Thức của những bậc làm cha mẹ trong cách tiếp cận vấn đề

Một phần của tài liệu xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay (Trang 58)

* Thỏa hiệp với người phạm tội

Không ít vụ xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện và đưa ra ánh sáng, chỉ vì người phạm tội không thực hiện đúng như thỏa hiệp giữa hai bên- người phạm tội và gia đình của trẻ bị xâm hại. Nhiều gia đình nạn nhân thay vì tố cáo với Cơ quan Công an thì lại chấp nhận để cho thủ phạm xóa tội bằng cách bồi thường tiền. Cách xử lý này đã khiến cho nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em bị ém nhẹm và trong những trường hợp như vậy gia đình nạn nhân không lường hết được hậu quả nguy hại của sự thỏa hiệp đó. Tội phạm khi bị phát hiện phải được nghiêm trị theo đúng các quy định của pháp luật thì mới đảm bảo tính giáo dục riêng cho chính người phạm

tội và tính phòng ngừa chung cho toàn xã hội. Còn khi nó được ém nhẹm bởi chính sự thỏa hiệp của thân nhân người bị hại thì trái lại, nó còn sẽ có nguy cơ tái phạm và phát triển.

Báo chí đã từng thông tin về một vụ việc ở miền Tây, một bé gái chưa đầy 4 tuổi bị tên hàng xóm hiếp dâm nhưng thay vì lên tiếng tố cáo để Cơ quan Công an điều tra xử lý thì cha mẹ cháu lại đồng ý để cho gia đình tên này mua sự im lặng của họ với giá...1 triệu đồng. Hay một vụ việc khác cũng đã được báo chí thông tin ở một huyện thuộc miền Nam. Cháu bé 11 tuổi bị một kẻ cùng xóm xâm hại tình dục, ảnh hưởng sức khỏe tới mức phải đi cấp cứu. Nhưng khi gia đình thủ phạm đến thương lượng được bồi thường bằng một căn nhà thì cha mẹ cháu bé đã đồng ý nhận nhà để không tố cáo với công an. Thế nhưng vài tuần sau, gia đình thủ phạm lại lật kèo, không chịu giao nhà với lý do đó là nơi thờ cúng của gia đình không chuyển nhượng được. Thay vào đó, gia đình thủ phạm làm giấy hứa sẽ nuôi cháu bé nạn nhân đến năm 18 tuổi bằng cách mỗi tháng chu cấp 1,5 triệu đồng. Dù thế, lần này gia đình cháu bé nạn nhân cũng lại vẫn đồng ý. Chỉ đến khi tiền chu cấp chờ mãi chả thấy đâu thì gia đình cháu bé mới lên tiếng và vụ việc mới vỡ lở34.

Riêng tại thành phố Cần Thơ, đối với vụ án “Hiếp dâm trẻ em” do bị cáo Trần Tấn Khương thực hiện, tuy gia đình đã làm đơn kiện và chính quyền địa phương đã vào cuộc. Nhưng việc gia đình nạn nhân thương lượng đồng ý số tiền bồi thường từ bị cáo là 35 triệu đồng để rút đơn bãi nại nhằm xóa tội cho bị cáo, cũng cho thấy việc gia đình muốn ém nhẹm chuyện này mà không cần nhờ đến pháp luật để bảo vệ cho con của mình trước nạn xâm hại tình dục trẻ em. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam không cho phép như vậy và vụ việc vẫn được đưa ra xét xử với mức án 15 năm tù dành cho bị cáo.35

Đằng sau mỗi vụ xâm hại, ngoài những hậu quả, những tổn thương nặng nề về thể chất và tâm lý mà các em phải gánh chịu, còn là cả một cuộc đời, một tương lai phía trước với những khó khăn, những thử thách trước sức ép của dư luận. Chính vì lẽ đó, khi tội phạm hoặc chưa bị nghiêm trị thích đáng bởi cơ quan bảo vệ pháp luật hoặc bị ém nhẹm bởi những thỏa hiệp thiếu hiểu biết của chính gia đình nạn nhân là khi ấy cuộc đời và tương lai của những em bé vô tội chưa được bảo vệ, các em sẽ phải sống trong sự sợ hãi và hoang mang kéo dài. Mặt khác cũng có thể tác

