Để xem xét các tác động của chính sách cổ tức tới lợi nhuận một cách tổng quan. Ta thực hiện hồi quy với tất cả các công ty trong mẫu theo phương trình 3.4
Bảng 4.24. Kết quả hồi quy NPATT1
Bảng 4.26. Kết quả hồi quy EBITDAT1
Bảng 4.28. Kết quả hồi quy OCFT1
Các kết quả hồi quy được thể hiện trong các bảng từ 4.24 tới 4.29. Một lần nữa ta lưu ý rằng giá trị R-bình phương của mô hình tương đối thấp, như vậy xét trên toàn bộ mẫu dữ liệu các khía cạnh của chính sách cổ tức cũng phản ánh rất ít sự biến động của thay đổi khả năng sinh lợi.
Ở phương trình 4.3 tác giả bổ sung thêm hai biến giả INC và DEC nhằm tìm ra những mối tương quan giữa thay đổi cổ tức và thay đổi khả năng sinh lợi. Tuy vậy, kết quả hồi quy cho thấy các hệ số hồi 1 của biến CD không có ý nghĩa thống kê và có giá trị gần bằng 0 với tất cả các giá trị. Hai biến giả mới đưa vào mô hình để mô tả thay đổi cổ tức là INC và DEC cũng không có ý nghĩa. Điều này cho thấy không có mối quan hệ giữa thay đổi khả năng sinh lợi và thay đổi cổ tức với các dữ liệu quan sát
Kết quả hồi quy ở theo từng nhóm cho thấy những bằng chứng khác nhau về tương quan giữa thay đổi khả năng sinh lợi và hoạt động mua lại cổ phần. Có trường hợp, thay đổi khả năng sinh lợi tương quan dương với mua lại cổ phần; nhưng cũng có khi kết quả ngược lại. Kết quả hồi quy phương trình 4.3 đưa ra các bằng chứng cuối
cùng về vấn đề này. Tất cả các hệ số 2 của biến DRP đều có ý nghĩa từ 1% -10%
trong đó các hệ số 2 của hai phương trình hồi quy với biến phụ thuộc là OCFT1,
OCFTB đều âm trong khi các hệ số khác đều lớn hơn không. Như vậy, hoạt động mua lại cổ phần có ảnh hưởng tích cực với các chỉ số lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; và ảnh hưởng tiêu cực với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.
Bảng 4.30. Tóm tắt kết quả hồi quy với toàn bộ dữ liệu
Tuy chỉ có một hệ số3 của biến DBS có ý nghĩa thống kê ở mức 15% nhưng điều này cũng cho thấy khi nhà quản lý quyết định dùng cổ phiếu để chi trả cổ tức thì điều này đồng nghĩa với thay đổi khả năng sinh lợi của công ty sẽ có xu hướng giảm đi.
Hệ số hồi quy4 của biến SL tiếp tục có giá trị âm với mức ý nghĩa khá cao. Như
vậy, lại có một bằng chứng nữa cho thấy các công ty thực hiện chia cổ tức nhiều lần càng có nhiều dấu hiệu giảm thay đổi khả năng sinh lợi hơn.
Để xem xét tương quan giữa thay đổi khả năng sinh lợi và các khía cạnh của chính sách cổ tức, tác giả chỉ chú ý tới dấu của các hệ số hồi quy có ý nghĩa ở mức 15%
hoặc thấp hơn. Bảng 4.30 dưới đây, thống kê dấu của các hệ số hồi quy có ý nghĩa của tất cả các phương trình đã được trình bày ở trên.
Bảng 4.31. Thống kê dấu của các hệ số hồi quy có ý nghĩa
Kết quả
hồi quy CD INC DEC DRP DBS SL
MISS NPATT1 + NPATTB + EBITDAT1 + EBITDATB + OCFT1 + OCFTB DEC NPATT1 - NPATTB - EBITDAT1 EBITDATB OCFT1 - OCFTB - INC NPATT1 + - NPATTB + - EBITDAT1 - EBITDATB - OCFT1 OCFTB TOTAL NPATT1 + - NPATTB + - EBITDAT1 +
Kết quả
hồi quy CD INC DEC DRP DBS SL
EBITDATB + - -
OCFT1 -
OCFTB -
Sau khi thực hiện hồi quy để tìm mối tương quan giữa các khía cạnh của chính sách cổ tức và thay đổi khả năng sinh lợi. Bài nghiên cứu không tìm được bằng chứng nào ủng hộ giả thiết H1, nói cách khác không có tương quan giữa thay đổi cổ tức và thay đổi khả năng sinh lợi.
Trong khi đó, giả thiết H2 tác giả đưa ra hoàn toàn bị bác bỏ. Kết quả hồi quy cho thấy số lần chia cổ tức càng nhiều thay đổi khả năng sinh lợi càng thấp.
Giả thiết H3 tìm được bằng chứng từ quá trình thống kê mô tả và được khẳng định qua các kết quả hồi quy. Hoạt động mua lại cổ phần có tương quan dương với NPATT1, NPATTB, EBITDAT1, EBITDATB và tương quan âm với OCFT1, OCFTB. Nội dung hàm chứa thông tin của hoạt động này khá phức tạp.
Tương tự như giả thiết H2, giả thiết H4 của tác giả cũng hoàn toàn bị bác bỏ. Bài nghiên cứu đã tìm thấy các bằng chứng cho thấy hoạt động chia cổ tức bằng cổ phiếu có tương quan ngược chiều với thay đổi khả năng sinh lợi.
Sau khi nghiên cứu về nội dung hàm chứa thông tin của chính sách cổ tức và thực hiện kiểm định, tác giả nhận thấy có một yếu tố có thể làm thay đổi nội dung hàm chứa thông tin. Điều này được trình bày trong phần tiếp theo.