6. Bố cục của khóa luận
2.3. Một số mô hình Xã hội dân sự tiêu biểu
2.3.1. Xã hội dân sự theo mô hình kiểu “chủ nghĩa nghiệp đoàn” ở Đức
2.3.1.1. Bối cảnh xã hội
Đức là trường hợp kinh điển về phát triển kinh tế thị trường có điều tiết, đặc trưng bởi quản trị nghiệp đoàn, có nghĩa là, chiến lược kinh doanh không chỉ được quyết định bởi lợi ích các cổ đông doanh nghiệp mà cả bởi lợi ích của một số cổ đông xã hội khác. Các công ty được giám sát bởi ban kiểm tra gồm ngân hàng, công ty, đại diện người lao động bên cạnh các chủ thể nhà nước.
Hệ thống chính trị được đặc trưng bởi tính đa nguyên, và sức mạnh của các bên tham gia phủ quyết. Hiến pháp áp dụng các hạn chế chặt chẽ đối với quyền tối cao của quốc hội và giám sát hiến pháp mở rộng đối với chủ thể lập pháp và đánh giá tòa án. Cấu trúc nhà nước liên bang đã đặt giới hạn cơ bản với quyền lực quốc hội.
Trong số các nhà nước dân chủ tự do châu Âu, Đức là nước có nỗ lực nhất quán nhằm thể chế hóa chính thức nhà nước dựa theo đảng phái. Hệ thống Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU), chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của giá trị dân chủ Thiên chúa và Tân tự do, Đảng Dân chủ xã hội Đức (SDP), Đảng Dân chủ tự do theo khuynh hướng quan điểm Tân tự do, các đảng khác như Liên minh 90/Đảng Xanh, Đảng hậu Cộng Sản Dân chủ xã hội (PDS) là các đảng liên minh cấp nhà nước hoặc liên bang.
Chế độ chính sách xã hội Nhà nước Đức thực hiện kéo dài trên 120 năm, trải qua nhiều chế độ chính trị, bảo thủ từ thời đế chế Wihelm cho đến nước Đức thống nhất, được dựa trên mô hình hệ thống an sinh xã hội Bismarck (1815-1898) - chính khách Phổ, từng giữ chức thủ tướng, được coi là điển hình cụ thể về chế độ nhà nước bảo thủ kết hợp với nhà nước xã hội kiểu nghiệp đoàn. Và chế độ này tiếp tục được mở rộng hơn.
Ý tưởng cơ bản trong chính sách xã hội của Đức, ban đầu là tạo ra an toàn cho người công nhân cần sự trợ giúp, gắn với doanh nghiệp, sau đó, mở rộng cung cấp bảo hiểm cho mọi người lao động và gia đình họ. Theo đó, Đức có xu hướng chọn con đường trung dung (Middle Way) giữa hệ thống an sinh xã hội, dựa trên mô hình định hướng thị trường tự do kết hợp với hệ thống phúc lợi định hướng
Khoá luận tốt nghiệp 54 Trường ĐHSP Hà Nội 2
SVTH: Đinh Thị Loan K34A – CN Lịch sử
“chăm sóc toàn diện”, có tính phổ quát cho mọi người dân. Cơ sở của “con đường thứ ba” là thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc của nhà nước bảo trợ, thông qua đóng góp của cá nhân được bảo hiểm và chủ sử dụng lao động của họ.
Trước đây, dưới chế độ nhà nước Xã hội chủ nghĩa cầm quyền (Đông Đức cũ), nhà nước cung cấp tài chính thực hiện chính sách xã hội. Hiện nay, chỉ có 1/3 ngân sách xã hội là được tài trợ qua cơ chế thuế. Như vậy hầu hết các nhà nước phúc lợi ở Đức, phát triển mối quan hệ lâu bền, bổ trợ giữa chính sách kinh tế và xã hội, được đặc trưng bởi sự đồng thuận cơ bản giữa các Đảng tư sản và Đảng Công nhân, theo đó thường thỏa hiệp về chế độ nhà nước phúc lợi.
Tuy nhiên, trong thập kỷ gần đây, quan điểm giữa hai đảng lớn là SPD và CDU về các vấn đề chính sách kinh tế và xã hội ngày càng khác nhau. Điều này tạo nên khác biệt giữa Đức và Anh, song không khác nhiều so với Thụy Điển hoặc Hà Lan.
