Triển vọng phát triển của mô hình Xã hội dân sự

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu mô hình xã hội dân sự ở châu âu (Trang 87 - 88)

6. Bố cục của khóa luận

3.2.1. Triển vọng phát triển của mô hình Xã hội dân sự

Hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bàn luận về sự phát triển của Xã hội dân sự trong tương lai. Và với khu vực châu Âu xu hướng phát triển đó vẫn giữ nguyên nguyên tắc: Xây dựng nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, xã hội dân sự, duy trì sự đa dạng trong thống nhất.

Theo TS. Norlund (Viện nghiên cứu các nước Bắc Âu về Châu Á) đã đưa ra 3 mô hình tiếp cận về Xã hội dân sự hiện nay và trong tương lai trên thế giới và châu Âu. Đó là mô hình “tân tự do”; Mô hình “xã hội tốt lành”; Mô hình “hậu hiện đại” - lĩnh vực công.48

Thứ nhất: Mô hình “tân tự do” được TS. Norlund giới thiệu rằng Xã hội dân sự là yếu tố tồn tại một cách độc lập để đóng vai trò trung gian, “cầu nối” cân bằng giữa nhà nước và gia đình. Quan niệm về một “đời sống hiệp hội” tức là Xã hội dân sự đã được nêu lên trong cuốn sách nổi tiếng “Nền dân trị ở Mỹ” của Alexis de Tocqueville năm 1981. Thực ra, quan niệm này bắt nguồn từ “tinh thần pháp luật” (1748) của Montesque trong đó đã nêu ý tưởng về phân biệt gia đình - tổ chức xã hội và nhà nước, đã nhấn mạnh đến vai trò của pháp luật, các quyền tự do của cá nhân và sự tự quản. Mô hình Xã hội dân sự “tân tự do” được nhà khoa học xã hội Mỹ là Robert Putnam bổ sung thêm khái niệm “vốn xã hội” để nói về vai trò của các tổ chức Xã hội dân sự trong việc tạo ra sự hợp tác và tin tưởng của dân chúng. Mô hình này phù hợp với xã hội Mỹ, Anh, Ailen, nơi các “tổ chức phi lợi nhuận”, “các tổ chức tình nguyện” tức các tổ chức Xã hội dân sự tồn tại độc lập với nhà nước nhiều hơn bất kỳ quốc gai nào. Sự độc lập của các tổ chức Xã hội dân sự dễ tạo ra sự xung đột giữa Xã hội dân sự với nhà nước. Các quyền tự do cá nhân, quyền tự quản phát triển mạnh mẽ.

48 Dẫn lại theo Đinh Công Tuấn, (2008), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xã hội dân sự ở liên minh châu Âu, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, tr.219.

Khoá luận tốt nghiệp 84 Trường ĐHSP Hà Nội 2

SVTH: Đinh Thị Loan K34A – CN Lịch sử

Thứ hai: Mô hình Xã hội dân sự “xã hội tốt lành” có xu hướng đề cao tính hướng thiện của nó. Nếu như mô hình Xã hội dân sự “tân tự do” bắt nguồn từ ý tưởng tách biệt rõ ràng giữa Nhà nước - Thị trường - Gia đình khi nói về vị trí, vai trò của Xã hội dân sự, thì mô hình Xã hội dân sự “xã hội tốt lành” được bắt nguồn từ lý thuyết dân chủ xã hội cổ điển, được nhà nghiên cứu hiện đại người Anh là Anthony Giddens đưa ra nhằm nhấn mạnh sự tương tác giữa 3 khu vực Nhà nước - Thị trường - Xã hội trong việc tạo ra Xã hội dân sự. Chính vì vậy, Xã hội dân sự được kỳ vọng là đem lại sự đồng thuận, hòa bình và tốt lành cho tất cả mọi người. Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh luận về việc phân loại tốt - xấu đối với các tổ chức Xã hội dân sự, và làm cách nào để có một Xã hội dân sự tốt lành. Điều này liên quan đến tính hai mặt của quá trình toàn cầu hóa với sự tham gia tích cực của các tổ chức phi chính phủ quốc tế và sự xuất hiện “Xã hội dân sự toàn cầu” trong tương lai.

Thứ ba: Mô hình Xã hội dân sự “hậu hiện đại” - lĩnh vực công, là mô hình tiếp cận rất mới, các yếu tố của hậu hiện đại đã xuất hiện, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến lĩnh vực công, khu vực công, không đối lập với khu vực nhà nước, là một cực đối lập với khu vực riêng tư nhân. Theo cách tiếp cận hiện đại, Xã hội dân sự đóng vai trò là diễn đàn công khai thảo luận, trao đổi, diễn ngôn, đối thoại về những vấn đề chung, vấn đề xã hội của các cá nhân, tổ chức. Vai trò cơ bản của Xã hội dân sự ở đây là tạo ra sự chia sẻ, chấp nhận nhau thông qua đó hiểu nhau, hòa hợp giữa các bên khi tham gia đối thoại công khai, thảo luận công cộng. Cách tiếp cận này không nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tách bạch giữa Xã hội dân sự với nhà nước, thị trường, gia đình mà nhấn mạnh đến vai trò của Xã hội dân sự trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, bản sắc dân tộc trong quá trình giao lưu, tiếp biến các giá trị xã hội.

Trong tương lai, mô hình Xã hội dân sự này cùng tồn tại và phát triển. Mặc dù là các mô hình này có điểm khác biệt, song chúng lại có điểm giống nhau là cùng xuất hiện và tỏ ra phù hợp ở những nước có nền công nghiệp phát triển như ở châu Âu.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu mô hình xã hội dân sự ở châu âu (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)