Thức trách nhiệm đối với bản thân

Một phần của tài liệu xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay (Trang 50)

Từ trước đến nay, dư luận xã hội luôn bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ đối với các trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục và phẫn nộ trước hành vi thú tính của kẻ thủ ác. Thế nhưng, qua vài vụ việc xảy ra trong thời gian gần đây, nguyên nhân của những vụ án hiếp dâm có phần lỗi bắt đầu từ lối sống buông thả, nhận thức lệch lạc của nạn nhân.

Cuộc sống ngày càng phát triển, đất nước ta dần hội nhập với thế giới, dần tiếp xúc với nhiều nền văn hóa của các nước phương Tây qua các phương tiện truyền thông hiện đại. Trẻ em với tâm lý tò mò và thích khám phá của mình, dễ dàng tiếp cận và học theo rất nhanh các yếu tố văn hóa, lối sống đến từ các nền văn hóa Tây phương này. Tuy nhiên, với sự nhận thức còn non nớt, các em khó có thể phân biệt được đâu là tốt xấu cùng với tâm lý học đòi và bị bạn bè rủ rê lôi kéo đã khiến cho các em hình thành nên tư tưởng sống gấp, sống lệch lạc rồi sa chân vào lối sống buông thả ngày càng nhiều, gây nên bao hệ lụy đau lòng cho gia đình và xã hội. Với lối sống bất cần, buông thả, rất nhiều chàng trai, cô gái lứa lứa tuổi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường đã và đang hằng ngày đánh mất mình vào những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng, bỏ học sớm, quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng thuốc kích thích ngày một phổ biến và nghiêm trọng.

Đặc biệt đối với các em nữ, “mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng các em lại rất phóng túng, dễ dãi trong các mối quan hệ, đặc biệt là đối với bạn khác giới” Thiếu tá Nguyễn Văn Thường, Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về TTXH, Công an huyện Cai Lậy đã bày tỏ sự ngạc nhiên như vậy trước lối sống và nhận thức của những bị

hại trong các vụ án xâm hại tình dục trẻ em mà ông từng được tiếp xúc31. Thật vậy, với tâm lý và lối sống bất cần, buông thả, không tôn trọng gia đình và ngay chính cả bản thân của mình, các em luôn tìm cách sống xa gia đình, tụ tập bạn bè ăn chơi, trốn tránh cha mẹ và thường xuyên bỏ nhà đi bụi. Do đó, các em chính là đối tượng dễ dàng bị kẻ xấu lợi dụng mà không cần phải tốn nhiều công sức và tiền bạc lôi kéo, dụ dỗ để thực hiện được hành vi xâm hại tình dục của mình.

Một vấn đề khác, theo người viết đánh giá đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nạn xâm hại tình dục trẻ em, xuất phát từ ý thức của bản thân trẻ bị hại. Đó chính là về phong cách trang phục của các em. Mặc dù với lứa tuổi năng động, tự tin, các em thường có tâm lý thích làm mới bản thân qua những phong cách thời trang khác nhau và phải luôn theo xu hướng thời trang mới nhất. Nhưng trái lại với việc làm đẹp bản thân, một số em đã và đang làm xấu mình trong mắt mọi người bởi lối ăn mặc quá lố và theo hướng không kín đáo, khêu gợi. Đồng ý là các em có quyền tự do ăn mặc, nhưng đối với lứa tuổi của các em, lứa tuổi vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường, thì phải ăn mặc làm sao cho phù hợp với bản thân, phù hợp với nơi mà hàng ngày các em vẫn phải đến và về đúng giờ là quan trọng nhất.

Hơn nữa, việc trẻ ăn mặc không kín đáo, gọn gàng không những không được gia đình và xã hội chấp nhận mà nguy hiểm hơn sẽ kích thích sự ham muốn tình dục của những kẻ có ý đồ xấu, có thể dẫn đến việc các em dễ dàng bị xâm hại một cách nhẫn tâm và tàn bạo. Thật vậy, dục vọng của một người bình thường không phải lúc nào cũng bộc phát mạnh mẽ, nếu không có những nguyên tố tác động bên ngoài, chẳng hạn việc nhìn thấy các em ăn mặc hở hang, khêu gợi, kích thích trí tò mò thì chắc hẳn tâm lý tình dục khó có thể bộc phát và dẫn đến ý thức xâm hại chỉ để thỏa mãn dục vọng thấp hèn đó.

