Sự phát triển của Xã hội dân sự ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu mô hình xã hội dân sự ở châu âu (Trang 91)

6. Bố cục của khóa luận

3.3.2.Sự phát triển của Xã hội dân sự ở Việt Nam

Trước năm 1986, các tổ chức xã hội chủ yếu bao gồm các tổ chức quần chúng, thường gọi là các “tổ chức chính trị-xã hội” như mặt trận, công đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên…. Đây là những tổ chức từng được thành lập vào những năm 1930, gắn bó mật thiết với Đảng Cộng sản Việt Nam và hoạt động dưới ngọn cở của Mặt trận Tổ quốc.

Đầu thập niên 80, có 3 hiệp hội nghề nghiệp đã được thành lập để thúc đẩy sự giao lưu giữa những người quan tâm đến các lĩnh vực khoa học, văn hóa và đoàn kết, đó là: Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (VWAA) và Liên hiệp các Hiệp hội Hòa bình, Hữu nghị và đoàn kết Việt Nam (VUPSFTO, sau gọi là VUFO).

Từ đầu những năm 90, việc mở cửa các thành phần kinh tế khác cũng tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội và việc phục hồi tập quán liên quan đến sinh hoạt hàng ngày, một phần theo hình thức mới. Một Xã hội dân sự lớn và nở rộ các tổ chức.

Khoá luận tốt nghiệp 88 Trường ĐHSP Hà Nội 2

SVTH: Đinh Thị Loan K34A – CN Lịch sử

Qua một quá trình phát triển, để có cái nhìn khái quát về các tổ chức Xã hội dân sự ở Việt Nam, Dự án Civicus đã nghiên cứu tại Việt Nam năm 2006, và đưa ra 7 nhóm chính:

1. Mặt trận tổ chức và các tổ chức quần chúng trực thuộc. 2. Các tổ chức liên hiệp thuộc Mặt trận tổ quốc.

3. Các hội nghề nghiệp.

4. Các tổ chức NGO’s (phi chính phủ) Việt Nam (cũng được gọi là các tổ chức khoa học và công nghệ, nếu đăng ký trực thuộc tại VUSTA).

5. Các nhóm không chính thức.

6. Các tổ chức tín ngưỡng (Đạo Phật, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Hoà Hảo, Cao Đài) với khoảng 18 triệu tín đồ.

7. Các tổ chức phi chính phủ quốc tế.

Tại Việt Nam cũng có 530 tổ chức phi chính phủ (NGO) của các nước đang hoạt động. Các tổ chức này hiện có 150 văn phòng trên cả nước, và thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức và công dân Việt Nam.

Đi đôi với sự phát triển về số lượng các tổ chức Xã hội dân sự ở Việt Nam, những khung pháp lý đảm bảo cho sự hiện diện và hoạt động của các tổ chức Xã hội dân sự cũng được đảm bảo. Các bộ luật, các văn bản dưới luật, các nghị định, quy chế cũng dần dần được hoàn thiện. Ví dụ, như Luật Hợp tác xã được ban hành vào năm 1996 (sửa đổi năm 2001) tạo điều kiện cho các hợp tác xã mới được hình thành và tự nguyện. Hay như Nghị định mới về Dân chủ cơ sở (Nghị định 29) đã được ban hành, nhằm đảm bảo quyền cho người dân trong cộng đông (dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra) liên quan đến các quyết định quan trọng của địa phương. Năm 2003, Nghị định này đã được tăng cường và cũng bao hàm việc đề cập đến vai trò của các tổ chức quần chúng và hội nghề nghiệp (Nghị định 79). Bộ Luật Dân sự được ban hành năm 1995, sửa đổi vào năm 2005 và các luật pháp liên quan cũng được ban hành. Ngoài ra, nhà nước cũng rất quan tâm đến đời sống của các hiệp hội, Nghị định 88 của chính phủ liên quan đến việc tổ chức, hoạt động, quản lý các hiệp hội, từng bước xác định quy chế về mặt pháp lý của các tổ chức trong nước và đồng thời cải tiến công tác quản lý của nhà nước đối với các hiệp hội và các tổ chức phi chính phủ.