Sự tham gia dân chủ và bản sắc quốc gia là hai thành tố quan trọng của văn hóa chính trị của một nước. Trong văn hóa chính trị Đức, hiện vẫn còn tồn tại khác biệt định hướng giá trị giữa dân cư Đông và Tây Đức, cụ thể phía Đông Đức, thường nhấn mạnh đến các lý tưởng về bình đẳng xã hội và bảo vệ các quyền xã hội, ngược lại bên Tây Đức lại chú ý tầm quan trọng của các giá trị quyền tự do. Các công dân nước Đức mới, thường mềm dẻo và định hướng đến nhà nước phúc lợi xã hội và đấu tranh nhằm khắc phục sự bất cân xứng về kinh tế, chính trị nhân khẩu ở nước Đức thống nhất. Điểm khác là trong văn hóa chính trị là nhà nước liên bang mới thường vận động cho các yếu tố dân chủ mới, ví dụ, thu hút người dân tham gia hình thức trưng cầu dân ý....
Sự tham gia dân sự, dân chủ là đáng kể trong xã hội. Khoảng 34% dân cư tham gia vào một hoặc nhiều hình thức hoạt động tình nguyện. Nói cách khác, có khoảng 22 triệu dân Đức tích cực tham gia vào các hoạt động Xã hội dân sự. Bên cạnh tham gia vào các hiệp hội, nhà thờ, tổ chức phi lợi nhuận, từ thiện, tổ chức tình nguyện, phong trào hỗ trợ..., các thành viên Xã hội dân sự còn tham gia vào các công việc chính trị, công đoàn, dịch vụ tự nguyện, các nhóm tự lực.
Tuy nhiên, xu hướng thờ ơ chính trị trong thanh niên gia tăng trong các đảng phái chính trị, công đoàn, hội Thanh niên. Theo điều tra năm 2002, chỉ có 34%
Khoá luận tốt nghiệp 55 Trường ĐHSP Hà Nội 2
SVTH: Đinh Thị Loan K34A – CN Lịch sử
thanh thiếu niên ở tuổi 12-24 trả lời là họ có quan tâm đến vấn đề chính trị, giảm đi so với 43% năm 1999 và 57% năm 1991. Thanh niên có xu hướng chỉ tham gia các hoạt động ngắn hạn, tức thời, không gắn bó sâu sắc với các tổ chức có hình thức hoặc định hướng giải quyết vấn đề và dự án xã hội lâu dài.
Về tổ chức Xã hội dân sự, ở Đức, Xã hội dân sự phần nào được coi là yếu tố mới, quan trọng nhằm tái lập sự cân bằng giữa các quá trình toàn cầu hóa, gia tăng sức mạnh của các công ty xuyên quốc gia, suy giảm khả năng nhà nước điều tiết các quá trình này, khắc phục tình trạng “khủng hoảng” của nhà nước phúc lợi, vận động vì lợi ích của các nhóm khác nhau.
Ở Đức, thuật ngữ “tổ chức Xã hội dân sự” không thông dụng, phổ biến mà người ta thường dùng thuật ngữ “các tổ chức phi lợi nhuận” và các tổ chức đặc biệt như quỹ hiệp hội. Việc sử dụng thuật ngữ “các tổ chức phi lợi nhuận” nhằm hàm ý tách biệt với doanh nghiệp (tổ chức vì lợi nhuận) và các tổ chức hành chính khác.
2.3.1.2. Đặc điểm Xã hội dân sự ở Đức
Vấn đề Xã hội dân sự ở Đức rất được nhà nước và các nhà nghiên cứu quan tâm. Với các công trình nghiên cứu như: Dự án so sánh lĩnh vực hoạt động phi lợi nhuận của Johns Hopkins; các nghiên cứu của Viện thăm dò dư luận Allensbach; kênh kinh tế xã hội (SOEP); chương trình khảo sát phúc lợi xã hội ở Đức; Nghiên cứu Đức về quỹ thời gian; ủy ban nghiên cứu “Tương lai của các hoạt động dân sự” lần thứ 14 của Đức.
Viện nghiên cứu Báo chí và Truyền hình của trường Đại học Âm nhạc và Sân khấu Hannover được chỉ định thu thập những thông tin từ các cuộc điều tra kể trên. Bên cạnh đó, một số nhóm nghiên cứu sẽ hỗ trợ Dự án chỉ số Xã hội dân sự. Thông qua kết quả của các dự án này mà định nghĩa Xã hội dân sự đã được mở rộng hơn.
Qua các công trình nghiên cứu Xã hội dân sự, đã cho thấy đặc điểm điển hình của Xã hội dân sự ở Đức là một cấu trúc ôn hòa và ảnh hưởng cao.
