Nguyên nhân xuất phát từ tâm lý, ý thức của nạn nhân

Một phần của tài liệu xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay (Trang 47)

Ngoài những nguyên nhân xuất phát từ bản thân người phạm tội, cũng không nên phủ nhận những nguyên nhân từ tâm lý, ý thức của nạn nhân trong vấn đề xâm hại tình dục trẻ em.

2.2.2.1 Xuất phát từ quan hệ tình cảm trai gái

Những rung động về giới tính ở lứa tuổi dậy thì thời đại nào cũng có, đó là những rung động đầu đời, những tình cảm của lứa tuổi học trò vốn hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng. Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc của xã hội hiện nay, thì hầu như những kỷ niệm đẹp thời học trò bấy giờ không còn giữ được những nét ngây thơ vốn có của nó. Với vô vàn những ảnh hưởng từ các nền văn hóa phương tây du nhập

vào Việt Nam thông qua sách truyện, phim ảnh,… thì việc trẻ yêu sớm giờ đây không chỉ đơn thuần dừng lại ở mức độ tình cảm trong sáng, với những ngại ngùng, e ấp, ngây thơ của lứa tuổi mới lớn; mà tình yêu của các em ngày nay đa phần còn bao hàm cả những va chạm thể xác.

Lứa tuổi 13- 16 là giai đoạn dậy thì nhạy cảm, với những thay đổi về tâm sinh lý khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái tâm lý không ổn định. Tuổi dậy thì cũng là tuổi nổi dậy ở trẻ, quá trình thay đổi này bắt đầu từ não bộ, tuyến yên sinh ra lượng hoocmon lớn tác động lên buồng trứng (tăng độ bài tiết estrogen) hoặc lên tinh hoàn (tạo nhiều kích thích tố sinh dục). Những thay đổi đó khiến trẻ phát triển nhanh về thể lực, thay đổi lớn về hệ thần kinh – nội tiết. Và cũng kéo theo hàng loạt những

chuyển biến về tâm lý, tình cảm28. So với trước kia, tuổi dậy thì của trẻ ngày nay

đến sớm hơn. Việc tò mò tìm hiểu bạn khác giới là sự phát triển tâm sinh lý bình thường. Bên cạnh đó, thông tin mà các em tiếp cận được từ phim ảnh, sách báo… rất phong phú cũng là nhân tố quan trọng dẫn tới hiện tượng nảy sinh tình cảm yêu đương sớm. Tuy nhiên, nếu trẻ không có những hành vi lệch lạc về giới tính và tình dục, hay có những hành vi đi quá giới hạn thì đó cũng chỉ là những biểu hiện bình thường của trẻ ở lứa tuổi này.

Tuy nhiên, thực tế thường không như vậy, việc các bạn trẻ còn đang trong quá trình phát triển nên sự nhận thức, hiểu biết về cuộc sống chưa rõ rệt. Nhưng lại thường có những cảm xúc lạ và mạnh đối với bạn khác giới. Nên rất dễ xảy ra tình trạng không kiềm chế được bản thân rồi dẫn đến những hậu quả nặng nề. Giới truyền thông đã không ít lần đưa tin về các vụ án xâm hại tình dục trẻ em được đưa ra xét xử mà chủ yếu là xuất phát từ tình cảm yêu đương trai gái giữa nạn nhân với người phạm tội. Trong đó, hầu hết bị cáo là vị thành niên, còn nạn nhân thì đang cắp sách đến trường. Tuy nhiên, ra trước tòa, các bị cáo đều cho rằng mình không phạm tội, vì xuất phát từ tình yêu chân chính và chuyện quan hệ tình dục đến từ sự tự nguyện của đôi bên. Kết cục của các vụ án thường là người phạm tội đối mặt với án phạt tù, còn nạn nhân thì tha thiết khẩn cầu xin tòa giảm án để sớm ngày đoàn tụ với người mình yêu thương.

Số liệu thống kê mà người viết thu thập được, trên địa bàn thành phố Cần Thơ, trong khoảng thời gian 3 năm từ 2009 đến 2011 tổng cộng đã đưa ra xét xử 5

28

vụ xâm hại tình dục trẻ em xuất phát từ nguyên nhân trên, đa phần các nạn nhân đều dưới 13 tuổi và việc quan hệ tình dục với các bị cáo là xuất phát từ tình cảm trai gái, muốn “dâng hiến” vì một tình yêu cao đẹp. Có trường hợp “dở khóc, dở cười” khi bị cáo nhầm lẫn đối tượng do tin tưởng vào lời nói của bị hại về độ tuổi của mình.