Khoá luận tốt nghiệp 89 Trường ĐHSP Hà Nội 2

SVTH: Đinh Thị Loan K34A – CN Lịch sử

3.3.3. Nhìn nhận về Xã hội dân sự ở Việt Nam và châu Âu

Một điều có thể nhận ra là các tổ chức Xã hội dân sự ở châu Âu được hình thành và phát triển ở những nước có chế độ tư bản, đa đảng và đa nguyên, và chế độ tam quyền phân lập. Ở châu Âu, trong thành phần Xã hội dân sự không có mặt trận Tổ quốc. Ở châu Âu, các tổ chức Xã hội dân sự không được coi là có quyền tự chủ với nhà nước. Ở nước ta, các tổ chức quần chúng chính trị - xã hội lại có sự gắn bó mật thiết với Nhà nước và Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội đều là những tổ chức “Xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân, vì nhân dân, là cầu nối giữa nhân dân với Nhà nước, với các cơ quan quyền lực”.50Vì vậy, “Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát huy quyền và trách nhiệm làm chủ của nhân dân”.51

Trong những năm gần đây, ngoài những tổ chức chính trị - xã hội, ở Việt Nam còn có xuất hiện nhiều tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, giới chức, các tổ chức từ thiện nhân đạo, văn hóa, giáo dục, và các tổ chức phi chính phủ. Điều này cho thấy, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của người dân ngày càng đa dạng, phong phú. Kết cấu các cộng đồng dân sự ở Việt Nam là một “dải” rất rộng, trong đó có những tổ chức thuộc hệ thống chính trị, có những tổ chức thuần túy thể hiện lợi ích cộng đồng. Đảng ta đã có chủ trương phát triển Xã hội dân sự ở nước ta. Nghị quyết đại hội IX của Đảng đã ghi rõ: “Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân tham gia các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp, văn hóa, hữu nghị, từ thiện, nhân đạo… sớm được ban hành luật về hội”.52

Theo quan điểm của Đảng và chính phủ Việt Nam, Mặt trận tổ quốc và các

tổ chức chính trị - xã hội phải là lực lượng nòng cốt của Xã hội dân sự, là nền tảng vững chắc để xây dựng một hệ thống nhiều tầng và đa dạng các hình thức, các tổ chức và cộng đồng nhân dân. Một nguyên tắc cần được khẳng định là: Các tổ chức

50 Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (chủ biên), (2007), Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ởnước ta hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 110.

51Nghị quyết đại hội Đảng IX

Khoá luận tốt nghiệp 90 Trường ĐHSP Hà Nội 2

SVTH: Đinh Thị Loan K34A – CN Lịch sử

Xã hội dân sự ở Việt Nam phải chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhận được sự hỗ trợ to lớn của Nhà nước, và tổ chức hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội gắn bó với tổ chức Đảng và Nhà nước.

Một điểm khác biệt, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam không đơn thuần là các phong trào tự nguyện, tập hợp các nhóm dân cư nhất định, mà là tổ chức rộng khắp theo các cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở, phát triển trưởng thành qua quá trình cách mạng của dân tộc. Thành viên của Mặt trận tổ quốc bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, các cá nhân tiêu biểu trong các dân tộc, tôn giáo, và các tầng lớp khác. Đội ngũ cán bộ của các tổ chức chính trị xã hội đa dạng, phong phú, vừa có cán bộ kiêm nghiệm, vừa có cán bộ chuyên trách, đội ngũ cán bộ chuyên trách được hưởng lương ngân sách. Măt trận Tổ quốc Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp 44 tổ chức thành viên và nhiều cá nhân tiêu biểu, trong đó có các tổ chức chính trị xã hội với nhiều chức năng, nhiệm vụ cụ thể nhất định.53

Xã hội dân sự ở Việt Nam có nhiều điểm khác biệt với Xã hội dân sự ở châu Âu. Thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất: Tổ chức Xã hội dân sự ở châu Âu là tổ chức nằm trong khoảng không gian giữa nhà nước, gia đình và thị trường, còn tổ chức Xã hội dân sự ở Việt Nam lại do nhà nước lập nên, cung cấp kinh phí.

