Kết quả hồi quy với nhóm các doanh nghiệp tăng cổ tức

Một phần của tài liệu NỘI DUNG HÀM CHỨA THÔNG TIN CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC BẰNG CHỨNG TỪ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 51 - 56)

Trước khi xem xét toàn bộ mẫu, ta sẽ thực hiện hồi quy phương trình 3.3 với nhóm các công ty tăng cổ tức. Kết quả thống kê mô tả cho thấy có mối tương quan ngược chiều giữa tăng cổ tức và khả năng sinh lợi. Tuy vậy, tác giả bài viết cho rằng nhiều khả năng đây chỉ là tương quan giả mạo. Các kết quả hồi quy được trình bày từ bảng 4.17 tới 4.22

Các mô hình được lựa chọn sau cùng khá đa dạng có cả mô hình REM cũng như FEM. Nhưng ngoại trừ hai mô hình FEM có R-bình phương ở mức 5% còn lại hầu hết đều có R-bình phương khá thấp, điều này cho thấy với nhóm các doanh nghiệp tăng cổ tức các khía cạnh của chính sách cổ tức không có nhiều tác động tới thay đổi khả năng sinh lợi.

Bảng 4.17. Kết quả hồi quy NPATT1 với nhóm doanh nghiệp tăng cổ tức

Bảng 4.19. Kết quả hồi quy EBITDAT1 với nhóm doanh nghiệp tăng cổ tức

Bảng 4.21. Kết quả hồi quy OCFT1 với nhóm doanh nghiệp tăng cổ tức

Tương tự như hai với hai nhóm doanh nghiệp trên trên, kết quả hồi quy cho thấy không có tương quan giữa thay đổi cổ tức và thay đổi khả năng sinh lợi. Các hệ số

1

 tìm được đều không có ý nghĩa thống kê.

Ảnh hưởng của biến DRP được khẳng định mạnh hơn khi có 2 giá trị2có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cả hai giá trị này đều lớn hơn 0. Điều này tiếp tục khẳng định mối tương quan cùng chiều giữa hoạt động mua lại cổ phần và thay đổi khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

Các hệ số hồi quy 3 của biến DBS đều không có ý nghĩa thống kê. Cho thấy với các doanh nghiệp tăng cổ tức, hoạt động chia cổ tức bằng cổ phiếu không có hàm chứa nội dung thông tin.

Bảng 4.23. Tóm tắt kết quả hồi quy với nhóm doanh nghiệp tăng cổ tức

Đáng chú ý là hệ số 4 của biến SL lần đầu có ý nghĩa ở mức 5% - 10%. Nhưng ngược lại với kỳ vọng của tác giả SL lại có tác động tiêu cực tới thay đổi khả năng sinh lợi. Điều này nghĩa là, nếu công ty tăng cổ tức bằng tiền mặt thì số lần chia cổ tức càng nhiều thay đổi khả năng sinh lợi sẽ càng thấp. Kết luận này cho thấy, nội dung hàm chứa thông tin của số lần chia cổ tức là khi chia cổ tức nhiều lần nhà

quản lý càng không chắc chắn về lợi nhuận trong tương lai. Nói cách khác kỳ vọng của nhà quản lý về lợi nhuận không chắc chắn.

Như vậy, kết quả hồi quy phương trình 3.3 với các công ty tăng cổ tức tiếp tục cho thấy không có mối tương quan giữa thay đổi cổ tức bằng tiền mặt và thay đổi khả năng sinh lợi. Bên cạnh đó, lại có một bằng chứng khác cho thấy hoạt động mua lại cổ phần có tương quan cùng chiều với thay đổi khả năng sinh lợi. Đặc biệt, bài nghiên cứu tìm thấy những bằng chứng đầu tiên về nội dung hàm chứa thông tin của số lần chia cổ tức, kết quả hồi quy cho thấy với những công ty tăng cổ tức chia cổ tức càng nhiều lần thay đổi khả năng sinh lợi càng thấp.

Một phần của tài liệu NỘI DUNG HÀM CHỨA THÔNG TIN CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC BẰNG CHỨNG TỪ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)