0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

VIỄN ĐƠNG TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA CHÍNH QUYỀN

Một phần của tài liệu SỰ THÂM NHẬP CỦA PHÁP VÀO VIỆT NAM TỪ CUỐI THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX (Trang 96 -96 )

6. Bố cục khĩa luận

3.1. VIỄN ĐƠNG TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA CHÍNH QUYỀN

LOUIS NAPOLEON BONAPARTE

Sau sự kiện quân sự xảy ra vào những năm cuối thập niên 40 thế kỷ XIX. Tình hình Việt Nam và Pháp cĩ những thay đổi lớn. Ở Pháp, chính quyền Louis Philippe xụp đổ sau 17 năm trị vì, thay vào đĩ là sự tái lập cầm quyền của dịng họ Bonaparte là Louis Napoleon Bonaparte trong 22 năm(1848 – 1870). Cịn ở Việt Nam, sau 7 năm cầm quyền của vua Thiệu Trị, đầu năm 1848, vua Tự Đức lên ngơi, tại vị cho đến năm 1883. Đây là thời gian cầm quyền lâu nhất đối với một ơng vua nhà Nguyễn.

Sau sự kiện cửa Hàn năm 1847, trong một thời gian khơng cĩ tầu nào đến Đà Nẵng. Điều đĩ khơng cĩ nghĩa là người Pháp khơng cịn nghĩ tới Việt Nam, thực tế các phái bộ ngoại giao Pháp ở Đơng Á cũng như các thừa sai Pháp vẫn luơn tìm cách lơi kéo sự chú ý ở phía này, dĩ nhiên mỗi người theo một chủ đích, nhưng tất cả đều chủ trương cần sớm cĩ sự hiện diện của Pháp ở Việt Nam một cách hiệu quả và bền chặt hơn. Trong những toan tính chiến lược đĩ, kế hoạch xâm lược Việt Nam đã diễn ra ở Paris. Tham gia vào bản kế hoạch tác chiến là đại diện của rất nhiều nhĩm lợi ích, trong đĩ nổi bật là giới giáo sĩ thừa sai – những nạn nhân đang trực tiếp chịu sự đàn áp ở Việt Nam.

Cĩ thể nĩi dưới thời Louis Napoleon Bonaparte và Tự Đức, bản thân mỗi nước đều cĩ những biến động sâu sắc và mối quan hệ hai nước đã cĩ những thay đổi căn bản. Đây là giai đoạn quyết định đến vận mệnh lịch sử ở Việt Nam, là giai đoạn phát triển đỉnh cao của của những mâu thuẫn nội tại, một quá trình tích tụ những xung đột, chứng kiến những đối sách, phương cách xâm lược của Pháp và sự “chống trả” của Việt Nam. Đồng thời cuộc xung đột quân sự là hệ quả của một quá

Kho¸ luËn tèt nghiƯp

92

SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử

trình xâm nhập bền bỉ, lâu dài, ngày càng tỏ ra quyết liệt, đưa đến những tác động tiêu cực, hệ lụy lâu dài cho cả hai nước về sau.

Trở lại lịch sử nước Pháp chúng ta thấy, cuối năm 1848, một cuộc bầu cử tổng thống Pháp đã diễn ra với thắng lợi áp đảo của Louis Napoleon Bonaparte, cháu của Napoleon Bonaparte. Sự kiện này đánh dấu sự kết thúc của một cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội từ năm 1847 vốn xuất phát từ Anh lan sang Pháp. Đồng thời nĩ đánh dấu chấm hết của nền Quân chủ tháng bảy (1830 – 1847). Cũng phải thấy là, dưới thời vua “của người Pháp” Louis Philipe, nội bộ luơn diễn ra những cuộc cãi vã kịch liệt. Khơng khí chính trị sơi động tiêu biểu cho khuynh hướng phát triển của giai cấp cầm quyền với hai phái chính, phái vận động và phái kháng cự, cụ thể là một bên vận động cho cơng cuộc cải cách phù hợp với khuynh hướng thời đại, một bên chống lại cải cách, chủ trương duy trì hiện trạng – đứng đầu là thủ tướng Guizot, đằng sau là vua Louis Philiie, ở khía cạnh khác ngồi nguy cơ tiềm ẩn bên trong. Nền quân chủ tháng Bảy cịn luơn phải đối phĩ với sự uy hiếp của bên ngồi. Đĩ là phái chính thống do Tử tước Chateaubriand đứng đầu, luơn tìm cách khơi phục nền thống trị của gia tộc Burbon. Bên cạnh đĩ phái cộng hịa với phần đơng trí thức tiểu tư sản, lao động tự do…

Đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế, đời sống nhân dân hết sức khốn khốn đốn.. Sau khi lên cầm quyền, chính quyền của Louis Philippe cĩ thực thi những chính sách tích cực, kiểu “mị dân”, nhưng cuối cùng cũng nhanh chĩng trở mặt, tiến hành đàn áp sự nổi dậy của người dân. Kết cục vua Louis Philippe phải tuyên bố từ chức, phái tư sản Cộng hịa đứng ra thành lập chính phủ Cộng hịa, sử sách Pháp gọi đĩ là nền Cộng hịa thứ hai, mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Giữa năm 1848, sau khi được bầu theo chế độ tuyển cử phổ thơng. Quốc hội Liên hiệp Pháp tiến hành soạn thảo hiến pháp, tháng 11- 1848, bản hiến pháp mới được quốc hội thơng qua.

Cho đến thập niên 40 – 50 thế kỷ XIX, cục diện chính trường Pháp đã định hình với việc cháu của Napoleon đệ nhất – Louis Napoleon Bonaparte dần vươn lên và bước lên vũ đài chính trị cao nhất, từ tổng thống(1848) đến ngơi Hồng đế Pháp(1852). Dưới thời trị vì của Louis Napoleon Bonaparte, nước Pháp đánh dấu

Kho¸ luËn tèt nghiƯp

93

SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử

một bước phát triển cao nhất của xã hội tư sản, cơng thương nghiệp phát triển với tốc độ và quy mơ lớn, quá trình đơ thị hĩa được đẩy mạnh…

Về đối ngoại, nước Pháp cĩ bước tiến mới, đánh dấu cơng cuộc thực hiện mạnh mẽ, cho đến cuối thời đế chế nước Pháp đã cĩ gần 1 triệu km2 thuộc địa với dân số 6.5 triệu người, với khẩu hiệu “Đế chế hịa bình” nhưng thực chất Napoleon III đã phát động và tham gia vào các cuộc chiến tranh ở Nga, Việt Nam…

Ở một khía cạnh khác, giới nghiên cứu cũng cho rằng, Napoleon III đã dẫm lên vết xe đổ của bác mình và với cuộc chiến ở mặt trận châu Âu đã là tử huyệt cho đế chế mở đường cho việc tái dựng nền cộng hịa ở Pháp sau năm 1870. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy là khơng phải việc xâm nhập vào thị trường Viễn Đơng đều được tiến hành thuận lợi, thực tế Pháp đã để lỡ nhiều cơ hội so với các nước châu Âu khác cùng thời. Theo đĩ, với trường hợp của Xiêm, từ lâu vua Xiêm đã muốn thiết lập giao thương với Pháp nhưng tại thời điểm bấy giờ, nước Pháp đảng xảy ra nhiều biến động về chính trị nên các kế hoạch bị đình lại. Mãi đến tháng 10 – 1855 Pháp mới cĩ đại diện ở Băng Cốc, mặt khác Pháp cũng thất bại trong việc thương lượng với vua Cao Miên.

