Nguyên nhân xuất phát từ tâm lý lo sợ bị trả thù từ người thực hiện tội phạm

Một phần của tài liệu xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 101)

tội phạm của nạn nhân và nhân chứng

Trong thực tiễn hiện nay, không ít các vụ án hình sự nói chung và các vụ xâm hại tình dục trẻ em nói riêng bị ẩn đi, một phần nguyên nhân xuất phát từ sự che giấu tội phạm của những người nắm được thông tin, tình tiết của vụ án; mà cụ thể ở đây là những người bị hại, người làm chứng và cả người tố giác. Với tâm lý lo sợ bị trả thù cùng với những hành vi đe dọa, trấn áp về mặt tinh thần lẫn thể chất từ phía người phạm tội; càng làm cho những người con người đóng vai trò đặc biệt và quan trọng trong các vụ án này thêm phần hoang mang và thường không dám đứng ra tố

37http://tuyentruyen.dongthap.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=486:bao-ng-nn- xam-hi-tinh-dc-tr-em-&catid=62:pcmd-ban-can-biet&Itemid=88

cáo người phạm tội với các cơ quan chức năng, để từ đó có thể đưa vụ việc ra ánh sáng.

Từ khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực cho đến nay, những quy định về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong vụ án hình sự không những chưa được hướng dẫn chi tiết, mà trên thực tế vẫn chưa được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, mặc dù trong thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự đã xuất hiện rất nhiều tình huống cần phải áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại và người thân thích của họ.

Mặc dù các cơ quan tiến hành tố tụng đều biết mình có trách nhiệm phải bảo vệ những người này khỏi sự đe doạ hoặc xâm hại từ phía người phạm tội hoặc thân nhân của họ, nhưng do chưa có những quy định cụ thể về trách nhiệm, thủ tục, biện pháp và cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ cho công tác này, nên còn lúng túng trong việc quyết định và triển khai các biện pháp bảo vệ. Vì vậy, trong quá trình điều tra, nếu cơ quan điều tra tự xét thấy người tố giác, người làm chứng, người bị hại thực tế bị đe dọa thì tùy theo khả năng của mình mà áp dụng một số biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn như tiến hành tổ chức bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại; truy tìm kẻ đe dọa. Một số ít trường hợp xét thấy nguy cơ thực tế xâm hại có thể xảy ra đối với nhân chứng, thì Toà án không cho mời nhân chứng tham gia phiên toà, và khi công bố lời khai, Toà án không nêu tên, họ của nhân chứng mà chỉ nêu nội dung lời khai, các tình tiết của vụ án, ngày giờ cơ quan điều tra lấy lời khai, số bút lục trong hồ sơ… nhằm bảo vệ nhân chứng khỏi sự trả thù của người phạm tội hoặc thân nhân của họ.

Về phía người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như thân thích của họ, đa số hiểu biết pháp luật còn hạn chế, không biết mình có quyền được yêu cầu bảo vệ và cũng do không thật tin tưởng cơ quan tố tụng có khả năng bảo vệ được mình, gia đình mình, nên thường thoái thác nghĩa vụ pháp lý, thoái thác hợp tác, hoặc tìm cách tự bảo vệ mình.38

Có thể thấy, không những thực hiện hành vi phạm tội gây ra những tổn thương cho nạn nhân, người phạm tội còn sẵn sàng và ngang nhiên thực hiện những hành vi đe dọa, trấn áp người tố giác, người làm chứng, người bị hại chỉ nhằm một mục đích là che giấu cho hành vi phạm tội của mình đã gây ra. Chính vì thế, việc

38

http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/32815-DTL-2011-01-Hoan-thien-co-so-phap-ly-ve-bao-ve- nguoi-to-giac-nguoi-lam-chung-nguoi-bi-hai-trong-vu-an-hinh-su

các cơ quan chức năng sớm có những biện pháp để khắc phục nguyên nhân trên, nhằm đảm bảo một cuộc sống an toàn và tạo tâm lý tin tưởng vào luật pháp cho những người có ý thức tố giác tội phạm, đồng thời còn làm giảm đi được tình trạng tội phạm ẩn về tội phạm hình sự nói chung và xâm hại tình dục trẻ em nói riêng.

