Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu NỘI DUNG HÀM CHỨA THÔNG TIN CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC BẰNG CHỨNG TỪ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 25 - 32)

Bài nghiên cứu này sẽ kiểm định mối tương quan giữa các biến thông qua hai quá trình thống kê mô tả và hồi quy. Dữ liệu và phương trình hồi quy được xây dựng dựa vào nghiên cứu của Balachandran và các đồng sự (2012). Tuy nhiên, bài nghiên cứu này sẽ phát triển mô hình riêng phù hợp hơn với thị trường Việt Nam và bộ dữ liệu hiện có.

Nhóm biến đầu tiên trong mô hình là thay đổi khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Giống như Balachadran và các đồng sự, bài nghiên cứu này cũng dùng hai biến là NPAT và EBITDA để tính toán thay đổi khả năng sinh lợi. Ngoài ra, tác giả bài nghiên cứu bổ sung thêm biến biến OCF nhằm mục đích hạn chế việc các công ty sử dụng thủ thuật trong kinh doanh để điều chỉnh khả năng sinh lợi.

Như vậy, các biến được tác giả bài nghiên cứu dùng để kiểm soát khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là:

NPAT/ TA: Lãi ròng chia cho tổng tài sản của doanh nghiệp trong năm. NPAT thể hiện tất cả lãi của cổ đông thu được từ các hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính...Tỷ lệ NPAT/TA thể hiện khả năng sinh lợi từ tài sản của doanh nghiệp mà cổ đông có thể thụ hưởng trong năm.

EBITDA/ TA: Lãi trước thuế, lãi vay và khấu hao chia cho tổng tài sản doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng các khoản doanh thu khác như thanh lý tài sản để làm đẹp báo cáo tài chính. Do vậy, EBITDA được tính dựa vào lãi trước thuế cộng với lãi vay, khấu hao và loại bỏ các khoản doanh thu khác, chi phí khác. Tỷ số EBITDA/TA thể hiện khả năng sinh lợi của doanh nghiệp đã loại bỏ ảnh hưởng các quyết định về tài chính, kế toán và thuế.

OCF: Dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh. OCF cho thấy khả năng tạo ra tiền mặt từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty có bền vững và ổn định hay không. Biến này cũng loại bỏ ảnh hưởng của một số thủ thuật của nhà quản lý chẳng hạn như mua bán vòng tròn giữa hai doanh nghiệp để tạo doanh thu.

Sau khi, có được các biến đo lường khả năng sinh lợi tác giả sử dụng những biến này để tính toán thay đổi khả năng sinh lợi. Nếu như Balachadran và các đồng sự trong nghiên cứu của mình, sử dụng phương pháp matching3 để ước tính thay đổi khả năng sinh lợi thì tác giả đề tài này lại sử dụng thay đổi lợi khả năng sinh lợi so với năm gốc để tính. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do kích thước mẫu không đủ lớn để thực hiện matching. Số lượng doanh nghiệp niêm yết trên thị trường

3 Balachandran và các đồng sự sử dụng các công ty kiểm soát để ước tính thay đổi khả năng sinh lợi. Trước tiên, các tác giả chia các công ty trong mẫu thành 2 nhóm: giảm cổ tức và không giảm cổ tức. Mỗi công ty giảm cổ tức A sẽ được chọn một công ty tương tự trong nhóm không giảm cổ tức A’. Thay đổi khả năng sinh lợi của công ty A sẽ được tính bằng thay đổi khả năng sinh lợi của công ty A trừ thay đổi khả năng sinh lợi của công ty A’.

chứng khoán chưa nhiều nên việc lựa chọn một doanh nghiệp có quy mô, kết quả hoạt động tương tự không có thể thực hiện được với tất cả các doanh nghiệp trong mẫu. Hơn nữa, việc chọn các công ty trong cùng ngành để thực hiện so sánh cũng gặp nhiều khó khăn khi bảng phân loại ngành của HOSE và HNX còn chưa chính xác. Như vậy, thay đổi khả năng sinh lợi của doanh nghiệp sẽ được tính bằng biến đo lường khả năng sinh lợi của năm t trừ đi biến đo lường khả năng sinh lợi của năm gốc.

