Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Liên doanh Việt Thái

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt Thái (Trang 37 - 40)

Ngân hàng Liên doanh Việt Thái (NHLD Việt Thái) - Vinasiam Bank được cấp phép và đi vào hoạt động từ ngày 15 tháng 8 năm 1995, có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Vinasiam Bank là ngân hàng liên doanh giữa 3

đối tác lớn - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT), Ngân hàng thương mại Siam của Thái Lan và Tập đoàn Charoen Pokphand (CP) của Thái Lan với tỷ lệ vốn góp tương ứng là 34%, 33% và 33%. NHNo&PTNT Việt Nam là ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam xét về tài sản, số

lượng nhân viên, mạng lưới chi nhánh và quy mô khách hàng. Ngân hàng Thương mại Siam là NHTM hàng đầu ở Thái Lan xét về mặt vốn hóa thị trường và mạng lưới chi nhánh. Tập đoàn CP là một trong những tập đoàn hàng đầu của châu Á hoạt

động trong thị trường kinh doanh sản phẩm dịch vụ nông nghiệp, hệ thống bán lẻ và viễn thông.

Qua hơn 16 năm hoạt động tại Việt Nam, Vinasiam Bank đã đạt được những vị thế nhất định trong lĩnh vực tài chính. Bên cạnh những thành tựu đạt được, trên cơ sở khai thác một cách có hiệu quả sựđa dạng các nguồn lực trong nước và quốc tế, sự hỗ trợ của ba đối tác trong liên doanh, Vinasiam Bank cũng tạo được uy tín trong kinh doanh và chất lượng dịch vụ, đáp ứng các yêu cầu đa dạng về tài chính của khách hàng. Tạp chí Asianmoney năm 2008 đã công nhận Vinasiam Bank là ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất trong năm của Việt Nam.

Tính đến 31 tháng 12 năm 2012, Vinasiam Bank đạt mức vốn điều lệ là 61 triệu USD, tổng tài sản đạt 196 triệu USD. Ngân hàng có tổng số 224 nhân viên,

thiết lập được 8 chi nhánh và 2 phòng giao dịch hoạt động trên các địa bàn Tp. Hồ

Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai và Bình Dương.

Hoạt động của Vinasiam Bank bao gồm cả việc tư vấn cho các doanh nghiệp về những hiểu biết chuyên sâu liên quan đến thị trường Việt Nam, những nhân tố

tác động đến sự biến động nhanh chóng của loại hình thị trường này, hỗ trợ cho các doanh nghiệp những thông tin, hiểu biết về các ngành nghề có thế mạnh trong khu vực, cung cấp các dịch vụ tài chính, ngân hàng theo các chuẩn mực hiện đại.

Các mốc lịch sử của Vinasiam Bank:

Năm 1995: Vinasiam Bank được thành lập ngày 15 tháng 8 với vốn điều lệ

ban đầu: 15 triệu USD.

Năm 2002: Chi nhánh đầu tiên - Vinasiam Bank Chi nhánh Hà Nội - được thành lập ngày 28 tháng 8 năm 2002.

Năm 2003: Vinasiam Bank Chi nhánh Sài Gòn thành lập ngày 03 tháng 3, khởi đầu cho việc thành lập hàng loạt các chi nhánh khác ở miền Nam.

Năm 2004: Vốn điều lệ của Vinasiam Bank tăng lên 20 triệu USD.Vinasiam Bank Chi nhánh Đồng Nai thành lập ngày ngày 25 tháng 6, nâng số lượng chi nhánh của toàn hệ thống lên 3 chi nhánh.

Năm 2005: Vinasiam Bank Chi nhánh Đà Nẵng thành lập ngày 06 tháng 5, hoạt động hướng tới khách hàng ở khu vực miền Trung Việt Nam.

Năm 2006: Vinasiam Bank Chi nhánh Bình Dương thành lập ngày 3 tháng 7.