Thứ hai: Tổ chức Xã hội dân sự ở châu Âu hoạt động độc lập với nhà nước, không chịu sự chi phối của nhà nước. Còn ở Việt Nam, các tổ chức Xã hội dân sự do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, chịu mọi sự lãnh đạo, giám sát của Đảng và nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba: Các tổ chức Xã hội dân sự ở châu Âu có đặc điểm tự nguyện, phi lợi nhuận, phi bạo lực, tự tổ chức, tự chủ, đa dạng, hành động mang tính tập thể, có trách nhiệm giải tình, cam kết minh bạch. Còn các tổ chức ở Việt Nam không đơn thuần là các phong trào tự nguyện, mà là các tổ chức rộng rãi, được tổ chức chặt chẽ

Khoá luận tốt nghiệp 91 Trường ĐHSP Hà Nội 2

SVTH: Đinh Thị Loan K34A – CN Lịch sử

từ trung ương đến địa phương, có chức năng cụ thể, một số tổ chức được hưởng ngân sách nhà nước.

Thứ tư: Ở châu Âu, trong các tổ chức Xã hội dân sự không có Mặt trận tổ quốc còn ở Việt Nam, Mặt trận tổ quốc đóng vai trò rất quan trọng. Mặt trân là đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là lực lượng nòng cốt của các tổ chức Xã hội dân sự rộng rãi ở Việt Nam, vừa chịu sự lãnh đạo của Đảng, lại vừa là tổ chức có nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội, tập hợp ý kiến của dân phản ánh kiến nghị với Đảng và nhà nước.

Thứ năm: Ở châu Âu, các tổ chức Xã hội dân sự có chức năng là kênh thông tin cho các công dân vận động hành lang đối với các thiết chế, hệ thống chính trị và đại diện cho các lợi ích chính trị, là điều kiện để điều tiết chính trị theo hướng dân chủ. Ở Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội như mặt trận, công đoàn, hội phụ nữ, đoàn thanh niên… hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, đưa ra những ý kiến đóng góp xây dựng trên tinh thần đồng thuận với đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước. Nhiều khi các tổ chức Xã hội dân sự ở Việt Nam chịu sự bị động, chi phối quá lớn, dần dần mắc bệnh “Nhà nước hóa”, “hành chính hóa”…. Điều này cần sự đổi mới nhằm khắc phục.

3.3.4. Kinh nghiệm tổ chức, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam chính trị - xã hội ở Việt Nam

Tại Đại hội Đảng lần thứ X, Đảng ta đã khẳng định vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội. Mặt trận tổ quốc đã ngày càng khẳng định vai trò, sứ mệnh của mình. Mặt trận cần phải ngày càng đổi mới và phát huy hơn nữa những thành tựu đã đạt được, cần học hỏi những kinh nghiệm quý báu của các tổ chức Xã hội dân sự ở các nước trên thê giới nói chung và châu Âu nói riêng.

Đổi mới nhận thức về sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện một Đảng cầm quyền nhằm phát huy dân chủ.

Đảng không phải là tổ chức đứng ngoài, đứng trên Mặt trận Tổ quốc, mà là thành viên tích cực của Mặt trận. Nếu thực hiện tốt vai trò thành viên của mình thì các tổ chức Đảng càng thể hiện tốt hơn vai trò lãnh đạo đối với Mặt trận.

