Kinh nghiệm tổ chức, hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu mô hình xã hội dân sự ở châu âu (Trang 95 - 103)

6. Bố cục của khóa luận

3.3.4. Kinh nghiệm tổ chức, hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị

chính trị - xã hội ở Việt Nam

Tại Đại hội Đảng lần thứ X, Đảng ta đã khẳng định vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội. Mặt trận tổ quốc đã ngày càng khẳng định vai trò, sứ mệnh của mình. Mặt trận cần phải ngày càng đổi mới và phát huy hơn nữa những thành tựu đã đạt được, cần học hỏi những kinh nghiệm quý báu của các tổ chức Xã hội dân sự ở các nước trên thê giới nói chung và châu Âu nói riêng.

Đổi mới nhận thức về sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện một Đảng cầm quyền nhằm phát huy dân chủ.

Đảng không phải là tổ chức đứng ngoài, đứng trên Mặt trận Tổ quốc, mà là thành viên tích cực của Mặt trận. Nếu thực hiện tốt vai trò thành viên của mình thì các tổ chức Đảng càng thể hiện tốt hơn vai trò lãnh đạo đối với Mặt trận.

Khoá luận tốt nghiệp 92 Trường ĐHSP Hà Nội 2

SVTH: Đinh Thị Loan K34A – CN Lịch sử

Đổi mới quan niệm nhận thức về Mặt trận Tổ quốc, trước hết cần xác định đúng vị trí, vai trò, tính chất của Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị hiện nay. Cần phải có quan điểm nhận thức mới về Mặt trận vì đây là một tổ chức liên minh chính tri và liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội. Nó là một hệ thống các tổ chức và cá nhân tiêu biểu, là thành viên mang tính quần chúng rộng rãi. Mặt trận thống nhất dân tộc là một lĩnh vực hoạt động nhằm tập hợp, đoàn kết những thành phần khác nhau của dân tộc, có chung lợi ích lớn nhưng khác nhau về lợi ích cụ thể, chung lý tưởng nhưng khác nhau về chính kiến, chung một nền văn hóa, nhưng khác nhau về cách làm cụ thể để cùng thống nhất hành động theo một cương lĩnh chung vì lợi ích của đất nước, dân tộc.

Mặt trận là tổ chức có chức năng tập hợp rộng rãi nhân dân, nó có điều kiện thuận lợi để làm tốt vai trò phản biện xã hội. Cần có một cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận tổ quốc có thể phát huy vai trò phản biện của mình. Trong điều kiện mới, chức năng phản biện dần trở thành một chức năng quan trọng.

Đổi mới những hoạt động của Mặt trận Tổ quốc: là một tổ chức liên minh, liên hiệp nên nội dung, phạm vi và phương thức hoạt động của Mặt trận không thể trùng lặp với nhiệm vụ của các đoàn thể mà phải đưa ra kế hoạch chung để phối hợp và ủng hộ các đoàn thể hoạt động. Theo đó, Mặt trận cần đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân, hướng mạnh đến cơ sở.

Đổi mới tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: như về tổ chức thành viên cần bổ sung, đa dạng hóa các thành phần; mở rộng số lượng thành viên, tỷ lệ người ngoài Đảng vào Mặt trận; đổi mới công tác cán bộ; nâng cao trách nhiệm và phát huy vai trò của các Ủy viên trong Ủy ban Mặt trận các cấp.

Đổi mới tổ chức chính trị - xã hội khi cần. Muốn đổi mới, thì trước hết các tổ chức chính trị - xã hội này cần phải nhận thức rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị - xã hội trong điều kiện mới. Cần nhấn mạnh quan điểm các tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân và bảo vệ lợi ích cho các tầng lớp nhân dân.

Khoá luận tốt nghiệp 93 Trường ĐHSP Hà Nội 2

SVTH: Đinh Thị Loan K34A – CN Lịch sử

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền, để thúc đẩy quá trình tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đồng thời xây dựng mối quan hệ phân công, phối hợp giữa nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa và Xã hội dân sự ở nước ta trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật.

