Khái niệm Xã hội dân sự

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu mô hình xã hội dân sự ở châu âu (Trang 30 - 39)

6. Bố cục của khóa luận

1.3.Khái niệm Xã hội dân sự

Khái niệm Xã hội dân sự có một quá trình ra đời và tồn tại khá phức tạp. Nó xuất hiện trong ngôn ngữ phương Tây từ cuối thế kỷ XVI và ở nước ta trong những thập niên gần đây. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn. Nghiên cứu các tài liệu hiện có cho thấy, có nhiều định nghĩa, ý kiến khác nhau về Xã hội dân sự. Mỗi cách tiếp cận đều có tính hợp lý của nó tùy theo góc độ triết học, chính trị học, xã hội học,….

Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, Xã hội dân sự là lĩnh vực nơi mà mọi người cùng nhau tìm kiếm lợi ích mà họ cho là cùng nhau chia sẻ chung, song không phải về lợi nhuận hay quyền lực chính trị, mà do chủ yếu mọi người có quan tâm đặc biệt về vấn đề nào đó để dẫn tới các hành động tập thể. Đó là “Không gian hành động mà con người không bị ép buộc”; là “động cơ, qua đó mọi người tiến hành hành động như những nhân tố, chủ thể đạo đức”, là “mọi tổ chức và hiệp hội đứng trên cấp độ gia đình và thấp hơn cấp độ nhà nước”. Và sẽ chẳng có gì là bền vững nếu nó không được bắt rễ nền móng từ cuộc sống đời thường hàng ngày của người dân.

34 Xem mục “Defining Civil Society” trong http://www.worldbank.org.

35Dẫn lại theo Trần Hữu Quang, (2009), “ Một số quan niệm đương đại về xã hội dân sự”, Tạp chí Khoa học xã hội, số 12 (136), tr 35.

Khoá luận tốt nghiệp 27 Trường ĐHSP Hà Nội 2

SVTH: Đinh Thị Loan K34A – CN Lịch sử

Đó chính là Xã hội dân sự, nơi tạo ra chất liệu “keo dính”, trên cơ sở đó mọi sự việc được diễn ra. Tuy nhiên, vượt lên trên khái niệm đơn giản này, vẫn còn nhiều bất đồng tranh cãi diễn ra.

Ở nghĩa chung nhất, Xã hội dân sự thường được hiểu là khoảng không gian xã hội nằm giữa cá nhân, các nhóm huyết thống trực tiếp (gia đình) và chính quyền (nhà nước).

Xã hội dân sự hàm ý là không gian tương tác xã hội phi kinh tế và phi nhà nước, nhằm thể hiện các giá trị và các lợi ích của họ.

Tác giả Anheier H.K định nghĩa: “Xã hội dân sự là lĩnh vực của các thiết chế, tổ chức, nhóm cá nhân nằm trong khoảng không gian ở giữa gia đình, nhà nước, thị trường, trong đó mọi người liên kết tự nguyện để thúc đẩy các lợi ích chung”,36

qua đó tác giả nêu lên bốn bình diện tạo thành tứ giác đó là: Cấu trúc, môi trường, giá trị, tác động của nó với xã hội. Quan điểm của các nhà nghiên cứu lý luận theo cách hiểu này thì các hiệp hội, nhóm liên kết, các thể chế độc lập nằm trong khoảng không gian này. Đó có thể là các tập đoàn sở hữu tư nhân, đến các tổ chức hiệp hội tự nguyện, cứu trợ. Xã hội dân sự được đặc trưng bởi tính tự chủ của các tổ chức trung gian, độc lập với các hoạt động của nhà nước.

Để hiểu rõ hơn khái niệm, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận khái niệm này dưới nhiều góc độ khác nhau.

Từ góc độ xã hội học, các nhà nghiên cứu đã lý giải và phân tích cấu trúc của xã hội hiện tại tạo ra các lĩnh vực đời sống xã hội khác nhau, cho rằng có liên hệ tương tác gồm hệ thống kinh tế, khoa học, giáo dục, truyền thông và văn hóa. Và chính những hệ thống này lại tương tác với gia đình, hệ thống chính trị và nhà nước. Theo đó, đặc điểm của Xã hội dân sự chính là “lĩnh vực đoàn kết, trong đó có tính cộng đồng phổ quát dần dần được xác định và hình thành”. Theo tiếp cận này, cũng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng, Xã hội dân sự là tập hợp các liên kết cộng đồng, có tính độc lập, có “các nguyên tắc ứng xử văn hóa và các tư tưởng theo tinh

36 Dẫn lại theo Đinh Công Tuấn, (2008), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xã hội dân sự ở liên minh châu Âu, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, tr.25.

