đến gấp đôi so với năm ngoái. Mặc dù Nghị quyết 11 đã có nhiều giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp nhưng tình hình "sức khỏe" của doanh nghiệp vẫn xấu đi, số phá sản giải thể vẫn tăng.

 Như vậy chứng tỏ, môi trường đầu tư kinh doanh hiện vẫn rất khó khăn đối với các doanh nghiệp. Nguồn lực của các doanh nghiệp chưa vững. Có thể các doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn kinh tế tư nhân Nam Cường (Trang 74)