Trường hợp của bị cáo Trần Thanh Trung, đã được Tòa án nhân dân Thành phố Cần Thơ đưa ra xét xử vào ngày 18/03/2010 về tội “hiếp dâm trẻ em” là một ví dụ. Xuất phát từ quan hệ tình cảm trai gái, Trung và Hồng đã sống chung với nhau như vợ chồng đã được 3 tuần thì bị gia đình phát hiện và can ngăn, chỉ khi 2 bên gia đình phát sinh cự cãi và được công an phường can thiệp thì vụ việc mới được đưa ra ánh sáng. Trước phiên tòa, bị cáo vẫn nhìn nhận hành vi như quyết định truy tố của Viện kiểm sát. Bị cáo giải thích do bị nhầm lẫn người bị hại 17 tuổi (Hồng chưa đủ 12 tuổi) như chính người bị hại đã nói cho nên có thực hiện hành vi giao cấu. Bị cáo không có thủ đoạn dụ dỗ hay ép buộc bị hại, quan hệ tình dục là có sự đồng tình,

đồng cảm xuất phát từ tình cảm yêu đương trai gái29

. Có thể thấy, đối với trường hợp trên, nếu bị hại thành thật với bị cáo ngay từ đầu về độ tuổi thực của mình, thì có lẽ đã không xảy ra chuyện đáng tiếc.

Cũng có trường hợp, do bị gia đình ngăn cản, phản đối tình yêu, các em trong độ tuổi này có xu hướng trở nên quyết liệt hơn để bảo vệ cái mà các em cho là “tình yêu chân chính” của mình. Thông thường là bỏ nhà ra đi cùng với người yêu của mình và kéo theo những hệ lụy đáng tiếc. Tân và Tuyết có quan hệ tình cảm yêu đương, nhưng do gia đình Tuyết không chấp nhận, Tuyết đã quyết định bỏ nhà ra đi và nhờ Tân đưa lên Thành phố Hồ Chí Minh để tìm việc làm. Mặc dù Tân đã không chấp nhận và khuyên Tuyết nên quay về nhà, nhưng Tuyết không đồng ý và cả hai đã cùng nhau thuê nhà trọ ở chung sống với nhau như vợ chồng. Đến khi gia đình Tuyết đi tìm kiếm thì mới phát hiện ra vụ việc và đến cơ quan Công an để trình báo. Dù có sự đồng tình của nạn nhân và xuất phát từ quan hệ yêu đương nam nữ, nhưng do bị hại vẫn chưa đủ 13 tuổi nên bị cáo vẫn bị xét xử về hành vi “hiếp dâm trẻ em” của mình30.

Tình yêu là một quy luật thường tình của tuổi trẻ nhưng quan trọng là phải yêu như thế nào. Yêu không phải là một điều xấu nhưng những hệ lụy từ việc nhầm lẫn tình yêu với sự hấp dẫn giới tính, nhu cầu tình dục, thích theo bản năng của một

29 Bản án số 07/2010 HSST ngày 18/03/2010 của Tòa án nhân dân Thành phố Cần Thơ

bộ phận giới trẻ ngày nay đã làm cho tình yêu trong lứa tuổi học trò mất đi sự hồn nhiền, ngây thơ trong sáng vốn có và kéo theo những hậu quả đáng tiếc. Mặt khác, việc nhìn nhận sự việc một cách thiển cận của các bậc làm cha mẹ cũng góp phần làm cho tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Phụ huynh khi phát hiện con mình biết yêu thì nên bình tĩnh, không nên can thiệp thô bạo hay phản ứng quá gay gắt, thậm chí cấm đoán con giao tiếp với bạn khác phái. Chính những phản ứng đó sẽ đẩy con trẻ vào tình trạng lo sợ và tìm cách đối phó. Ngược lại, nếu bình tĩnh chia sẻ với trẻ, hướng dẫn trẻ, có khi những tình cảm nhẹ nhàng đó sẽ là động lực giúp trẻ học tốt hơn, sống có mục đích hơn và tránh được những hậu quả không mong muốn.