Nếu chúng ta dựa vào đề xuất phương pháp luận tiếp cận đo đạc và đánh giá các chiều cạnh, thông qua bốn bình diện đó là: cấu trúc của Xã hội dân sự , Không gian pháp lý/chính trị (môi trường Xã hội dân sự ), các giá trị Xã hội dân sự và cuối
Khoá luận tốt nghiệp 56 Trường ĐHSP Hà Nội 2
SVTH: Đinh Thị Loan K34A – CN Lịch sử
cùng là ảnh hưởng. Tại Đức, theo kết quả khảo sát của hai nhóm cố vấn Quốc gia A
và B là (NAG A) và (NAG B) từ năm 2003 đến năm 200542:
Về cấu trúc xã hội: mức độ người dân tham gia thành viên Xã hội dân sự cũng như việc phân bổ (vùng) của các tổ chức Xã hội dân sự đạt ở mức 1,6/3 (3 là mức điểm tối đa).
Về môi trường Xã hội dân sự bao gồm các lĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa đạt mức 2,3.
Về các giá trị Xã hội dân sự bao gồm sự minh bạch, bình đẳng giới... đạt mức 2,2.
Về ảnh hưởng, tác động của Xã hội dân sự đạt 2,5.
Thông qua những chỉ số trên, có thể nhận thấy rằng Xã hội dân sự ở Đức có một tác động ảnh hưởng lớn trong xã hội, bốn bình diện của Xã hội dân sự có sự chênh lệch không nhiều, mặc dù bên cạnh đó thì số lượng người dân tham gia Xã hội dân sự vẫn còn khiêm tốn.
2.3.1.3. Xã hội dân sự ở Đức
Trước hết biểu hiện ở khía cạnh mối quan hệ giữa Xã hội dân sự với vấn đề nhà nước:
Khi nghiên cứu về bản chất của Xã hội dân sự với nhà nước, Marx cho rằng: Xã hội dân sự sinh ra nhà nước. Quan hệ giữa nhà nước và xã hội được thể hiện bằng vai trò của xã hội đối với nhà nước.
Khi bức tường Beclin sụp đổ, thì cũng là lúc xã hội ở Đức có nhiều thay đổi, Đông Đức và Tây Đức không còn sự chia cắt, nhà nước Đức được thống nhất. Xã hội dân sự từ đây có điều kiện được phát triển trên toàn đất nước, rất nhiều các tổ chức, hiệp hội phi lợi nhuận dưới nhiều hình thức khác nhua đã ra đời. Trong năm 1992, một số như lĩnh vực văn hóa, thể thao, giải trí, các tổ chức công đã được thay thế bằng các tổ chức phi lợi nhuận. Nguồn thu nhập chính của tổ chức này là do các thành viên đóng góp, còn tiền do nhà nước cấp chỉ đóng vai trò nhỏ bé trong hiệp hội.
42Dẫn lại theo Đinh Công Tuấn, (2008), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xã hội dân sự ở liên minh châu Âu, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, tr.85.
Khoá luận tốt nghiệp 57 Trường ĐHSP Hà Nội 2
SVTH: Đinh Thị Loan K34A – CN Lịch sử
Ở Tây Đức, việc cải cách đã được diễn ra bắt đầu từ chính bản thân các chính quyền địa phương trong nhà nước Đức. Những năm 90 của thế kỷ XX, vấn đề cải cách quản lý công đối với chính quyền địa phương tuy còn diễn ra chậm chạp, nhưng chắc chắn. Điều đó cho thấy chính quyền đã tập trung tham gia cải cách trong suốt thời gian này. Trước khi bức tường Berlin sụp đổ, Tây Đức đã sớm thực hiện “sự đổi mới trong chính sách chính trị từ cấp địa phương”. Và điều này đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống xã hội nước Đức. Từ những năm 90, ảnh hưởng của chính quyền địa phương đã tăng lên. Về mặt lý thuyết, hành động theo đuổi mục tiêu phát triển hiệu quả của chính phủ phải được kết hợp với sự dân chủ, trách nhiệm trong quản lý, trên thực tế tầm quan trọng của các mục tiêu đang ngày càng được đề cao. Người dân tham gia ngày một nhiều các công việc của nhà nước. Đây cũng là kết quả mà Xã hội dân sự đã đem lại đới với nước Đức.
- Xã hội dân sự với nền dân chủ Đức:
Theo như báo cáo của Ủy ban An ninh và Hợp tác châu Âu về quyền con người và dân chủ hóa ở nước Đức cho thấy, có 4 lĩnh vực chính về quyền con người và dân chủ mà báo cáo đề cập là: các dịch vụ dân sự (dịch vụ công), thiết lập cơ quan tòa án độc lập, vấn đề phụ nữ, vấn đề bầu cử của người dân. Đây là bốn lĩnh vực mà ở Đức đã thực hiện khá tốt và đạt được những kết quả nhất định.