Nhóm biến tiếp theo là các biến thể hiện các khía cạnh của chính sách cổ tức.

Trước hết, tác giả tính toán biến thay đổi cổ tức bằng tiền mặt bằng cổ tức công bố năm t trừ cổ tức công bố năm (t-1).

Với hoạt động mua lại cổ phần tác giả bài nghiên cứu này chỉ xem xét có hay không chứ không quan tâm tới quy mô của hoạt động này. Đây cũng là phương pháp mà Balachandran và các đồng sự cũng như nhiều tác giả khác thực hiện.

Bài nghiên cứu cũng bổ sung thêm các biến mô tả số lần chia cổ tức và cổ tức bằng cổ phiếu vào phương trình của Balachandran và các đồng sự. Nguyên nhân của sự điều chỉnh này đã được trình bày ở phần 3.1.

Như vậy, các biến thể hiện các khía cạnh của chính sách cổ tức là:

CD: Thay đổi cổ tức công bố của doanh nghiệp, được tính bằng cổ tức công bố năm t trừ cổ tức công bố năm t-1.

SL: Số lần công bố chia cổ tức trong năm của doanh nghiệp.

DRP: Biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp có thực hiện mua lại cổ phần trong năm.

DBS: Biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp có thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu trong năm.

Ngoài hai nhóm biến chính được giới thiệu ở trên, bài nghiên cứu này còn một số biến khác được dùng để xác định mối tương quan giữa các khía cạnh chính sách cổ tức và thay đổi khả năng sinh lợi của công ty. Các biến này được giới thiệu trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Mô tả các biến

Tên biến Mô tả

CE

Sự thay đổi khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, được thể hiện qua các biến NPATT1, NPATTB, EBITDAT1, EBITDATB, OCFT1, OCFTB.

CD Thay đổi cổ tức bằng tiền công bố của doanh nghiệp, được tính bằng cổ tức công bố năm t trừ cổ tức công bố năm t-1.

CDR Thay đổi cổ tức bằng tiền thực chi của doanh nghiệp, được tính bằng cổ tức thực chi năm t trừ cổ tức thực chi năm t-1.

SL Số lần công bố chia cổ tức bằng tiền trong năm của doanh nghiệp. SLR Số lần thực chi cổ tức bằng tiền trong năm của doanh nghiệp.

DRP Biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp có thực hiện mua lại cổ phần trong năm.

DBS Biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp có thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu trong năm.

TA Tổng tài sản của doanh nghiệp, được lấy từ bảng cân đối kế toán.

NPAT Lãi ròng của doanh nghiệp, được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

NPATT1 Biến động lãi ròng của doanh nghiệp 1 năm sau năm t, được tính bằng NPAT(t+1) - NPAT(t).

NPATTB Trung bình biến động lãi ròng trong vòng ba năm sau năm t, được tính bằng (NPATT1+NPATT2+NPATT3)/3.

EBITDA

Lãi trước thuế, lãi vay và khấu hao, được tính bằng lãi trước thuế cộng với lãi vay, khấu hao và loại bỏ các khoản doanh thu khác và chi phí khác.

EBITDA(t) Tỷ số lãi trước thuế lãi vay và khấu hao chia cho tổng tài sản của doanh nghiệp năm t.

EBITDAT1 Biến động EBITDA của doanh nghiệp 1 năm sau năm t, được tính bằng EBITDA(t+1) - EBITDA(t).

EBITDATB Trung bình biến động EBITDA trong vòng ba năm sau năm t, được tính bằng (EBITDAT1 + EBITDAT2 + EBITDAT3) / 3.

OCF(t) Dòng tiền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm t, được lấy từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

OCFT1 Biến động dòng tiền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1 năm sau năm t, được tính bằng (OCF(t+1) - OCF(t) ) / OCF(t).

OCFTB

Trung bình biến động dòng tiền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong vòng ba năm sau năm t, được tính bằng (OCFT1 + OCFT2+ OCFT3)/3.