2.2.2.2 Ý thức trách nhiệm đối với bản thân

Từ trước đến nay, dư luận xã hội luôn bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ đối với các trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục và phẫn nộ trước hành vi thú tính của kẻ thủ ác. Thế nhưng, qua vài vụ việc xảy ra trong thời gian gần đây, nguyên nhân của những vụ án hiếp dâm có phần lỗi bắt đầu từ lối sống buông thả, nhận thức lệch lạc của nạn nhân.

Cuộc sống ngày càng phát triển, đất nước ta dần hội nhập với thế giới, dần tiếp xúc với nhiều nền văn hóa của các nước phương Tây qua các phương tiện truyền thông hiện đại. Trẻ em với tâm lý tò mò và thích khám phá của mình, dễ dàng tiếp cận và học theo rất nhanh các yếu tố văn hóa, lối sống đến từ các nền văn hóa Tây phương này. Tuy nhiên, với sự nhận thức còn non nớt, các em khó có thể phân biệt được đâu là tốt xấu cùng với tâm lý học đòi và bị bạn bè rủ rê lôi kéo đã khiến cho các em hình thành nên tư tưởng sống gấp, sống lệch lạc rồi sa chân vào lối sống buông thả ngày càng nhiều, gây nên bao hệ lụy đau lòng cho gia đình và xã hội. Với lối sống bất cần, buông thả, rất nhiều chàng trai, cô gái lứa lứa tuổi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường đã và đang hằng ngày đánh mất mình vào những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng, bỏ học sớm, quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng thuốc kích thích ngày một phổ biến và nghiêm trọng.

Đặc biệt đối với các em nữ, “mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng các em lại rất phóng túng, dễ dãi trong các mối quan hệ, đặc biệt là đối với bạn khác giới” Thiếu tá Nguyễn Văn Thường, Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về TTXH, Công an huyện Cai Lậy đã bày tỏ sự ngạc nhiên như vậy trước lối sống và nhận thức của những bị

hại trong các vụ án xâm hại tình dục trẻ em mà ông từng được tiếp xúc31. Thật vậy, với tâm lý và lối sống bất cần, buông thả, không tôn trọng gia đình và ngay chính cả bản thân của mình, các em luôn tìm cách sống xa gia đình, tụ tập bạn bè ăn chơi, trốn tránh cha mẹ và thường xuyên bỏ nhà đi bụi. Do đó, các em chính là đối tượng dễ dàng bị kẻ xấu lợi dụng mà không cần phải tốn nhiều công sức và tiền bạc lôi kéo, dụ dỗ để thực hiện được hành vi xâm hại tình dục của mình.

Một vấn đề khác, theo người viết đánh giá đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nạn xâm hại tình dục trẻ em, xuất phát từ ý thức của bản thân trẻ bị hại. Đó chính là về phong cách trang phục của các em. Mặc dù với lứa tuổi năng động, tự tin, các em thường có tâm lý thích làm mới bản thân qua những phong cách thời trang khác nhau và phải luôn theo xu hướng thời trang mới nhất. Nhưng trái lại với việc làm đẹp bản thân, một số em đã và đang làm xấu mình trong mắt mọi người bởi lối ăn mặc quá lố và theo hướng không kín đáo, khêu gợi. Đồng ý là các em có quyền tự do ăn mặc, nhưng đối với lứa tuổi của các em, lứa tuổi vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường, thì phải ăn mặc làm sao cho phù hợp với bản thân, phù hợp với nơi mà hàng ngày các em vẫn phải đến và về đúng giờ là quan trọng nhất.

Hơn nữa, việc trẻ ăn mặc không kín đáo, gọn gàng không những không được gia đình và xã hội chấp nhận mà nguy hiểm hơn sẽ kích thích sự ham muốn tình dục của những kẻ có ý đồ xấu, có thể dẫn đến việc các em dễ dàng bị xâm hại một cách nhẫn tâm và tàn bạo. Thật vậy, dục vọng của một người bình thường không phải lúc nào cũng bộc phát mạnh mẽ, nếu không có những nguyên tố tác động bên ngoài, chẳng hạn việc nhìn thấy các em ăn mặc hở hang, khêu gợi, kích thích trí tò mò thì chắc hẳn tâm lý tình dục khó có thể bộc phát và dẫn đến ý thức xâm hại chỉ để thỏa mãn dục vọng thấp hèn đó.