Xã hội dân sự ở Đức đang trong quá trình biến đổi mạnh mẽ. Nguyên nhân của quá trình này là do những thay đổi của cơ chế quản lý nhà nước và trong bản thân nền kinh tế. Nước Đức thống nhất năm 1990, đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với Xã hội dân sự ở Đức. Việc phân chia chức năng của nhà nước, thị trường và Xã hội dân sự vẫn đang được quan tâm chú ý. Trong đời sống xã hội của người dân Đông Đức đã có sự thay đổi, thích nghi với điều kiện mới. Bộ phận khác của Xã hội dân sự ở Tây Đức đã được trao lại cho người Đức dân chủ cũ. Trong thời gian tới, sẽ ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá đến những lợi ích, mối quan tâm của người dân với xã hội Đức. Điều này sẽ góp phần tiếp tục cải thiện tình hình thực tế Xã hội dân sự của Đức phát triển hơn.
Khoá luận tốt nghiệp 58 Trường ĐHSP Hà Nội 2
SVTH: Đinh Thị Loan K34A – CN Lịch sử
2.3.2 Mô hình Xã hội dân sự “thị trƣờng xã hội châu Âu lục địa” của Pháp
2.3.2.1. Bối cảnh xã hội
Pháp là quốc gia theo định hướng thị trường tự do, nhà nước phúc lợi kiểu châu Âu lục địa.
Khu vực Xã hội dân sự phi lợi nhuận ở Pháp được định hình và phát triển có nhiều thăng trầm, chịu ảnh hưởng mạnh của truyền thống lịch sử, đặc biệt là chế độ chính phủ tập quyền Pháp. Ngay từ thời vua Lui XIV, đã cho phép chính quyền trung ương và hành chính vị thế độc quyền lý giải và đại diện các lợi ích chung của xã hội. Chế độ tập quyền Pháp được nhấn mạnh trong cuộc cách mạng Pháp 1789, và khẳng định trong Luật Le Chaperlier 1791.
Bộ luật Le Chaperlier 1791 quy định về việc phá bỏ các tập đoàn doanh nghiệp, nghiêm cấm các hoạt động phường hội nghề của công nhân, chức nghiệp và các hiệp hội khác vốn tồn tại khá lâu từ thời cổ đại. Các quy định hạn chế về quyền lập hội được khẳng định ở chế độ Nhà nước Cộng hòa đệ nhất và chính quyền quân chủ 1 tháng 7. Mặc dù bị luật hạn chế, các tổ chức hiệp hội tình nguyện, hội tương hỗ vẫn xuất hiện vào cuối năm 1830, khi quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa bắt đầu hình thành nên phái độc lập trong chế độ Cộng hòa. Làn sóng yêu cầu thành lập hội ngày càng trở nên mạnh mẽ, công nhân đòi quyền lập hội công nhân. Tuy nhiên, năm 1848 phong trào Hội công nhân bị ngăn chặn, và trong suốt quá trình thành lập chế độ Cộng hòa đệ nhị (1851-1870), hoạt động bị hạn chế và chỉ đến năm 1991. Sau khi Hội đoàn nghề nghiệp được thành lập (năm 1884), thì nền tảng pháp lý về hiệp hội Công đoàn mới được hoàn thiện, với tư cách là “cơ quan trung gian” giữa nhà nước và công nhân mới được công nhận.
Các hiệp hội được thành lập chủ yếu nhằm đáp ứng những thay đổi nhanh của cách mạng công nghiệp và hậu quả kèm theo quá trình đó như nạn nghèo khổ của giai cấp công nhân vô sản gia tăng. Các câu lạc bộ xã hội, các tổ chức từ thiện, các nhóm hỗ trợ công nhân phát triển rộng khắp ở các khu đô thị Pháp.
Đến giai đoạn chế độ Cộng hòa đệ nhị (1852 – 1870), các hội lợi ích tương hỗ và hợp tác xã được công nhận. Những tổ chức này được coi là ít phục tùng trật tự chính trị hơn các nhóm khác.
Khoá luận tốt nghiệp 59 Trường ĐHSP Hà Nội 2
SVTH: Đinh Thị Loan K34A – CN Lịch sử
Đến chế độ Cộng hòa đệ tam (1871-1940), sự công nhận pháp lý và hỗ trợ tăng cường cho hợp tác xã, các hội tương hỗ, phong trào hội, nhóm liên kết được gắn kết với phát triển của các ngành công nghiệp.
Nhìn chung, các chính phủ tập quyền Giacobanh nối tiếp nhau trong thời gian dài (gồm cả phái Cộng hòa và Bonapacts) đều tỏ thái độ nghi ngờ về tổ chức tôn giáo và phong trào lao động. Các chính phủ chống giáo sĩ, mục sư đều xem các