Theo như tư liệu của P.Cultru, sau thắng lợi ở trận Crimee, Napoleon III cĩ ý thi hành chính sách như Louis Philippe và thủ tướng Guizot là chiếm một chỗ đứng ở Viễn Đơng lúc Pháp đang cĩ thế ở châu Âu. Trong thâm tâm của Hồng đế Pháp, cuộc xâm chiếm Việt Nam là một cuộc thị uy quân sự. Sau khi cuộc chiến tranh của Pháp ở Việt Nam xảy ra, nhiều điều đã diễn biến khác hẳn với những dự định ban đầu,, hay triều đình và người dân Pháp đã được thuyết phục bằng những ve vãn “giả tưởng”. Tác giả Clarke W.Garrett viết: “nước Pháp nĩi chung chẳng bao lâu đã mất đi sự quan tâm đến Đơng Dương. Sự tạo lập của nĩ là kết quả của một số hạm đội hải quân, một số kẻ phiêu lưu và một nhĩm nhỏ các chính sách phe chủ trương chủ quốc tại Paris. Khái niệm về sự đồng hĩa người Việt vào cộng đồng chính trị và văn hĩa của Pháp đĩng một vai trị nhỏ bé trong động lực của nhân vật này, và số phận các giáo sĩ người Pháp cũng xảy ra như thế… cĩ một sự mỉa mai trong sự kiện rằng nước Pháp đã sở đắc các căn cứ cho các đế quốc ở châu Phi và châu Á trong thời gian khoảng các năm 1820 đến 1860 khi mà cơng luận khơng cịn quan tâm và cơng

Kho¸ luËn tèt nghiƯp

94

SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử

cuộc mậu dịch hải ngoại bị Philippe, và Louis Napoleon muốn khẳng định trước mặt tồn thế giới, sự hiện diện, sự vĩ đại, sự vinh quang của nước Pháp”.

Từ nửa đầu thế kỷ XIX, giáo hội Pháp đã nêu cao khẩu hiệu “thiên chúa và tổ quốc” mượn danh đạo giương cao ngọn cờ Phúc âm và tự do tơn giáo để chinh phục, lập thuộc địa. Napoleon III đang đi tìm vinh quang và thuộc địa, cạnh tranh với Anh ở châu Á và châu Phi, chủ nghĩa quốc gia Pháp tái sinh, gắn liền với giấc mộng bành chướng “Napoleon quan tâm đến Đơng Á hơn các vua Pháp ở thế kỷ XVIII. Ơng ta chỉ nghĩ đến quân sự mà khơng tính đến kinh tế. Tại Ấn Độ và Đơng Á ơng ta kiếm tìm những cơ sở để từ đĩ ơng cĩ thể triệt hạ được đế chế Anh. Nhưng người Âu đã ngăn cản ơng ta thực hiện “Giấc mộng Anh – Điêng”: “Vấn đề Đàng Trong” được đặt lại như một mục tiêu trong chính sách của Pháp vào lúc ủy ban Cochinechine soạn thảo kế hoạch tấn cơng giáo hội Pháp “là nơi hội tụ của truyền bá gia tăng niềm tin , thực dân hĩa và sự lớn mạnh của đất nước. Sự kết tụ này dựa vào sự tập hợp gia tăng ý kiến từ phía Cơng giáo đối với cuộc bành trướng thuộc địa. Lúc này với giáo hội ý định thuộc địa là điều quan trọng, nĩ đáp lại những mâu thuẫn trầm trọng đang gặp phải sự phát triển của châu Âu cơng nghiệp, sự khủng hoảng niềm tin, sự đe dọa từ phía Nhà nước giáo hội, sự rạn vỡ liên minh của chính quyền Hồng Đế… sự nổi lên của chủ nghĩa chống giáo quyền cộng hịa, của chủ nghĩa tự tơn Cơng giáo”.

Theo các nhà nghiên cứu, giám mục người Pháp ở Việt Nam là đại diện của tịa thánh, khơng cịn tùy thuộc vào giáo hội Pháp hay Tây Ban Nha. Riêng MEP là hội truyền giáo cấp quốc gia. Hay nĩi cách khác, tịa thánh khơng thể cĩ ảnh hưởng nào tới kế hoạch chinh phục Việt Nam, khơng cịn ảnh hưởng thế tục cả với MEP. Do vậy mới cĩ trường hợp giám mục Pellerin về Pháp triều kiến vua Napoleon III sau mới sang La Mã. Nhìn chung, những năm đầu thập niên 50, Pháp đều nỗ lực cử phái bộ ngoại giao Pháp ở Đơng Á đến Việt Nam, thừa sai Pháp luơn tìm mọi cách lơi kéo sự chú ý của nhà đương cục Pháp về vùng đất này. Sau khi đã củng cố về đối nội và đối ngoại hồng đế Pháp mới chính thức cĩ quyết sách với Việt Nam.