INC Biến giả nhận giá trị là 1 nếu doa nh nghiệp tăng cổ tức năm t. DEC Biến giả nhận giá trị là 1 nếu doanh nghiệp giảm cổ tức năm t.

MISS Biến giả nhận giá trị là 1 nếu doanh nghiệp không chia cổ tức năm t.

LBM

Logarit tự nhiên của tỷ lệ giá trị sổ sách chia giá trị thị trường ở thời điểm 31/12 năm trước năm thay đổi cổ tức. Trong đó:

Giá trị sổ sách của doanh nghiệp, được tính bằng tổng tài sản trừ đi tài sản vô hình và nợ phải trả của doanh nghiệp.

Giá trị thị trường của doanh nghiệp được tính bằng giá cổ phiếu nhân với số lượng cổ phần của doanh nghiệp

LMV Logarit tự nhiên của giá trị thị trường của doanh nghiệp tại thời điểm 1 tháng trước khi công bố cổ tức.

ETA

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 năm trước năm thay đổi cổ tức, được tính từ bảng cân đối kế toán

CAR

Tỷ suất sinh lợi trong thời gian 3 ngày quanh ngày thông báo cổ tức bằng tiền, được tính bằng giá cổ phiếu sau ngày công bổ cổ tức trừ cho giá cổ phiếu trước ngày công bố cổ tức; tất cả chia cho giá cổ phiếu trước ngày công bố cổ tức.

Sau khi xác định và thu thập các biến của bài nghiên cứu, tác giả thực hiện thống kê mô tả và hồi quy để xác định mối tương quan giữa các biến. Trình tự thực hiện như sau:

- Thống kê mô tả cung cấp cái nhìn tổng quan về thay đổi khả năng sinh lợi cũng như chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, thông qua thống kê mô tả tác giả nhận định các mối tương quan có thể có giữa thay đổi khả năng sinh lợi và các khía cạnh của chính sách cổ tức.

- Sau đó, tác giả thực hiện hồi quy để kiểm chứng mối tương quan giữa thay đổi khả năng sinh lợi và các khía cạnh của chính sách cổ tức đã quan sát được. Các phương trình hồi quy được tác giả bài viết kế thừa từ nghiên cứu của Balachandran và các đồng sự và có bổ sung một số biến như đã trình bày ở trên. Quá trình hồi quy được thực hiện theo từng nhóm như sau:

 Các doanh nghiệp không chia cổ tức. Phương trình được sử dụng hồi quy là:

DBS DRP

CD

CE1 2 3 (Phương trình 3.1)

 Các doanh nghiệp giảm cổ tức. Phương trình được sử dụng hồi quy là:

SL DBS

DRP CD

CE1 2 3 4 (Phương trình 3.2)

 Các doanh nghiệp tăng cổ tức. Phương trình được sử dụng hồi quy là:

SL DBS

DRP CD

CE1 2 3 4 (Phương trình 3.3)

 Và trên toàn bộ các trường hợp. Phương trình hồi quy được sử dụng là:

DEC INC SL DBS DRP CD CE1 2 3 4 5 6 (Phương trình 343) Việc thực hiện phân tích hồi quy riêng trên từng nhóm doanh nghiệp sẽ giúp phát hiện các đặc điểm riêng biệt cho mỗi trường hợp của chính sách cổ tức. Ngược lại, việc phân tích trên toàn bộ mẫu sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về nội dung hàm chứa thông tin của chính sách cổ tức đồng thời sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng của các nhân tố riêng của từng doanh nghiệp tới kết quả hồi quy.

Tại phần cuối của chương 4, sau khi nghiên cứu nội dung hàm chứa thông tin của các khía cạnh của chính sách cổ tức bài nghiên cứu này sẽ kiểm tra phản ứng của nhà đầu tư với các khía cạnh của chính sách cổ tức. Phương trình kiểm tra phản ứng của nhà đầu tư với các khía cạnh của chính sách cổ tức:

DBS SL LBM ETA LMV DRP CD CAR1 2 5 6 7 8 9 (Phương trình 3.4)

Một phần của tài liệu NỘI DUNG HÀM CHỨA THÔNG TIN CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC BẰNG CHỨNG TỪ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 25 - 32)