Đằng sau lối sống phóng túng, buông thả cùng với những phong cách thời trang không đàng hoàng, kín đáo của các em, luôn để lại những hệ lụy khó lường, và thường ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý phát triển bình thường của trẻ. Chính vì thế, trách nhiệm của gia đình, xã hội là vô cùng lớn trong việc giáo dục và dạy dỗ con cái về nhân cách và ý thức về cuộc sống… Gia đình phải hết sức quan tâm, định hướng cho con trẻ có một lối sống đúng đắn, chân thật từ đó giúp trẻ có thể đứng

31

vững trước những cạm bẫy của cuộc đời nói chung và về vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em nói riêng.

2.2.3 Nhóm nguyên nhân xuất phát từ nhà trường và gia đình

Bên cạnh những nguyên nhân xuất phát từ tâm lý, ý thức của người phạm tội cũng như của nạn nhân thì không thể phủ nhận những nguyên nhân xuất phát từ vài trò của nhà trường và gia đình. Gia đình và nhà trường đóng vai trò rất lớn trong việc tu dưỡng, rèn luyện nhân cách của con người. Chính vì thế, việc lơ là dạy bảo con cái, thiếu sự quan tâm châm sóc từ phía gia đình hay do phương pháp giáo dục còn nhiều thiếu sót, không phù hợp từ phía nhà trường đã phần nào gián tiếp tác động vào tình hình chung của vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em, để lại những hệ lụy khó lường và những hậu quả đáng tiếc.

2.2.3.1 Sự thiếu quan tâm, chăm sóc và dạy bảo con cái từ gia đình

Nền kinh tế càng phát triển thì việc cha mẹ mải mê kiếm tiền, không chú tâm giáo dục con cái, ít thời gian quan tâm, chăm sóc và tâm sự cùng con trẻ, xem việc giáo dục con cái là trách nhiệm của nhà trường hầu như không tránh khỏi. Tâm lý chung của các bậc làm cha mẹ khi gởi trẻ đến trường là “trăm sự nhờ thầy”, do đó suốt một quá trình học tập của các em, cha mẹ khoán trắng cho nhà trường. Có trường hợp cha mẹ bận đi làm cả ngày, nhất là sau một ngày làm việc cực nhọc trong công sở, tiếp đến những công việc trong nhà khó có thời gian để chia sẻ nói chuyện với trẻ về những vấn đề học tập, bạn bè hay những khó khăn ở trường mà các em gặp phải. Vì thế, cha mẹ cũng khó phát hiện ra những dấu hiệu gây tổn thương cho trẻ về tình thần và thể chất. Cha mẹ thường gửi trẻ cho các cơ sở giữ trẻ, hoặc cho trẻ ở bán trú trong trường, nên trẻ thiếu tình thương yêu và chăm sóc của gia đình, đặc biệt là người mẹ. Do đó, cha mẹ thường cảm thấy có lỗi vì thiếu sự chăm sóc cho con trẻ nên cố gắng xoa diu trẻ bằng cách thỏa mãn tất cả những gì mà trẻ đòi hỏi, mà không suy nghĩ đến tốt xấu. Hành động như vậy sẽ làm hư đứa trẻ, tạo cho trẻ một thói quen không tốt khi va chạm với cuộc sống bên ngoài.

Trường hợp khác, trẻ chưa đủ tuổi đến trường, hoặc cha mẹ không có đủ khả năng kinh tế để đưa trẻ đi học. Đối với những trường hợp này, cha mẹ thường để trẻ ở nhà với những người lớn tuổi (như ông bà của trẻ) hoặc để trẻ một mình và nhờ hàng xóm để ý dùm. Lợi dụng sự non nót trong suy nghĩ của trẻ và sự thiếu vắng quan tâm chăm sóc từ gia đình, nhiều kẻ bệnh hoạn đã dùng những mánh khóe để dụ

dỗ trẻ thực hiện những hành vi đồi bại nhằm thỏa mãn dục vọng của mình. Hành vi này thường diễn ra trong một thời gian dài cho đến khi cha mẹ “vô tình” phát hiện ra những biểu hiện không bình thường của trẻ. Có thể thấy, trách nhiệm của cha mẹ trong những trường hợp này là hết sức quan trọng. Không chỉ đơn giản là việc gởi gắm và giao khoán trẻ cho một người nào đó mà mình có thể tin tưởng, mà hơn hết là sự quan tâm, ân cần đến cuộc sống của trẻ, để trẻ có thể phát triển một cách bình thường về tâm sinh lý.

Trái lại, nhiều gia đình có điều kiện gần gũi với con trẻ, nhưng lại thiếu sự

Một phần của tài liệu xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)