Khoá luận tốt nghiệp 28 Trường ĐHSP Hà Nội 2

SVTH: Đinh Thị Loan K34A – CN Lịch sử

thần dân chủ” của riêng mình. Ở đây không xem xét các bộ phận của Xã hội dân sự như những thành tố xã hội mang tính độc lập, tự chủ tách biệt mà thường có tính liên kết, tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau trong các lĩnh vực khác của xã hội. Quan điểm khác lại cho rằng, Xã hội dân sự – ám chỉ các cộng đồng đạo đức và có trách nhiệm với xã hội, sự tin tưởng và hợp tác mà các nhóm, các tổ chức thực hiện. Theo đó, mọi cộng đồng người đều quan tâm tạo lập quan điểm riêng của mình về Xã hội dân sự.

Những quan điểm lý luận trên có điểm mạnh là chúng không đề cao bất kỳ hình thức hay khung mẫu nào về Xã hội dân sự và không xác định nó theo thuật ngữ của thị trường hay sở hứu cá nhân. Nó bao hàm các liên kết tương hỗ, mạng liên kết không chính thức và hình thức hỗ trợ nhau và tránh được những hạn chế về loại Xã hội dân sự do ảnh hưởng của kiểu định kiến sắc tộc, v.v. của một số quốc gia phương Tây.

Tử góc độ của các nhà lý luận, phê phán, cho rằng sự phát triển Xã hội dân sự gắn với phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự hình thành của nó phụ thuộc vào hệ tư tưởng tư sản. Ví dụ, nhấn mạnh sự hình thành hệ thống kinh tế được tách biệt bởi sở hữu tư nhân và tiếp tục tìm kiếm lợi nhuận qua thị trường. Có tác giả cho rằng cấu trúc xã hội của Xã hội dân sự không phải là những đơn vị độc lập khỏi xã hội tư sản mà chính là hình thức căn bản, dựa vào đó xã hội tư sản phát triển và đó là sản phẩm hơn là nơi sản sinh ra giai cấp tư sản, nghĩa là về mặt hình thành thể chế, nó đã có tính độc lập về hệ tư tưởng. Hệ thống pháp lý cũng thúc đẩy quyền tư hữu và do vậy cho phép tích lũy tư bản. Như vậy, hệ thống kinh tế tư bản đứng trên, bao trùm và quyết định các thành phần, lĩnh vực khác nhau trong xã hội.

Theo hướng nghiên cứu khảo sát thực nghiệm Xã hội dân sự, tác giả Cesareo đề xuất định nghĩa, Xã hội dân sự là “tập hợp của các hiệp hội tự nguyện, đa cấp và khác nhau với các mức độ chính thức hóa, tự điều tiết, có tầm quan trọng công cộng và liên quan đến lĩnh vực thể chế hóa của xã hội cụ thể”37.

37 Dẫn lại theo Đinh Công Tuấn, (2008), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xã hội dân sự ở liên minh châu Âu, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, tr.26.

Khoá luận tốt nghiệp 29 Trường ĐHSP Hà Nội 2

SVTH: Đinh Thị Loan K34A – CN Lịch sử

Ở cấp độ quốc tế, trong phạm vi dự án hợp tác điều tra, so sánh trên phạm vi toàn cầu về các tổ chức Xã hội dân sự này, có ba loại định nghĩa về các tổ chức thuộc khu vực “thứ ba”, “Xã hội dân sự”, “phi lợi nhuận”. Thứ nhất, định nghĩa kinh tế tập trung vào nguồn lực hỗ trợ tổ chức, theo đó tổ chức Xã hội dân sự là tổ chức nhận phần lớn kinh phí từ các đóng góp tư nhân chứ không phải từ các giao dịch thị trường hoặc hỗ trợ hoạt động từ chính phủ - được coi là thuộc khu vực tình nguyện, hoặc “khu vực từ thiện”. Thứ hai, định nghĩa này tập trung vào khía cạnh pháp lý, địa vị pháp lý của tổ chức, theo đó tổ chức Xã hội dân sự là tổ chức có hình thức pháp lý đặc biệt (hiệp hội hoặc quỹ, không bị đánh thuế ở một số hoạt động hoặc được miễn phí hoàn toàn). Thứ ba, định nghĩa tập trung vào mục đích của tổ chức, theo đó, là tổ chức thúc đẩy hoạt động công cộng, khuyến khích tạo quyền và tham dự hoặc tìm kiếm cách thức, biện pháp giải quyết các vấn đề mang tính cấu trúc của nghèo đói hoặc bất hạn (có thể gọi là tổ chức Xã hội dân sự , phi chính phủ, hoặc từ thiện).

