Sau khi xem xét toàn bộ mẫu, tác giả bài nghiên cứu này thực hiện quan sát thay đổi khả năng sinh lợi theo 5 nhóm là không chia cổ tức MISS, giảm cổ tức DEC, tăng cổ tức INC, thực hiện mua lại cổ phần DRP và thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu DBS. Đồng thời thực hiện kiểm định Maan White để so sánh giá trị trung bình của mỗi nhóm với phần còn lại của dữ liệu. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.2.
Trong kết quả ở bảng 4.2 tác giả chú ý tới hai điểm quan trọng. Thứ nhất là thay đổi khả năng sinh lợi theo từng nhóm. Ở bảng 4.2 giá trị trung bình và trung vị của biến NPATT1 với nhóm các doanh nghiệp giảm cổ tức, DEC, lần lượt là -0.0122 và - 0.0093. Như vậy, thay đổi khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp giảm cổ tức thể hiện qua biến NPATT1 nhìn chung là nhỏ hơn 0. Nói cách khác, các doanh nghiệp giảm cổ tức có xu hướng giảm tỷ lệ lãi ròng trên tổng tài sản qua các năm. Thứ hai là, kiểm định Maan White so sánh giữa giá trị trung bình của nhóm với phần còn lại của dữ liệu. Tiếp tục quan sát về biến NPATT1 với nhóm các doanh nghiệp giảm cổ tức, giá trị p-vlue của kiểm định Maan White là 0.143. Tức là với mức ý nghĩa 15%, nhóm các doanh nghiệp giảm cổ tức có giá trị trung bình NPATT1 khác nhóm doanh nghiệp không giảm cổ tức. Mặt khác, giá trị trung bình của biến NPATT1 trên toàn mẫu là – 0.00914 lớn hơn giá trị trung bình của nhóm doanh nghiệp giảm cổ tức -0.0122. Hai quan sát trên cho thấy, trung bình NPATT1 của các doanh nghiệp không giảm cổ tức lớn hơn giá trị trung bình của nhóm giảm cổ tức với mức ý nghĩa 15%.
Tác giả phân tích bảng 4.2 theo từng nhóm dữ liệu. Bắt đầu với nhóm các doanh nghiệp không chia cổ tức, khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp trong nhóm có xu hướng giảm với 5/6 biến có trung vị và 4/6 biến có trung bình nhỏ hơn 0. Điều này cho thấy khi doanh nghiệp không chia cổ tức khả năng sinh lợi sẽ có xu hướng giảm trong các năm sau đó. Thế nhưng, kiểm định Maan White với nhóm doanh nghiệp không chia cổ tức lại cho thấy OCFTB của các doanh nghiệp không chia cổ tức cao hơn so với các doanh nghiệp khác với mức ý nghĩa 10%. Như vậy, thống kê mô tả cung cấp cho ta hai bằng chứng đối lập nhau về nội dung hàm chứa thông tin khi doanh nghiệp không chia cổ tức. Khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp không chia cổ tức giảm dần qua các năm tuy vậy vẫn cao hơn khi so sánh với các doanh nghiệp khác.
Nhóm tiếp theo trong bảng là các doanh nghiệp giảm cổ tức. Thay đổi khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp này cũng có xu hướng giảm khi chỉ có biến
EBITDAT1 là có trung bình và trung vị lớn hơn 0. Nhưng kiểm định Maan White lại cho thấy EBITDAT1 của các doanh nghiệp này thấp hơn các doanh nghiệp không thực hiện giảm cổ tức với mức ý nghĩa 15%. Tương tự, trung bình OCFT1 và NPATT1 của nhóm doanh nghiệp giảm cổ tức cũng thấp hơn so với nhóm còn lại.
Thông qua quan sát trên có thể thấy rằng theo sau hoạt động giảm cổ tức của doanh nghiệp là sự suy giảm khả năng sinh lợi.
Bảng 4.2. Thống kê mô tả theo các nhóm
Nhóm doanh nghiệp tăng cổ tức không có thay đổi khả năng sinh lợi tăng như kỳ vọng của tác giả bài viết này. Có lẽ ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đã tác động mạnh tới cả các doanh nghiệp này. Kiểm định Maan White có ý nghĩa thống kê ở mức 10% với biến NPATTB, nhưng biến này lại nhỏ hơn trung bình toàn mẫu. Như vậy, thống kê mô tả đưa ra một kết luận đáng chú ý là theo sau hoạt động tăng cổ tức của doanh nghiệp là sự suy giảm khả năng sinh lợi.
Kết quả phân tích với 3 nhóm trên thu được bằng chứng ủng hộ giả thiết H1 ở nhóm các doanh nghiệp giảm cổ tức; các doanh nghiệp giảm cổ tức sẽ có thay đổi khả năng sinh lợi suy giảm. Tuy nhiên, ta cần xem xét thêm mối tương quan giữa giảm cổ tức và thay đổi khả năng sinh lợi trước khi đi tới kết luận cuối cùng bởi vì việc giảm khả năng sinh lợi cũng là một xu hướng chung của các doanh nghiệp trong mẫu. Điều này sẽ được thực hiện ở phần các kết quả hồi quy.
Sau khi xem xét qua ảnh hưởng của thay đổi cổ tức, bài viết tiếp tục quan sát những khía cạnh khác của chính sách cổ tức. Phần tiếp theo của bảng 4.2 cho thấy khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp thực hiện mua lại cổ phần chưa thể hiện xu hướng rõ ràng với 2/6 biến trung vị và 3/6 biến trung bình lớn hơn 0. Tuy nhiên, kiểm định Maan White cho thấy các doanh nghiệp thực hiện mua lại cổ phần có NPATT1 và EBITDAT1 cao so với các doanh nghiệp không thực hiện mua lại cổ phần với mức ý nghĩa là 5% và 15%. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp thực hiện mua lại cổ phần có thay đổi khả năng sinh lợi cao hơn các doanh nghiệp khác. Một lưu ý nhỏ ở phần này đó là giá trị trung bình của các biến thể hiện thay đổi dòng tiền của nhóm này đều nhỏ hơn mức trung bình một cách đáng kể dù không có ý nghĩa thống kê.
Với các doanh nghiệp thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu, giá trị trung vị của 5/6 biến kiểm soát có thay đổi khả năng sinh lợi nhỏ hơn 0. Với giá trị trung bình có 3/6 biến nhỏ hơn 0. Điều này cho thấy một xu hướng giảm khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp này. Kiểm định Maan White cũng cho thấy các doanh nghiệp thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu có trung bình NPATT1, NPATTB, EBITDAT1, EBITDATB nhỏ so với các doanh nghiệp không thực hiện mua lại cổ phần. Điều này ngược lại với giả thiết H3 tác giả bài viết này đã đưa ra. Tức các doanh nghiệp thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ có thay đổi khả năng sinh lợi thấp hơn các doanh nghiệp không thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Như vậy, qua thống kê mô tác giả tìm thấy bằng chứng ủng hộ giả thiết H1 ở trường hợp giảm cổ tức. Trong khi, giả thiết H3 về ảnh hưởng của hoạt động
mua lại cổ phần chưa vững chắc thì giả thiết H4 lại có những bằng chứng hoàn toàn ngược lại. 5
Thống kê mô tả cho ta cái nhìn sơ lược về mối quan hệ giữa các khía cạnh của chính sách cổ tức và thay đổi khả năng sinh lợi. Để tìm được các bằng chứng mạnh mẽ hơn về mối tương quan giữa các khía cạnh của chính sách cổ tức và thay đổi khả năng sinh lợi ta qua phần tiếp theo của chương này.