Như vậy, chính sách của Pháp dưới thời Napoleon III đã đặt vấn đề Viễn Đơng lên tầm mức hơn hẳn. Mặc dù Napoleon III vẫn chưa coi đĩ trong tính tốn chiến lược dưới những sức ép, quan trọng hơn là trước sự thiếu hụt trầm trọng về

Kho¸ luËn tèt nghiƯp

95

SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử

thộc địa và thương mại trên phạm vi rộng lớn ở Đơng Á. Tham vọng Đơng Á của người Pháp đã bị phụ thuộc quá mật thiết vào những sáng kiến của họ ở châu Âu. Nhân tố bức thiết này của đế quốc Pháp ở Viễn Đơng được bù trừ bởi sự thúc đẩy mạnh mẽ từ bên ngồi, chính nĩ đã đè nặng lên kinh tế và đời sống xã hội Pháp từ năm 1850. Đĩ là việc mở rộng ra thị trường thế giới của tư bản, trong đĩ sự tăng trưởng cơng nghiệp là mục tiêu giải quyết sự chật hẹp của thị trường nội địa cũng như sự tăng trưởng yếu kém của việc tiêu thụ trong nước…ở khía cạnh khác, đã khơng cĩ mối quan hệ qua lại cơ học giữa chiến lược ngắn hạn của mơi trường kinh doanh và hãng buơn bán thuộc địa Pháp ở Viễn Đơng, quan hệ này khơng tách biệt với sự mở rộng kinh tế hải ngoại của chủ nghĩa tư bản Pháp.

Trên thực tế, nếu như lợi ích về kinh tế đã được đặt ra bức thiết, nhưng trong chính sách Viễn Đơng, vấn đề cĩ ý nghĩa bao trùm chính quyền Napoleon III là việc duy trì sức mạnh chính trị của nước Pháp. Chưa bao giờ trong thế kỷ XIX này, uy thế cường quốc lại cần thiết mang tầm mức thế giới như vậy; và tầm mức quan trọng này chỉ cĩ thể cĩ được ở châu Á mà thơi”. Chính vì lợi ích sống cịn đĩ đã đẩy Hồng đế Pháp đi đến quyết tâm chinh phục Việt Nam ,với chính quyền Napoleon lúc này “Đơng Nam Á là một trong những khơng gian cuối cùng, chính nĩ đã làm cho sự bức thiết tăng lên gấp đơi” hay như tham vọng là nhằm biến “ Sài Gịn thành một Singapore thuộc Pháp”.

Cĩ thể nĩi, chính mối lo về thương mại cùng vị trí chiến lược ở Viễn Đơng, Pháp đã đẩy nhanh hơn quá trình can thiệp vào Việt Nam. Chắc chắn, Việt Nam khơng thể so sánh với Trung Quốc cũng như lực lượng hải quân Pháp tập trung ở Trung Quốc, cho nên ý nghĩa về tầm mức lợi ích chiến lược cạnh tranh đã khiến Pháp phải cĩ điều chỉnh kịp thời cho dù thực lực hải quân kém so với Anh cũng như lợi ích của các quốc gia phương Tây khác lúc này. Đối với vấn đề Việt Nam, thực vậy cho đến khi tiếng súng nổ ra, trước đĩ là cả một kế hoạch dài hơi với sự tham gia “nhĩm người” cĩ lợi ích hay liên quan đến Việt Nam, rộng hơn là khu vực Biển Đơng.