Cho đến nay, chúng ta đã bước đầu xây dựng được khung pháp lý để Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật; nhưng lại chưa xây dựng, phát triển được các thể chế luật pháp và xã hội, để bảo đảm cho các tầng lớp nhân dân và các cơ quan công quyền cùng thực hiện nghiêm minh pháp luật. Do đó, năng lực cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền còn yếu kém và còn tồn tại không ít khoảng trống. Chính vì vậy, việc xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát của người dân đối với các cơ quan nhà nước là hết sức cần thiết. Đây cũng là một yêu cầu hết sức quan trọng, nhằm nâng cao năng lực thực hành dân chủ, thu hút người dân tham gia vào công việc chung của Nhà nước và xã hội.

Việt Nam có truyền thống luôn giữ vững và bảo đảm vị trí, vai trò của một Nhà nước mạnh đồng thời duy trì sự tự quản của làng (xã). Ngày nay cần phải phát huy truyền thống này, để xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mạnh; đồng thời, xây dựng Xã hội dân sự lành mạnh, có khả năng kiểm tra, giám sát, phối hợp với Nhà nước trong việc thực hiện dân chủ, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Cần tiến hành nghiên cứu việc phát triển và “phát huy sự đa dạng về tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ…

khắc phục tình trạng hành chính hoá các tổ chức quần chúng; phát triển nhiều hình thức tự quản của dân hoạt động theo pháp luật”, để thúc đẩy xã hội hoá các cá nhân và các hoạt động xã hội, văn hoá, nhằm bồi dưỡng, phát triển các nguồn lực và tiềm lực xã hội - văn hoá cho mối quan hệ hài hoà giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Để mở rộng và thực thi dân chủ, đặc biệt dân chủ trực tiếp ở cơ sở, củng cố, bảo vệ lợi ích cộng đồng; phản biện, giám sát và phối hợp với Nhà nước trong việc bảo đảm và cân bằng dân chủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội, đòi hỏi phải đa

Khoá luận tốt nghiệp 94 Trường ĐHSP Hà Nội 2

SVTH: Đinh Thị Loan K34A – CN Lịch sử

dạng hoá các hình thức dân chủ thông qua việc đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức đoàn thể. Trong công cuộc đổi mới, quá trình dân chủ hoá kinh tế, xã hội đã đạt được bước tiến quan trọng, song dân chủ vẫn còn hình thức... hoạt động chưa hiệu quả và nhiều khi mang tính hành chính, chưa đi vào thực chất. Không ít tổ chức dân lập, tự quản phát triển tự phát….

Vì thế, khi nghiên cứu xây dựng hệ thống thể chế, tổ chức đa dạng của xã hội dân sự không thể không xử lý vấn đề này. Đồng thời, cần nghiên cứu nhằm hướng các tổ chức, thể chế dân sự vào quá trình bồi dưỡng văn hoá dân chủ, thực hành dân chủ, đặc biệt dân chủ trực tiếp ở cơ sở. Song việc bồi dưỡng văn hoá dân chủ chỉ thu được kết quả khi có nguồn lực, tiềm lực xã hội - văn hoá đóng vai trò là nền tảng và môi trường của dân chủ. Thành thử phải thúc đẩy xã hội hoá các cá nhân một cách lành mạnh, nhằm xây dựng ý thức và lối sống công dân, củng cố, bảo vệ quyền con người và lợi ích cộng đồng. Về nguyên tắc, việc thúc đẩy xã hội hoá cá nhân, luôn gắn liền với việc thúc đẩy xã hội hoá các hoạt động xã hội, văn hoá. Bởi lẽ, cơ sở và môi trường để thúc đẩy xã hội hoá cá nhân một cách lành mạnh là thúc đẩy xã hội hoá các hoạt động xã hội, văn hoá. Thông qua đó, sẽ lôi cuốn các cá nhân và tập thể tham gia vào các hoạt động xã hội, văn hoá bằng nhiều hình thức khác nhau (sáng kiến, công sức, tiền của v.v…).