34

http://www.cand.com.vn/vi-VN/phapluat/2009/11/122736.cand

động tiêu cực đến tâm lý, ý thức của trẻ, khi thấy gia đình không quyết liệt trong việc bảo vệ mình mà còn thỏa hiệp với chính kẻ đã gây ra nổi đau về thể xác và tâm hồn của mình. Làm cho trẻ có thể không còn tin tưởng vào bất kỳ ai và có thể dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc như: sống buông thả, “bất cần đời”, tự cho mình là người không đàng hoàng…Ngoài ra, việc thỏa hiệp với người phạm tội, còn tác động trực tiếp đến tâm lý người phạm tội. Với tâm lý “cứ thỏa hiệp bồi thường” là sẽ hết tội, sẽ dẫn đến tình hình tội phạm về xâm hại tình dục trẻ em ngày càng tăng và lan rộng, những lần xâm hại sau sẽ “bạo” và ngang nhiên hơn những lần lén lút trước. Cứ như thế, các vụ xâm hại tình dục trẻ em sẽ rơi vào một vòng quy luật lẩn quẩn và chìm trong bong tối: xâm hại-thỏa hiệp-bồi thường thỏa đáng-ém nhẹm vụ việc-xâm hại.

* Đồng tình với người phạm tội

Hầu hết những vụ xâm hại tình dục trẻ em bị ẩn đi, do nguyên nhân gia đình đồng tình với người phạm tội, đều xuất phát từ tình cảm trai gái giữa nạn nhân và người phạm tội. Đồng tình với người phạm tội ở đây không phải là việc gia đình đồng tình cho người phạm tội có quyền xâm hại đến sự an toàn về tình dục của con em mình, mà là khi sự việc đã xảy ra, với tâm lý “chuyện đã rồi” huống hồ “hai đứa nó yêu nhau” “xuất phát từ tình yêu chân thật”. Cho nên, với những trường hợp như vậy, gia đình thường miễn cưỡng chấp nhận và tác hợp cho nạn nhận-người phạm tội chung sống với nhau như vợ chồng.

Từ nhận thức thiếu hiểu biết của gia đình, đến ý thức chung của nạn nhân và người phạm tội, làm tác động trực tiếp đến tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em bị ẩn đi. Không ít các vụ việc chỉ được phơi bày ra ánh sáng khi xuất hiện những

điều kiện khách quan, không như mong muốn ban đầu của gia đình. Đơn cử như vụ

“hiếp dâm trẻ em” do bị cáo Bình thực hiện, trên địa bàn Thành phố Cần thơ đã được đưa ra xét xử vào trung tuần tháng 4 năm 2011. Vào khoảng tháng 07/2008 Lý Trí Bình và Lê Hồng Đào quen biết và phát sinh tình cảm yêu thương nhau, nên Bình nhiều lần đến rủ Đào đi chơi và chở đến thuê phòng tại nhà trọ để quan hệ sinh lý với Đào. Đến tháng 01/2010 Đào phát hiện mình có thai nên báo cho Bình biết, và Bình đã dọn về nhà Đào chung sống với nhau như vợ chồng. Đến ngày 09/09/2010 Đào sinh con, trong thời gian này Bình không lo chăm sóc cho Đào mà con thường xuyên cờ bạc gây nợ. Vì thế đến ngày 16/11/2010 bà Nguyễn Thị Út, mẹ ruột của Đào làm đơn tố giác hành vi phạm tội của Bình đến cơ quan chức năng.

Đến lúc này, thì vụ việc mới được phát hiện và đưa ra giải quyết36. Từ vụ việc trên có thể thấy, nếu Bình vẫn chăm lo, săn sóc cho mẹ con Đào, thì biết đến bao giờ, chính quyền địa phường và các cơ quan chức năng mới biết được vụ việc và đưa ra điều tra xét xử?

Mặc dù xuất phát từ tâm lý tốt, mong muốn con cái được hạnh phúc với tình yêu đã lựa chọn. Tuy nhiên việc gia đình nạn nhân đồng tình như vậy, gián tiếp làm tình hình xâm hại tình dục ẩn đi, gây ra những hệ lụy khó lường, hơn nữa, một khi sự việc bại lộ, sẽ để lại những ảnh hưởng không tốt đối với nạn nhân và cả người phạm tội. Chính vì thế, gia đình cần phải sáng suốt nhìn nhận sự việc một cách khách quan và toàn diện. Tránh để tâm lý chủ quan và sự thiếu hiểu biết về pháp luật, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của con em mình và để lại những hậu quả đáng tiếc.