Theo định nghĩa thao tác - cấu trúc của khảo sát này, khu vực Xã hội dân sự bao gồm các thành tố như tổ chức - cấu trúc và quy định hoạt động điều hành (chính thức, hoặc không chính thức, pháp lý và không pháp lý) như nhóm không đăng ký, phi chính thức, song tồn tại lâu dài, có quy tắc, hội họp định kỳ, có thành viên, có cấu trúc ra quyết định, được các thành viên công nhận là hợp pháp; tính chất tư nhân (không thuộc bộ máy nhà nước, mặc dù có thể nhận nguồn kinh phí của chính phủ); không phân phối lợi nhuận (không vì mục tiêu kinh doanh, không chia lợi nhuận cho giám đốc, người tham gia cổ phần hoặc cán bộ quản lý). Xã hội dân sự có thể tạo ra lợi nhuận trong quá trình hoạt động, song các lợi nhuân chỉ phục vụ cho mục tiêu của tổ chức, vì mục đích của công cộng. Các thành viên tham gia không nhằm hướng đến chia sẻ lợi nhuận; tính chất tự quản (cơ chế tự quản nội bộ, tự quyết định ngừng hoạt động); tính tự nguyện (thành viên tham gia không bắt buộc về pháp lý và không bị ép buộc, do quyết định của bản thân và sáng kiến cá nhân).

Các tổ chức phi lợi nhuận được phân loại theo vai trò, chức năng, dịch vụ đa dạng như văn hóa - giải trí, tôn giáo, vận động xã hội và bảo vệ môi trường, hiệp

Khoá luận tốt nghiệp 30 Trường ĐHSP Hà Nội 2

SVTH: Đinh Thị Loan K34A – CN Lịch sử

hội nghề nghiệp,…. Trên cơ sở đó, tìm hiểu về phạm vi, cấu trúc, nguồn tài trợ hoạt động, vai trò các tổ chức Xã hội dân sự; về quy mô, đặc điểm; đánh giá ảnh hưởng, đóng góp, hạn chế của các tổ chức Xã hội dân sự, nâng cao nhận thức về các tổ chức này và xây dựng năng lực địa phương nghiên cứu về các tổ chức Xã hội dân sự .… Lẽ dĩ nhiên, như mọi định nghĩa, định nghĩa này về Xã hội dân sự không thể bao quát đủ được nội hàm và ngoại diên của khái niệm này.

Tác giả Anheier H.K, đề xuất phương pháp tiếp cận đo đạc và đánh giá các chiều cạnh, chỉ báo chính của Xã hội dân sự, thông qua khung khổ phân tích “hình thoi Xã hội dân sự ”38 đó là: cấu trúc (cơ sở hạ tầng của tổ chức Xã hội dân sự), không gian pháp lý/ chính trị (vấn đề quản trị), các giá trị (hệ thống giá trị) và tác động (ảnh hưởng) của Xã hội dân sự trong quốc gia (về khía cạnh phát triển). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về cấu trúc: đó là phạm vi của Xã hội dân sự (các thể chế, tổ chức, mạng lưới và các cá nhân, các thành tố và nguồn lực để hoạt động).

Về các giá trị: gồm các giá trị nền tảng của Xã hội dân sự, các loại giá trị, chuẩn mực và thái độ mà Xã hội dân sự đại diện và tuyên truyền (kể cả trong nội bộ tổ chức và mối quan hệ với bên ngoài như tính dân chủ, tinh thần khoan dung hoặc bảo vệ môi trường…) và các lĩnh vực có sự đồng thuận, nhất trí hoặc bất đồng giá trị….

Về không gian pháp lý / chính trị gồm môi trường điều tiết xã hội vĩ mô, các loại luật lệ, chính sách, căn cứ vào đó Xã hội dân sự tiến hành hoạt động, các đặc điểm thúc đẩy hoặc hạn chế phát triển Xã hội dân sự ở quốc gia.

Về ảnh hưởng: chú ý xem xét những đóng góp hoặc hạn chế của Xã hội dân sự trong giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị (như tác động chính sách nhà nước, quyền con người, thỏa mãn các nhu cầu xã hội….).

Theo đó, từ bốn bình diện trên có thể đánh giá hiện trạng và tạo khởi điểm để diễn giải hiện trạng và thảo luận, phác thảo về sự hiện diện Xã hội dân sự trong quốc gia hoặc so sánh với các quốc gia khác.