Đằng sau lối sống phóng túng, buông thả cùng với những phong cách thời trang không đàng hoàng, kín đáo của các em, luôn để lại những hệ lụy khó lường, và thường ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý phát triển bình thường của trẻ. Chính vì thế, trách nhiệm của gia đình, xã hội là vô cùng lớn trong việc giáo dục và dạy dỗ con cái về nhân cách và ý thức về cuộc sống… Gia đình phải hết sức quan tâm, định hướng cho con trẻ có một lối sống đúng đắn, chân thật từ đó giúp trẻ có thể đứng

31

vững trước những cạm bẫy của cuộc đời nói chung và về vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em nói riêng.

2.2.3 Nhóm nguyên nhân xuất phát từ nhà trường và gia đình

Bên cạnh những nguyên nhân xuất phát từ tâm lý, ý thức của người phạm tội cũng như của nạn nhân thì không thể phủ nhận những nguyên nhân xuất phát từ vài trò của nhà trường và gia đình. Gia đình và nhà trường đóng vai trò rất lớn trong việc tu dưỡng, rèn luyện nhân cách của con người. Chính vì thế, việc lơ là dạy bảo con cái, thiếu sự quan tâm châm sóc từ phía gia đình hay do phương pháp giáo dục còn nhiều thiếu sót, không phù hợp từ phía nhà trường đã phần nào gián tiếp tác động vào tình hình chung của vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em, để lại những hệ lụy khó lường và những hậu quả đáng tiếc.

2.2.3.1 Sự thiếu quan tâm, chăm sóc và dạy bảo con cái từ gia đình

Nền kinh tế càng phát triển thì việc cha mẹ mải mê kiếm tiền, không chú tâm giáo dục con cái, ít thời gian quan tâm, chăm sóc và tâm sự cùng con trẻ, xem việc giáo dục con cái là trách nhiệm của nhà trường hầu như không tránh khỏi. Tâm lý chung của các bậc làm cha mẹ khi gởi trẻ đến trường là “trăm sự nhờ thầy”, do đó suốt một quá trình học tập của các em, cha mẹ khoán trắng cho nhà trường. Có trường hợp cha mẹ bận đi làm cả ngày, nhất là sau một ngày làm việc cực nhọc trong công sở, tiếp đến những công việc trong nhà khó có thời gian để chia sẻ nói chuyện với trẻ về những vấn đề học tập, bạn bè hay những khó khăn ở trường mà các em gặp phải. Vì thế, cha mẹ cũng khó phát hiện ra những dấu hiệu gây tổn thương cho trẻ về tình thần và thể chất. Cha mẹ thường gửi trẻ cho các cơ sở giữ trẻ, hoặc cho trẻ ở bán trú trong trường, nên trẻ thiếu tình thương yêu và chăm sóc của gia đình, đặc biệt là người mẹ. Do đó, cha mẹ thường cảm thấy có lỗi vì thiếu sự chăm sóc cho con trẻ nên cố gắng xoa diu trẻ bằng cách thỏa mãn tất cả những gì mà trẻ đòi hỏi, mà không suy nghĩ đến tốt xấu. Hành động như vậy sẽ làm hư đứa trẻ, tạo cho trẻ một thói quen không tốt khi va chạm với cuộc sống bên ngoài.

Trường hợp khác, trẻ chưa đủ tuổi đến trường, hoặc cha mẹ không có đủ khả năng kinh tế để đưa trẻ đi học. Đối với những trường hợp này, cha mẹ thường để trẻ ở nhà với những người lớn tuổi (như ông bà của trẻ) hoặc để trẻ một mình và nhờ hàng xóm để ý dùm. Lợi dụng sự non nót trong suy nghĩ của trẻ và sự thiếu vắng quan tâm chăm sóc từ gia đình, nhiều kẻ bệnh hoạn đã dùng những mánh khóe để dụ

dỗ trẻ thực hiện những hành vi đồi bại nhằm thỏa mãn dục vọng của mình. Hành vi này thường diễn ra trong một thời gian dài cho đến khi cha mẹ “vô tình” phát hiện ra những biểu hiện không bình thường của trẻ. Có thể thấy, trách nhiệm của cha mẹ trong những trường hợp này là hết sức quan trọng. Không chỉ đơn giản là việc gởi gắm và giao khoán trẻ cho một người nào đó mà mình có thể tin tưởng, mà hơn hết là sự quan tâm, ân cần đến cuộc sống của trẻ, để trẻ có thể phát triển một cách bình thường về tâm sinh lý.