3.2. CÁC BƢỚC CHUẨN BỊ VÀ KẾ HOẠCH XÂM LƢỢC CỦA PHÁP

Sự kiện quân sự giữa năm 1847, ngay khi lên cầm quyền Tự Đức đã cho ban hành một đạo dụ chống lại người Cơng giáo, một số người Pháp đã bị xử tử. Biết tin tức này, bá tước Bourboulon ở Ma Cao đã lên tiếng hối thúc Pháp can thiệp vào

Kho¸ luËn tèt nghiƯp

96

SVTH: Phạm Thị Hiền – K34A CN Lịch sử

Việt Nam, cịn linh mục Pellerin ở Việt Nam thì viết thư về Pháp cuối năm 1854 xin can thiệp ngay vì đĩ là giải pháp chấm dứt các cuộc truy bức. Tuy vậy, khơng phải ai cũng tán đồng, họ e ngại sẽ càng làm cho nhà cầm quyền ở đĩ tăng cường truy bức hơn. Lúc này, chỉ cĩ thể nhận được tình hình chính trị hiện tồn ở đĩ vào tháng 5 năm sau mà thơi. De Courcy là tham vụ ngoại giao củ Pháp ở Trung Quốc, liền giao thiệp với các đại diện tịa thánh ở Xiêm, Việt Nam, Cao Miên để thu thập thơng tin.

Trong bối cảnh mới, sự nổi lên của Hoa kỳ đã khiến cho Anh, Pháp hết sức lo lắng, từ thập niên 40, Hoa Kỳ vẫn liên kết với các nước châu Âu cùng chiếm đĩng Trung Quốc, vào giữa thế kỷ XIX, Hoa Kỳ đã bắt đầu nghĩ về châu Á trên các mục tiêu chính trị và chiến lược ngày càng rõ nét, Hoa Kỳ ý thức sâu xa về một cường quốc lục địa, đối diện với cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Cĩ một thực tế là, diễn tiến nội tình ở Việt Nam cũng đã được giới chức hải ngoại Hoa Kỳ khá am tường, thấy được giới hạn của những toan tính xâm nhập của các nước châu Âu này trong báo cáo chính thức gửi về cục viễn chinh, đơ đốc M.Pery viết “Mặc dù một số lỗ lực yếu ớt trước đây đã được thực hiện bởi Anh quốc và Pháp quốc nhằm thiết lập một sự thơng hiểu hữu nghị với các xứ sở này, chúng ta chỉ cĩ sự thành cơng khơng đáng kể, và cĩ thể bởi chính sách ngoại giao khơng thích đáng. Và sự việc cịn bị làm trầm trọng hơn bởi hai chiếc thuyền buồm của Pháp, vào năm 1847 đã giao chiến với các nhà cầm quyền tại vịnh Đà Nẵng theo đĩ hạm đội bản xứ đã bị tiêu diệt, với sự tổn thất một số lượng lớn các thủy thủ đồn của họ. Mặc dù Hoa Kỳ vẫn dành những lưu tâm đến Việt Nam, Xiêm, nhưng do cơng cuộc chinh phục những vùng đất chiến lược đã khơng cho giới chính trị Hoa Kỳ cĩ nhiều thời gian thực hiện toan tính của họ. Vài năm sau giới chức Hoa Kỳ vẫn cĩ nhắc điến Việt Nam, nhưng đến giữa thế kỷ XIX khơng thấy nhắc đến vùng đất đĩ nữa. Lý do chắc là lúc này Pháp đã định rõ quyết tâm xâm lược Việt Nam và đã cĩ những bước đi mạnh mẽ can thiệp vào nội tình ở đây.

Trở lại với động thái của người Pháp, những năm 50 thế kỷ XIX, các thừa sai vẫn liên tiếp gửi đi những lời xin giúp đỡ hịng cải thiện hiện trạng tơn giáo ở Việt Nam, ở Pháp, Bá tước Bourtboulon đã lên tiếng ủng hộ, thậm chí cịn chuẩn bị cả một kế hoạch can thiệp tích cực với việc chiếm đĩng Đà Nẵng.

Kho¸ luËn tèt nghiƯp

97

Một phần của tài liệu SỰ THÂM NHẬP CỦA PHÁP VÀO VIỆT NAM TỪ CUỐI THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX (Trang 96 -96 )

×