Năm 2007: Vinasiam Bank đã khai trương hoạt động hai chi nhánh mới: Chi nhánh Chợ Lớn thành lập ngày 02 tháng 02 và Chi nhánh Thăng Long ngày 11 tháng 4 năm 2007.SMS Banking được đưa vào hoạt động và phục vụ.

Năm 2008: Vinasiam Bank Chi nhánh Gia Định là chi nhánh thứ ba được mở tại TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Asianmoney đã công nhận Vinasiam Bank là ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam.

Năm 2009: Vốn điều lệ của Vinasiam Bank tăng lên đến 61 triệu đô la Mỹ. Vinasiam Bank tái cấu trúc với định hướng mới thiên về lĩnh vực nông nghiệp.

Năm 2010: Vinasiam Bank được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao tặng bằng khen sau 15 năm hoạt động. Khai trương phòng giao dịch đầu tiên của Ngân hàng - Phòng giao dịch Phú Mỹ ngày 18 tháng 8.

Năm 2011: Phòng giao dịch Quận 3 chính thức khai trương vào ngày 19 tháng 9. Vốn điều lệ của Vinasiam Bank được tăng lên 161 triệu USD trong quý 4.

2.1.2 Cơ cu t chc ca Ngân hàng Liên doanh Vit Thái

PHÒNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ

HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC THỨ NHẤT BAN KINH DOANH

TIẾP THỊ

BAN QUẢN LÝ TÍN DỤNG

BAN HÀNH CHÁNH

TỔ CHỨC BAN CÔNG NGHTHÔNG TIN PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN NGUỒN VỐN& DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI BAN KẾ TOÁN& DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CÁC CHI NHÁNH PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KẾ HOẠCH TIẾP THỊ BAN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BAN QUẢN LÝ RỦI RO TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT NỘI BỘ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

2.1 Sơđồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Liên doanh Việt Thái

2.1.3 B máy qun lý ca NHLD Vit Thái.

100% nhân sự của Hội đồng quản trị và 50% nhân sự Ban điều hành đều là những người đã có kinh nghiệm nhiều năm ở các quản lý cao cấp trong ngành ngân hàng. Phần còn lại là những người mới được đề bạt vào vị trí quản lý cao cấp trong thời gian trong vòng hai năm trở lại đây và có xuất phát điểm tương đối thấp, hầu

hết là từ vị trí trưởng phó phòng các NHTM khác và các giám đốc, phó giám đốc các Ban Hội sở trong hệ thống VSB. Những nhân sự mới này có ưu điểm là tuổi đời trẻ, năng động, có khả năng hấp thụ kiến thức tốt nhưng do thiếu kinh nghiệm điều hành ở vị trí quản lý cao cấp dẫn đến chất lượng những đề xuất tham mưu cho Hội

đồng quản trị, Tổng giám đốc còn nhiều hạn chế.

VSB là một ngân hàng ở quy mô nhỏ trong hệ thống NHTM, đang trong quá trình tái cấu trúc toàn diện và đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển nên sự không đồng đều về kinh nghiệm, trình độ quản lý của ban điều hành cũng đã gây không ít khó khăn cho VSB. Tổng giám đốc là người trực tiếp điều hành chung toàn bộ các mặt hoạt động hàng ngày của ngân hàng cũng đã bị một sức ép công việc khá nặng nề vì khối lượng công việc tác nghiệp bị dồn về do các Phó Tổng Giám đốc chưa giải quyết triệt để. Về lâu dài, tình trạng này kéo dài sẽ gây bất lợi cho VSB.

Về vấn đề nhận thức, ban lãnh đạo VSB có sự nhận thức chưa cao và đồng

đều về những áp lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập sâu rộng của nền kinh tế và của ngành ngân hàng trong một thời gian dài. Thời gian gần đây, ban lãnh đạo VSB

đã có sự nhận thức rõ hơn về vấn đề này và đã từng bước nỗ lực chủ động trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Những quyết định vềđầu tưđổi mới và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng, cải tiến phương thức tổ

chức quản lý là những minh chứng cho sự thay đổi tư duy này.

2.2 Thực trạng huy động vốn của NHLD Việt thái

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt Thái (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)