Dưới đây là một vài hình thức phổ biến, biểu hiện thủ đoạn mua chuộc, đe đoạ, khống chế, trả thù người tố giác, người làm chứng, người bị hại của những kẻ phạm tội: 39

- Mua chuộc người tố giác, người làm chứng, người bị hại được hiểu là việc người phạm tội hoặc thân nhân của họ sử dụng lợi ích vật chất hay những lợi ích khác để tác động tới người sẵn sàng tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại để họ không hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án. Đây là thủ đoạn được sử dụng phổ biến nhất và trong nhiều trường hợp có tác dụng, làm cho người tố giác, người làm chứng, người bị hại từ tích cực trở thành tiêu cực, từ bỏ việc tố giác, từ chối khai báo hoặc khai báo không khách quan, khai báo theo hướng có lợi cho kẻ mua chuộc, dẫn đến việc cơ quan tiến hành tố tụng không đủ căn cứ để xử lý đối tượng gây án hoặc xử lý không chính xác, xử lý theo hướng giảm nhẹ.

- Khống chế, đe doạ người tố giác, người làm chứng, người bị hại được hiểu là việc người phạm tội hoặc thân nhân của họ lợi dụng những yếu điểm về thể chất, quan hệ huyết thống, bí mật về đời tư... của người tố giác, người làm chứng, người bị hại để tác động, làm cho họ lo sợ bị tiết lộ, hoặc sẽ bị xâm hại nếu cung cấp thông tin về tội phạm cho các cơ quan tiến hành tố tụng.

- Trả thù người tố giác, người làm chứng, người bị hại được hiểu là trường hợp người phạm tội hoặc thân nhân của họ trực tiếp hoặc thông qua người thứ ba cố ý gây ra những thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản cho người tố giác, người làm chứng, người bị hại hoặc người thân thích của họ do việc họ đã hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến hành vi phạm tội của đối tượng. Trả thù không những gây thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản cho người tố giác, người làm chứng, người bị hại mà còn gây lo lắng, sợ hãi trong công chúng, làm cho họ không dám tố giác, làm chứng trong các vụ án sau đó, cũng như gây ra sự thiếu tin tưởng vào khả năng bảo vệ công dân của các cơ quan nhà nước.

39http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/32815-DTL-2011-01-Hoan-thien-co-so-phap-ly-ve-bao-ve- nguoi-to-giac-nguoi-lam-chung-nguoi-bi-hai-trong-vu-an-hinh-su

* Ngoài những nguyên nhân dẫn đến tình hình tội phạm ẩn như trên, người viết cùng muốn đến một khía cạnh khác của vấn đề tội phạm ẩn này. Đó chính là nguyên nhân ẩn đi do tính chất đặc trưng của những hành vi xâm hại tình dục trẻ em.

Theo như người viết đã phân tích ở chương 1, xâm hại tình dục bao gồm 4 hành vi đã được điều chỉnh thông qua các quy định về pháp luật của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009): “hiếp dâm trẻ em”, “cưỡng dâm trẻ em”, “giao cấu với trẻ em” và “dâm ô đối với trẻ em”. Theo tính chất đặc trưng của từng loại hành vi thì “hiếp dâm trẻ em”, “cưỡng dâm trẻ em” và “giao cấu với trẻ em” đều có chung một đặc điểm, là người phạm tội đều có ý thức muốn thực hiện hành vi giao cấu với nạn nhân. Dù thực hiện hoàn thành hay không thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, những hành vi này thường để lại những hậu quả rõ rệt trên người nạn nhân sau khi bị xâm hại. Chính vì thế, đối với những hành vi trên, thường được phát hiện sớm cũng như trình báo để đưa vụ việc ra xử lý.