Khoá luận tốt nghiệp 92 Trường ĐHSP Hà Nội 2

SVTH: Đinh Thị Loan K34A – CN Lịch sử

Đổi mới quan niệm nhận thức về Mặt trận Tổ quốc, trước hết cần xác định đúng vị trí, vai trò, tính chất của Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị hiện nay. Cần phải có quan điểm nhận thức mới về Mặt trận vì đây là một tổ chức liên minh chính tri và liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội. Nó là một hệ thống các tổ chức và cá nhân tiêu biểu, là thành viên mang tính quần chúng rộng rãi. Mặt trận thống nhất dân tộc là một lĩnh vực hoạt động nhằm tập hợp, đoàn kết những thành phần khác nhau của dân tộc, có chung lợi ích lớn nhưng khác nhau về lợi ích cụ thể, chung lý tưởng nhưng khác nhau về chính kiến, chung một nền văn hóa, nhưng khác nhau về cách làm cụ thể để cùng thống nhất hành động theo một cương lĩnh chung vì lợi ích của đất nước, dân tộc.

Mặt trận là tổ chức có chức năng tập hợp rộng rãi nhân dân, nó có điều kiện thuận lợi để làm tốt vai trò phản biện xã hội. Cần có một cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận tổ quốc có thể phát huy vai trò phản biện của mình. Trong điều kiện mới, chức năng phản biện dần trở thành một chức năng quan trọng.

Đổi mới những hoạt động của Mặt trận Tổ quốc: là một tổ chức liên minh, liên hiệp nên nội dung, phạm vi và phương thức hoạt động của Mặt trận không thể trùng lặp với nhiệm vụ của các đoàn thể mà phải đưa ra kế hoạch chung để phối hợp và ủng hộ các đoàn thể hoạt động. Theo đó, Mặt trận cần đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân, hướng mạnh đến cơ sở.

Đổi mới tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: như về tổ chức thành viên cần bổ sung, đa dạng hóa các thành phần; mở rộng số lượng thành viên, tỷ lệ người ngoài Đảng vào Mặt trận; đổi mới công tác cán bộ; nâng cao trách nhiệm và phát huy vai trò của các Ủy viên trong Ủy ban Mặt trận các cấp.

Đổi mới tổ chức chính trị - xã hội khi cần. Muốn đổi mới, thì trước hết các tổ chức chính trị - xã hội này cần phải nhận thức rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị - xã hội trong điều kiện mới. Cần nhấn mạnh quan điểm các tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân và bảo vệ lợi ích cho các tầng lớp nhân dân.

Khoá luận tốt nghiệp 93 Trường ĐHSP Hà Nội 2

SVTH: Đinh Thị Loan K34A – CN Lịch sử

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền, để thúc đẩy quá trình tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đồng thời xây dựng mối quan hệ phân công, phối hợp giữa nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa và Xã hội dân sự ở nước ta trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật.

Cho đến nay, chúng ta đã bước đầu xây dựng được khung pháp lý để Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật; nhưng lại chưa xây dựng, phát triển được các thể chế luật pháp và xã hội, để bảo đảm cho các tầng lớp nhân dân và các cơ quan công quyền cùng thực hiện nghiêm minh pháp luật. Do đó, năng lực cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền còn yếu kém và còn tồn tại không ít khoảng trống. Chính vì vậy, việc xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát của người dân đối với các cơ quan nhà nước là hết sức cần thiết. Đây cũng là một yêu cầu hết sức quan trọng, nhằm nâng cao năng lực thực hành dân chủ, thu hút người dân tham gia vào công việc chung của Nhà nước và xã hội.

Việt Nam có truyền thống luôn giữ vững và bảo đảm vị trí, vai trò của một Nhà nước mạnh đồng thời duy trì sự tự quản của làng (xã). Ngày nay cần phải phát huy truyền thống này, để xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu mô hình xã hội dân sự ở châu âu (Trang 91)