2.3.2 Tâm lý e dè khi đề cập đến những vấn đề tình dục của người dân Việt Nam

Văn hóa Việt Nam vẫn còn e dè khi nhắc đến những cụm từ liên quan đến “tình dục” hay “xâm hại tình dục” nên việc dạy con trẻ cách thức phòng chống xâm hại tình dục vẫn chưa được chú trọng hoặc còn lúng túng trong các gia đình Việt. Một nét văn hóa nữa liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em đó là sự tổn hại đến “danh dự gia đình”. Khi trẻ bị xâm hại tình dục, nhiều gia đình đã phải làm ngơ vì lo ngại dư luận ảnh hưởng đến danh dự của gia đình. Đây là một hạn chế khiến cho các cơ quan chức năng khó khăn trong việc thu thập số liệu, bỏ sót tội phạm hay công tác điều tra của cơ quan đại diện pháp luật.

Thật vậy, các vấn đề truyền thông nâng cao và giáo dục nhận thức của người dân về vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em vẫn còn nhiều hạn chế và thường né tránh khi nhắc đến điều đó. Vì thế, khi sự việc xảy ra đa phần các bậc làm cha mẹ thường tự tìm cách giải quyết, và không muốn làm lớn chuyện, tránh ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của gia đình. Với những trường hợp, kẻ phạm tội có quan hệ láng giềng, họ hàng với người bị hại. Gia đình nạn nhân ngại tố cáo và thường ém nhẹm mọi chuyện do tâm lý xấu hổ, sợ ảnh hưởng đến thanh danh gia đình, tương lai, hạnh phúc của con.

Theo TS tâm lý Nguyễn Minh Thảo - ĐHQG Hà Nội cũng cho biết: Tâm lý của người Á Đông thường kín đáo, không muốn nhiều người biết chuyện đời tư nên các vụ xâm hại tình dục trẻ em ít bị gia đình tố cáo37. Họ sợ ảnh hưởng đến tương lai của con gái mình khi tất cả mọi người đều biết. Không ít các vụ việc xâm hại đau lòng đã xảy ra, gia đình và nạn nhân thường tìm cách bỏ đi nơi khác, để tránh bị người khác đàm tếu, và để cho nạn nhân được có thể bắt đầu cuộc sống lại từ đâu ở một nơi xa lạ, không ai biết về quá khứ ô nhục của mình. Điều này đã dẫn đến hậu quả là nhiều kẻ phạm tội thoát khỏi sự trừng trị và vẫn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Mặt khác, trong một số trường hợp, khi bị xâm hại, với tâm lý sợ hãi, lo âu cùng với nỗi xấu hổ và mặc cảm tội lỗi nên nạn nhân không báo cho gia đình hoặc tố cáo ngay với các cơ quan chức năng. Sau khoảng thời gian dài, nạn nhân mới dần trở lại trạng thái tĩnh tâm và làm đơn tố cáo. Chính vì thế, đối với những vụ án như thế này, chứng cứ là hết sức quan trọng để làm căn cứ giải quyết vụ án theo pháp luật và truy tố đối tượng nhưng với khoảng thời gian quá lâu, việc điều tra cũng như thu thập chứng cứ để xứ lý theo đúng pháp luật là rất khó khăn và phức tạp, nhiều gia đình nạn nhân không đưa ra được chứng cứ quan trọng cần thiết và đã khiến cho tội phạm không bị trừng phạt trước pháp luật.

Quan niệm “tốt đẹp phơi ra, xấu xa đậy lại” hay không “vạch áo cho người xem lưng” từ xưa cho đến nay đã ăn sâu vào tâm lý của nhiều gia đình, ở nhiều vùng quê có trẻ bị xâm hại tình dục đã gián tiếp cản trở việc nắm bắt thông tin, xử lý tội phạm của các ngành chức năng, đồng thời vô tình tiếp tay, tạo điều kiện, tạo cơ hội cho kẻ xấu thực hiện hành vi đồi bại, trái pháp luật.