Cần tiến hành xây dựng hệ thống giám sát, phản biện xã hội trong điều kiện một Đảng Cộng sản cầm quyền và thể chế Đảng lãnh đạo đối với Xã hội dân sự.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang thúc đẩy sự hình thành, phát triển nhiều ý kiến, thậm chí luồng tư tưởng khác nhau trong xã hội về vai trò của các tổ chức dân sự trong mối quan hệ với Đảng Cộng sản và Nhà nước pháp quyền. Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu cơ chế điều tiết và định hướng được các ý kiến, luồng tư tưởng khác nhau trong xã hội thành hệ thống giám sát trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Trên cơ sở đó, xây dựng cơ chế phản biện xã hội đối với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu của công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Khoá luận tốt nghiệp 95 Trường ĐHSP Hà Nội 2

SVTH: Đinh Thị Loan K34A – CN Lịch sử

Việc thực hiện cơ chế phản biện này là cơ sở để nghiên cứu xây dựng thực hiện thể chế Đảng lãnh đạo đối với Xã hội dân sự, mà mấu chốt là thể chế hoá cách thức hoạt động độc lập của các hiệp hội, và thể chế hoá các quan hệ phân công, phối hợp công tác giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với bộ máy tổ chức Đảng, Nhà nước.

3.4. TIỂU KẾT

Xã hội dân sự sẽ là mô hình xã hội triển vọng trong tương lai. Và với mỗi quốc gia, sẽ không có một công thức chung nào cho việc xây dựng Xã hội dân sự. Bởi nó còn tùy thuộc vào bối cảnh chính trị, sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, truyền thống của từng nước. Trong tương lai, ba mô hình Xã hội dân sự đó là mô hình “tân tự do”, mô hình “xã hội tốt lành”, mô hình Xã hội dân sự “hậu hiện đại” là những mô hình tiêu biểu, sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển. Bên cạnh những triển vọng phát triển, Xã hội dân sự sẽ gặp phải nhiều thách thức về sự thay đổi của bối cảnh phát triển, các vấn đề xã hội tác động, năng lực của các tổ chức Xã hội dân sự….

Hoạt động Xã hội dân sự ở châu Âu sẽ là những kinh nghiệm giúp Việt Nam xây dựng và phát triển hơn nữa các hoạt động Xã hội dân sự. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác là lực lượng nòng cốt của Xã hội dân sự Việt Nam. Thực hiện chức năng giám sát và phản biên xã hội, là cầu nối giữa người dân và nhà nước. Các tổ chức này đã ngày một phát triển mạnh mẽ, thực hiện tốt vai trò của mình.

Khoá luận tốt nghiệp 96 Trường ĐHSP Hà Nội 2

SVTH: Đinh Thị Loan K34A – CN Lịch sử

KẾT LUẬN

Xã hội dân sự là một khái niệm được quan niệm bởi nhiều cách hiểu khác nhau, được tiếp cận dưới góc độ của nhiều ngành khoa học, phát triển từ thời cổ đại đến hiện đại. Nhìn chung, có thể hiểu Xã hội dân sự là khoảng không gian xã hội nằm giữa nhà nước, thị trường, gia đình nơi mọi người cùng bắt tay nhau để xây dựng, thúc đẩy quyền lợi chung của xã hội và cá nhân trong xã hội, điều này đã được Aristotle nhắc đến từ thời cổ đại và đã được phát triển không ngừng đến ngày nay. Khái niệm Xã hội dân sự xuất hiện ở châu Âu từ thế kỷ XVIII, nhưng chỉ khoảng hai thập kỷ gần đây, nó mới trở thành trọng tâm được chú ý tại các diễn đàn công luận quốc tế. Nó được hiểu như một xã hội tốt đẹp, một đời sống hiệp hội, và một lĩnh vực công cộng. Xã hội dân sự qua phân tích của tác gải Anheier H.K là một mô hình gồm có 4 “chiều cạnh”: cấu trúc, môi trường, các giá trị, tác động của Xã hội dân sự .