Nhìn chung, theo quan điểm các tiếp cận trên, Xã hội dân sự có các thành tố chính gồm lĩnh vực nằm giữa cá nhân (gia đình) và nhà nước, nền kinh tế dựa trên

38 Dẫn lại theo Đinh Công Tuấn (2008), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xã hội dân sự ở liên minh châu Âu, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, tr.28.

Khoá luận tốt nghiệp 31 Trường ĐHSP Hà Nội 2

SVTH: Đinh Thị Loan K34A – CN Lịch sử

tư hữu và thị trường và tập hợp các giá trị, chuẩn mực, bao gồm cả các khái niệm pháp lý về tự do và dân chủ. Có tác giả bao gộp các thể chế kinh tế vào Xã hội dân sự. Tác giả khác lại tập trung chú ý đến các hình thức liên kết xã hội và xem xét các thể chế thị trường cũng như nhà nước tách biệt với Xã hội dân sự.

Bản thân Liên minh Châu Âu cũng sử dụng nhiều định nghĩa về Xã hội dân sự. Quan niệm về Xã hội dân sự trong tuyên bố Chương trình Beccelon hàm ý “các quan chức, nhà khoa học, hàn lâm, kinh doanh, sinh viên và thể thao” (Cuộc họp bộ trưởng Liên minh Châu Âu và Địa Trung Hải, 1995). Và điều này cho thấy định nghĩ chưa rõ, và khái niệm này nội hàm bao quát khá rộng, không phân biệt rõ đối tượng.

Định nghĩa khác thường trích trong bối cảnh hành động Xã hội dân sự trong quy định MEDA (2000), trong đó khái quát Xã hội dân sự ở EU và Địa Trung Hải là “ các chính quyền địa phương, các nhóm ở nông thôn, làng mạc, hiệp hội tương hỗ, công đoàn, truyền thông, tổ chức hôc trợ kinh doanh”. Định nghĩa này mô tả chính xác hơn với Tuyên bố Beccellon, song lại có khuynh hướng hòa trộn các tổ chức phi lợi nhuận với các chủ thể liên quan đến khu vực kinh tế. Ngoài ra, cũng có thể thấy là có sự lẫn lộn đáng kể, ví dụ, xu hướng sử dụng thuật ngữ Xã hội dân sự với “ hợp phi tập trung hóa” ở một số văn kiện Châu Âu khác.

Tác giả Juneman cho rằng, khái niệm Xã hội dân sự chỉ nên hạn chế ở nhóm chủ thể độc lập khỏi nhà nước, độc lập khỏi kinh doanh tư nhân và độc lập khỏi các cấu trúc “Primordial” như gia đình, dòng họ, hoặc bộ lạc. Định nghĩa này cũng có một số mâu thuẫn và vì không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng tách bạch các chủ thể này. Ví dụ như là các tổ chức “phi chính phủ của chính phủ”, nghĩa là các tổ chức phi chính phủ do chính phủ trực tiếp hoặc gián tiếp điều hành, song lại không như các tổ chức thông thường khác của chính phủ. Tuy vậy, các định nghĩa tiếp tục được sử dụng đều hàm ý Xã hội dân sự là thành phần của xã hội, đặc trưng bởi hoạt động liên kết, tự nguyện, phi lợi nhuận theo tinh thần của 3 lĩnh vực nêu trên. Định nghĩa mở rộng “hợp tác phi tập trung hóa” sẽ được sử dụng để chỉ một loạt các yếu tố mở rộng bao gồm các chỉnh phủ địa phương, vùng và các chủ thể thuộc khu vực doanh nghiệp (ví dụ công đoàn).

Khoá luận tốt nghiệp 32 Trường ĐHSP Hà Nội 2

SVTH: Đinh Thị Loan K34A – CN Lịch sử

Cho đến nay, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tập trung làm rõ về nguồn gốc tranh luận và các quan điểm khác nhau đang tồn tại về Xã hội dân sự; vai trò Xã hội dân sự có thể đóng góp trong phát triển, vị trí của các tổ chức phi chính phủ….

Đây là một khái niệm mở, bởi trong nhiều thế kỷ qua, dưới lăng kính của nhiều ngành khoa học như lịch sử, triết học, chính trị, văn hóa… có nhiều phân tích, bàn luận về khái niệm Xã hội dân sự. Mỗi thời đại, chuyên ngành khoa học khác nhau đều có cách hiểu và nhìn nhận khác nhau về khái niệm về nội hàm, khía cạnh, bản chất của Xã hội dân sự. Tuy nhiên, hầu hết các phân tích tập trung vào 3 khía

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu mô hình xã hội dân sự ở châu âu (Trang 30 - 39)