Tuy nhiên, riêng đối với hành vi “dâm ô đối với trẻ em” thì người phạm tội không có ý định giao cấu với trẻ, chỉ là việc dùng mọi thủ đoạn có tính chất dâm dục đối với trẻ. Những thủ đoạn ở đây thường là sờ mó, hun hít vào những chỗ nhạy cảm trên cơ thể trẻ. Vì tính chất đặc trưng của hành vi này nên những hậu quả về thể chất để lại trên cơ thể trẻ thường không rõ rệt hoặc có thể không có. Với những trường hợp như vậy, nếu không vì những lý do khách quan như được gia đình hoặc người dân tình cờ “bắt quả tang” hoặc nếu không được trẻ khai báo thì hầu như cả gia đình và các cơ quan chức năng không thể nào phát hiện cũng như đưa ra xử lý được. Chính vì thế, theo người viết đây cũng là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình xâm hại tình dục trẻ em bị ẩn đi.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VÀ PHÒNG NGỪA XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Thực trạng xâm hại tình dục trẻ em đang diễn ra hết sức phức tạp và khó kiểm soát khi con số về loại tội phạm này luôn biến động phức tạp. Thực tế trước tình hình bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em hiện nay, sự quan tâm từ phía gia đình, nhà trường cũng như cơ quan các cấp chưa được quan tâm đúng mức và đứng trước nhiều thách thức. Công tác phòng ngừa hiện nay vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Qua thời gian nghiên cứu vấn đề xâm hại tình dục trẻ em, người viết xin đề xuất một số giải pháp góp phần phòng chống và hạn chế đến mức thấp nhất vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em cũng như đưa ra những giải pháp khắc phục thực trạng tội phạm ẩn về vấn nạn này.

3.1 Giải pháp phòng chống xâm hại tình dục trẻ em từ phía nhà trường 3.1.1 Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về xâm hại tình dục trẻ em nói riêng trong nhà trường

Giáo dục pháp luật trong nhà trường ngoài việc nâng cao ý thức pháp luật cho các em học sinh, giáo dục cho thế hệ trẻ về tinh thần, thái độ và hành động đúng mực trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân. Còn nhằm mục đích phòng chống và bảo vệ các em trước những mầm mống tội phạm nguy hiểm và khó kiểm soát như hiện nay. Việc đưa pháp luật vào nội dung chương trình giảng dạy chính khóa được thực hiện hầu hết ở các cấp học, thông qua các môn học như: Đạo đức (Tiểu học), Giáo dục công dân (THCS và THPT), Pháp luật đại cương (Đại học) phần nào đã giúp các em có cái nhìn tổng quan về tình hình pháp luật của nước ta hiện nay cũng như có sự hiểu biết nhất định về những quy định cụ thể của pháp luật. Tuy nhiên, những giờ học trên lớp thường không để lại những ấn tượng xâu sắc cho các em, các em thường không chú trọng hoặc chỉ học đối phó với những môn học này. Vì vậy, hiệu quả của những giờ học này thường không cao dẫn đến việc pháp luật vẫn chưa được tuyên truyền và phổ biến một cách hiệu quả.

Chính vì thế, ngoài việc giảng dạy pháp luật thông qua các môn học chính khóa, nhà trường cần phải chủ động đổi mới nội dung và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền và phổ biến pháp luật. Có như vậy, các em sẽ dễ dàng tiếp thu và mạnh dạn tìm tòi, học hỏi các kiến thức pháp luật khô khan và cứng nhắc. Dưới đây là một

số hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật đã được phần đông các trường thực hiện:

- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề pháp luật về các vấn đề đang được xã hội quan tâm hiện nay. Ban chấp hành Đoàn Đội nên thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt giáo dục pháp luật cho các thành viên nồng cốt của mình, để từ đó có cở sở và lập luận vững chắc dùng để tuyên truyền lại cho các học sinh khác.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Thi làm báo tường với chủ đề pháp luật (tổ chức giao lưu học hỏi giữa các trường, lớp với nhau) để khơi dậy sự hứng thú đọc và tìm hiểu các loại tài liệu, sách, báo pháp luật, thu hút đông đảo bạn đọc đến với tủ sách pháp luật, nâng cao hiểu biết của cán bộ, giáo viên học sinh về các vấn đề pháp luật cụ thể.