2.3.3 Nguyên nhân xuất phát từ tâm lý lo sợ bị trả thù từ người thực hiện tội phạm của nạn nhân và nhân chứng tội phạm của nạn nhân và nhân chứng

Trong thực tiễn hiện nay, không ít các vụ án hình sự nói chung và các vụ xâm hại tình dục trẻ em nói riêng bị ẩn đi, một phần nguyên nhân xuất phát từ sự che giấu tội phạm của những người nắm được thông tin, tình tiết của vụ án; mà cụ thể ở đây là những người bị hại, người làm chứng và cả người tố giác. Với tâm lý lo sợ bị trả thù cùng với những hành vi đe dọa, trấn áp về mặt tinh thần lẫn thể chất từ phía người phạm tội; càng làm cho những người con người đóng vai trò đặc biệt và quan trọng trong các vụ án này thêm phần hoang mang và thường không dám đứng ra tố

37http://tuyentruyen.dongthap.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=486:bao-ng-nn- xam-hi-tinh-dc-tr-em-&catid=62:pcmd-ban-can-biet&Itemid=88

cáo người phạm tội với các cơ quan chức năng, để từ đó có thể đưa vụ việc ra ánh sáng.

Từ khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực cho đến nay, những quy định về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong vụ án hình sự không những chưa được hướng dẫn chi tiết, mà trên thực tế vẫn chưa được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, mặc dù trong thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự đã xuất hiện rất nhiều tình huống cần phải áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại và người thân thích của họ.

Mặc dù các cơ quan tiến hành tố tụng đều biết mình có trách nhiệm phải bảo vệ những người này khỏi sự đe doạ hoặc xâm hại từ phía người phạm tội hoặc thân nhân của họ, nhưng do chưa có những quy định cụ thể về trách nhiệm, thủ tục, biện pháp và cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ cho công tác này, nên còn lúng túng trong việc quyết định và triển khai các biện pháp bảo vệ. Vì vậy, trong quá trình điều tra, nếu cơ quan điều tra tự xét thấy người tố giác, người làm chứng, người bị hại thực tế bị đe dọa thì tùy theo khả năng của mình mà áp dụng một số biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn như tiến hành tổ chức bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại; truy tìm kẻ đe dọa. Một số ít trường hợp xét thấy nguy cơ thực tế xâm hại có thể xảy ra đối với nhân chứng, thì Toà án không cho mời nhân chứng tham gia phiên toà, và khi công bố lời khai, Toà án không nêu tên, họ của nhân chứng mà chỉ nêu nội dung lời khai, các tình tiết của vụ án, ngày giờ cơ quan điều tra lấy lời khai, số bút lục trong hồ sơ… nhằm bảo vệ nhân chứng khỏi sự trả thù của người phạm tội hoặc thân nhân của họ.

Về phía người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như thân thích của họ, đa số hiểu biết pháp luật còn hạn chế, không biết mình có quyền được yêu cầu bảo vệ và cũng do không thật tin tưởng cơ quan tố tụng có khả năng bảo vệ được mình, gia đình mình, nên thường thoái thác nghĩa vụ pháp lý, thoái thác hợp tác, hoặc tìm cách tự bảo vệ mình.38

Có thể thấy, không những thực hiện hành vi phạm tội gây ra những tổn thương cho nạn nhân, người phạm tội còn sẵn sàng và ngang nhiên thực hiện những hành vi đe dọa, trấn áp người tố giác, người làm chứng, người bị hại chỉ nhằm một mục đích là che giấu cho hành vi phạm tội của mình đã gây ra. Chính vì thế, việc

38

http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/32815-DTL-2011-01-Hoan-thien-co-so-phap-ly-ve-bao-ve- nguoi-to-giac-nguoi-lam-chung-nguoi-bi-hai-trong-vu-an-hinh-su

các cơ quan chức năng sớm có những biện pháp để khắc phục nguyên nhân trên, nhằm đảm bảo một cuộc sống an toàn và tạo tâm lý tin tưởng vào luật pháp cho những người có ý thức tố giác tội phạm, đồng thời còn làm giảm đi được tình trạng tội phạm ẩn về tội phạm hình sự nói chung và xâm hại tình dục trẻ em nói riêng.

Dưới đây là một vài hình thức phổ biến, biểu hiện thủ đoạn mua chuộc, đe đoạ, khống chế, trả thù người tố giác, người làm chứng, người bị hại của những kẻ

Một phần của tài liệu xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)