Trong đời sống xã hội, Xã hội dân sự đóng một vai trò hết sức quan trọng, là yếu tố thúc đẩy xã hội phát triển tốt đẹp hơn, Xã hội dân sự còn là cầu nối giữa những người dân, những người có vị trí thấp trong xã hội đến với các quyết sách, hành động của chính phủ. Xã hội dân sự góp mặt trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống như: chăm sóc sức khỏe, hoạt động từ thiện, phúc lợi xã hội,. …

Xã hội dân sự có đặc điểm: tự nguyện, tự tổ chức, tự chủ, đa dạng, phi lợi nhuận, phi thương mại, hành động mang tính tập thể, có trách nhiệm giải trình và cam kết minh bạch, tính dân sự. Xã hội dân sự có 6 chức năng cơ bản về chính trị, xã hội trong xã hội dân chủ hiện đại phương Tây: Là kênh cho các công dân vận động hành lang đối với các thiết chế, hệ thống chính trị, đại diện cho các lợi ích xã hội - đây là điều kiện để điều tiết chính trị theo hướng dân chủ; Xã hội dân sự thực hiện chức năng tự điều tiết chính trị trong xã hội; Xã hội dân sự tổ chức các đối thoại chính trị và quá trình tương tác công cộng; Xã hội dân sự cung cấp các hoạt động tự lực xã hội dựa vào cộng đồng; Xã hội dân sự thúc đẩy quá trình xã hội hóa (giáo dục) chính trị, văn hóa, dân chủ cho các công dân; Xã hội dân sự tạo ra, duy trì sự đoàn kết và nguồn vốn xã hội ở cộng đồng.

Khoá luận tốt nghiệp 97 Trường ĐHSP Hà Nội 2

SVTH: Đinh Thị Loan K34A – CN Lịch sử

Qua phân tích mô hình Xã hội dân sự ở khu vực châu Âu, đặc biệt là mô hình Xã hội dân sự ở các quốc gia: Đức, Pháp, Anh, Thụy Điển Xã hội dân sự đã có rất nhiều điểm tích cực và còn tồn tại nhiều bất cập…. Trong tương lai, Xã hội dân sự vẫn tiếp tục phát triển, và cũng phải đối mặt với nhiều thách thức.

Sự tồn tại của Xã hội dân sự ở châu Âu là một trong ba phương thức điều tiết quan trọng, đóng góp cùng các lực lượng khác làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Ở mỗi quốc gia châu Âu, Xã hội dân sự đều có lịch sử phát triển riêng, đặc điểm cấu trúc, loại hình hoạt động, quy mô, thành phần, tính độc lập, khác biệt. Mức độ Xã hội dân sự “đậm, nhạt” thường chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các quan hệ lịch sử, văn hóa, truyền thống, phong trào xã hội, cộng đồng, bản chất chế độ chính trị.

Quá trình hoạt động của các tổ chức Xã hội dân sự ở châu Âu sẽ là những kinh nghiệm vô cùng quý báu cho sự phát triển các hoạt động Xã hội dân sự ở Việt Nam. Ở Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác chính là lực lượng nòng cốt của hoạt động Xã hội dân sự. Các tổ chức này, ngày càng hoàn thiện hơn, đảm bảo xây dựng một xã hội “công bằng – dân chủ - văn minh” ở Việt Nam.

Khoá luận tốt nghiệp 98 Trường ĐHSP Hà Nội 2

SVTH: Đinh Thị Loan K34A – CN Lịch sử

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Quang Dũng, Xã hội dân sự: Khái niệm và các vấn đề. Báo cáo Hội

thảo quốc tế tổ chức tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam, ngày 28, 29/02/ 2008. 2. Dự án CIVICUS, Đánh giá ban đầu về xã hội dân sự tại Việt Nam,

www.civicus.org.

3. Phạm Văn Đức, Xã hội dân sự: Từ cách nhìn của lịch sử triết học. Báo cáo

Hội thảo quốc tế tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam, ngày 28, 29/02/2008.

4. Hoàng Ngọc Giao, Xã hội dân sự với nhà nước và thị trường. Kỷ yếu 30

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu mô hình xã hội dân sự ở châu âu (Trang 95 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)