- Lồng ghép các nội dung pháp luật vào các sinh hoạt tập thể của lớp, trường. Tổ chức phong trào tham gia giữ gìn an ninh, trật tự, bảo vệ pháp luật thông qua sinh hoạt đoàn, đội. Tuyên truyền giáo dục pháp luật trong cộng đồng. Phối hợp với địa phương tổ chức nhiều hoạt động như: thảo luận chuyên đề ngoại khóa, kịch, tiểu phẩm, thuyết trình...từ cấp lớp đến cấp trường, từ cụm đến thành phố. Những cuộc thi về kiến thức pháp luật, cùng với chiến dịch truyền thông ở một số quận, huyện và thanh phố nhân dịp “tháng hành động vì trẻ em”, “ngày gia đình Việt Nam”.

- Tổ chức đi thực tế, khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật ở trường, lớp và địa phương.

Ngoài những hình thức tuyền phổ biến pháp luật chung. Nhà trường cũng cần mạnh dạn đưa vào tuyên truyền và phổ biến các kiến thức về sức khỏe tình dục nói chung và pháp luật về vấn đề tình dục nói riêng. Đây thực sự không phải là việc “vẽ đường cho hưu chạy” như nhiều người thường nghĩ. Mà đó là cách bảo vệ con em chúng ta trước vấn đề nhạy cảm khó nói nhưng để lại những hậu quả nguy hiểm khó lường. Thường xuyên mời những người có trình độ trong lĩnh vực pháp luật về trường tư vấn cho các em học sinh, nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xâm hại tình dục. Nên chú trọng phổ biến các kiến thức liên quan đến hậu quả và các tổn thương sẽ gặp phải, các tội danh và các điều luật hiện hành về xâm hại tình dục trẻ em để các em có thể tự mình nhận biết và phòng tránh. Bên cạnh đó, nhà trường nên tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng phòng ngừa xâm hại tình dục cho các giáo viên và các em học sinh tại trường học. Đưa nội dung giáo dục kỹ năng

sống cho trẻ em, đặc biệt là kỹ năng phòng ngừa xâm hại tình dục vào trong nội dung giáo dục ngoại khóa tại các trường học, nhất là các trường học cấp 2, nơi các em có độ tuổi dễ bị xâm hại nhất. Hơn nữa, những buổi sinh hoạt đầu tuần và sinh hoạt cuối tuần nên dành 10 phút đến 15 phút đọc những tin pháp luật về tội phạm cũng như thủ đoạn phạm tội nổi bậc trên báo chí trong tuần vừa qua.

Tuy nhiên để tăng cường giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về xâm hại tình dục trẻ em nói riêng trong nhà trường, điều kiện đầu tiên có tính chất quyết định là cần phải có một đội ngũ giáo viên được đào tạo quy chuẩn về pháp luật, có trình độ sư phạm, đủ số lượng và gương mẫu về chấp hành pháp luật. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật cho giáo viên dạy môn giáo dục công dân, pháp luật, hoặc các thầy cô giáo đảm nhận công việc tuyên truyền pháp luật trong nhà trường. Bộ giáo dục và đạo tào thường tổ chức các lớp bồ dưỡng theo định kỳ để bổ sung kiến thức, bồi dưỡng hè, bỗi dường thường xuyên đồng thời phối hợp với ngành tư pháp tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề nhằm bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giáo viên dạy môn giáo dục công dân, pháp luật trong các nhà trường. Bên cạnh đó, các tổ chức đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Đội thiếu niên, Hội cha mẹ học sinh, Ban cán sự lớp…trong nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc giáo dục nếp sống văn hóa, tạo ra những hoạt động bổ ích hấp dẫn để xây dựng được nếp sống văn hóa tốt đẹp cho thanh thiếu niên.

3.1.2 Nhanh chóng thành lập và đưa vào hoạt động phòng tư vấn học đường ở các trường học

Đối với những trường học chưa có phòng tư vấn học đường thì cần mở phòng

Một phần của tài liệu xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 101)