Phương hướng hoạt động kinh doanh và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn kinh tế tư nhân Nam Cường (Trang 83 - 85)

cạnh tranh của Tập đoàn

Nam Cường là một tập đoàn kinh tế tư nhấn lớn với đa dạng hóa ngành nghề, tuy nhiên chủ yếu hoạt động trên 2 lĩnh vực chính là du lịch – khách sạn và bất động sản; do vậy các phương hướng và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của đề tài tập chung vào 2 khối ngành này để xem xét nghiên cứu.

3.1.2.1.Phương hướng và định hướng chung của tập đoàn

 Mở rộng thị trường đầu tư kinh doanh theo từng lộ trình cụ thể dựa vào kết quả khảo sát nghiên cứu thị trường có khoa học. Đa dạng hóa các lĩnh vực một cách có chọn lọc và tính toán cho phù hợp với nền tảng vốn có của tập đoàn.

 Xây dựng bộ phận pháp lý ngay trong từng doanh nghiệp có chức năng tư vấn pháp lý cho các cấp quản lý và kiêm công tác ngăn ngừa xử lý rủi ro khủng hoảng.

 Thường xuyên nghiên cứu nắm bắt các thông tin vĩ mô, thị trường để từ đó có sự điều chỉnh chiến lược thích ứng với tình hình mới.

 Không ngừng hoàn thiên cơ chế chính sách hoạt động của tập đoàn, hoàn thiện bộ máy hoạt động, bộ máy quản trị théo hướng tinh giảm hiệu quả.

 Chú trọng việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng

 Cần có tầm nhìn chiến lược, đón đầu xu thế phát triển trong tương lai và dần dần dịch chuyển vốn khỏi các lĩnh vực có xu hướng bão hòa.

 Xây dựng các mối quan hệ chính trị với các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.

3.1.2.2.Phương hướng và định hướng cho hoạt động khối Du lịch – Khách sạn.

 Nghiên cứu cơ chế quản lý mới phù hợp với tình hình thực tiễn, trong đó trọng tâm cần hướng đến chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên, có chế độ phúc lợi phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh của khách sạn,

 Tăng cường công tác đào tạo cán bộ ngoài khả năng về nghiệp vụ chuyên môn, còn nâng cao kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ đối với nhân viên làm việc tại khách sạn.

 Định hướng thành lập ban Du lịch – Khách sạn quản lý công tác kinh doanh, hoạt động của các khách sạn thuộc hệ thống trong thời gian tới. Khẳng định vai trò của khách sạn Nam Cường Hải Phòng và Nam Cường Hải Dương ngoài nhiệm vụ kinh doanh có hiệu quả còn phải xây dựng trở thành hình mẫu, là “hạt giống” - nơi sẽ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho toàn bộ hệ thống Du lịch – Khách sạn của Tập đoàn trong tương lai gần.

 Thống nhất chủ trương triển khai xây dựng một hệ thống tổ chức, quản lý, điều hành gắn kết hoạt động của tất cả khách sạn đồng thời phối hợp chặt chẽ với các hoạt động kinh doanh khác của Tập đoàn.

 Đề cập nhiệm vụ thời gian tới cần triển khai rà soát lại biên chế, điều chỉnh lương và các chế độ cho cán bộ, nhân viên khối Khách sạn phù hợp với thực tiễn và tình hình sản xuất, kinh doanh của khách sạn.

3.1.2.3.Phương hướng và định hướng cho hoạt động khối kinh doanh bất động sản.

 Cần nghiên cứu, theo dõi và đánh giá thường xuyên các diễn biến, nguy cơ của khủng hoảng tài chính thế giới và dự báo các tác động đến thị trường bất động sản Việt Nam, để từ đó có được các quyết sách hợp lý mang tính thời điểm.

 Đa dạng hóa và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn chủ sở hữu, vốn trái phiếu, vốn FDI, vốn vay và vốn huy động thương mại đối với lĩnh vực BĐS. Đặc biết chú ý đến các vấn đề về cơ cấu các nguồn vốn này, chi phí vốn, tính chủ động trong việc sử dụng vốn, thời gian sử dụng vốn … để từ đó có biện pháp tối ưu.

 Đặc biệt chú tâm tới việc quy hoạch đô thị và tạo lập quỹ đất; đây là vấn đề sống còn trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp bất động sản. Quy hoạch hợp lý, có tính toán đồng bộ các yếu tố cảnh quan, môi trường, tiện ích, hạ tầng, dân số, có tính toán đến mối liên kết vùng, xu thế phát triển … sẽ tạo ra được sức hút từ các sản phẩm bất động sản. Tạo lập quỹ đất sẽ giải quyết được bài toán phát triển dài hạn của doanh nghiệp.

 Tuân thủ một cách linh hoạt các chủ trương chính sách của nhà nước về điều tiết thị trường bất động sản.

 Minh bạch và công khai hóa các thông tin về bất động sản, cung cấp các cơ hội tiếp cận thông tin, chính sách bán hàng, phân phối, linh hoạt trong các biện pháp triển khai … để từ đó tạo được dư luận tốt về tập đoàn.

 Tập trung vào việc nghiên cứu phát triển các phận khúc thị trường trung bình và nhỏ để thu hút được phần đông nhóm khách hàng có thu nhập trung bình, và giảm thiểu được các tác động cạnh tranh của các phân khúc cao cấp vốn đã bị cạnh tranh quá mạnh.

 Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm bất động sản, xây dựng các cơ chế động viên khuyến khích việc đào sâu nghiên cứu chuyên môn; kích thích việc bán hàng, phát triển khách hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn kinh tế tư nhân Nam Cường (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w