Trong các phần trên của bài nghiên cứu, tác giả sử dụng thay đổi cổ tức thông báo để phân tích nội dung hàm chứa thông tin của chính sách cổ tức. Tuy nhiên, nếu một doanh nghiệp thông báo cổ tức vào năm 2010, để rồi vào tới năm 2012 mới
thực hiện chia cổ tức thì nội dụng hàm chứa thông tin của chính sách cổ tức đã thay đổi bởi vì ý nghĩa của việc xác định nguồn và sử dụng nguồn tiền đã thay đổi. Tuy chưa có các thống kê chính thức nhưng hiện tượng trì hoãn cổ tức 1 tới 2 năm như trên không phải là vấn đề quá xa lạ với các doanh nghiệp Việt. Do vậy, bài nghiên cứu này sẽ kiểm soát hoạt động này bằng cách thay thế biến độc lập CD bằng biến CDR, thay đổi cổ tức tiền mặt thực chi của doanh nghiệp.
Tác giả thực hiện hồi quy lại phương trình (3.4) với biến độc lập thay đổi cổ tức thực chi CDR, số lần thực chi cổ tức bằng tiền SLR được đưa vào mô hình thay cho hai biến thay đổi cổ tức công bố CD và số lần công bố chi trả cổ tức SL.
DEC INC SLR DBS DRP CDR CE1 2 3 4 5 6 (4.4)
Kết quả hồi quy được thể hiện trong các bảng từ 4.32 tới 4.37.
Bảng 4.33. Kết quả hồi quy NPATB theo cổ tức thật sự chi trả
Bảng 4.35. Kết quả hồi quy EBITDATB theo cổ tức thật sự chi trả
Bảng 4.37. Kết quả hồi quy OCFTB theo cổ tức thật sự chi trả
Ngoài kết quả tương tự như phần 4.2.4, kết quả hồi quy cho thấy một phát hiện mới so với kết luận đã rút ra ở các phần trên. Có 2 giá trị 6 có ý nghĩa ở mức 15%. Cả
2 giá trị này đều cho thấy tác động tiêu cực của việc giảm cổ tức tới thay đổi khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Điều này tương tự như kết quả ta thu được ở phần thống kê mô tả. Như vậy, liệu có hay không mối tương quan giữa thay đổi cổ tức bằng tiền và thay đổi khả năng sinh lợi của doanh nghiệp? Điều này sẽ này được thảo luận ở phần 5 của bài.
Các hệ số hồi quy 4 của biến SLR đều nhỏ hơn 0 với các trường hợp có ý nghĩa thống kê. Từ điểm này tác giả kết luận, thay đổi khả năng sinh lợi tương quan ngược chiều với số lần thực chi cổ tức bằng tiền.
Bảng 4.38. Tóm tắt kết quả hồi quy theo cổ tức thật sự chi trả