Trái lại, nhiều gia đình có điều kiện gần gũi với con trẻ, nhưng lại thiếu sự quan tâm chăm sóc, đối xử lạnh nhạt, không chịu lắng nghe những giãy bày tâm sự của trẻ. Trẻ có rất nhiều điều chưa biết, luôn muốn được tìm hiểu, muốn nhận được những lời giải đáp thắc mắc từ cha mẹ, đặc biệt là trong vấn đề giới tính và sức khỏe tình dục. Tuy nhiên, đáp lại những lời khẩn cầu tha thiết của trẻ em, là sự thờ ơ và trốn tránh của bậc làm cha mẹ, đôi khi chỉ trả lời vài câu cho qua chuyện, hoặc ủy thác trách nhiệm như : “hỏi cha (hoặc mẹ) đi”, hay nghiêm khắc hơn là la mắng trẻ để trẻ sợ và không “làm khó” mình nữa như “con nít thì biết gì mà hỏi”… Làm cho trẻ thêm thất vọng và hụt hẫng khi nghe những câu trả lời như thế, vì ngoài cha mẹ trẻ không biết tìm ai để tâm sự về những vấn đề được cho là tế nhị đó. Âu cũng là do nền văn hóa lâu đời đã ăn sâu vào tâm trí của người dân Việt Nam, những vấn đề được nước ngoài khuyến khích dạy bảo cho con trẻ để bảo vệ sức khỏe tình dục, thì trong các gia đình tại Việt Nam, việc bàn luận về giới tính và sức khỏe tình dục thường được xem là “hư sớm” là “ngỗ nghịch” là “con nít quỷ”… Chính vì thế, trẻ thường phải tự mình tìm hiểu trong khối kiến thức khổng lồ đó, đa phần các em đều không tìm ra được cách giải quyết hoặc giải quyết theo lối mòn và kèm theo những hậu quả đáng tiếc.

Gia đình, cha mẹ không quan tâm đến tình cảm, tâm lý của trẻ như thế nào, không nghĩ đến trẻ cần gì từ cha mẹ. Mà họ cứ nghĩ là sẽ cố gắng làm được thật nhiều tiền để cho trẻ có được cuộc sống vật chất đầy đủ không thua kém ai vậy là đủ.Với mục đích là muốn con mình đầy đủ điều kiện học tập và có thể liên lạc với mình khi có chuyện cần thiết. Cha mẹ đã không tiếc tiền và đầu tư cho trẻ rất đầy đủ từ chiếc điện thoại di động cho đến dàn máy vi tính có kết nối sẵn Internet. Thế nhưng, việc theo dõi và quan tâm xem trẻ có sử dụng đúng mục đích như mình mong muốn không, thì phần đồng các bậc làm cha làm mẹ không thể quản lý được. Chính vì thế, việc con trẻ sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại đó để truy

cập vào những trang web có nội dung không lành mạnh là điều khó tránh khỏi. Với tâm lý tò mò và hay khám phá, trẻ rất dễ học hỏi, muốn thực hành theo những điều mình đã nghe và nhìn thấy hàng ngày mà không biết sẽ phải gánh chịu những hậu quả như thế nào.

Trẻ em đang ở lứa tuổi mới lớn, nên điều quan trọng đối với các em là cần có một chỗ để dựa dẫm và chỉ bảo, cần được cha mẹ gần gũi, nói chuyện trao đổi thông tin và thể hiện tình cảm yêu thương dành cho các em trong cuộc sống để trẻ phát triển bình thường về tâm sinh lý. Tuy nhiên nhiều gia đình thiếu sự giao tiếp đầm ấm, cởi mở…dẫn đến trẻ cảm thấy bị bỏ rơi, thiếu thốn tình cảm. Trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận những mối quan hệ khác ngoài xã hội, tốt và ân cần với trẻ hơn gia đình mà không lường trước được những nguy cơ tiềm ẩn. Trái ngược với sự thờ ơ là sự quan tâm quá mức từ những bậc làm cha mẹ, với tâm lý sợ con mình hư hỏng, cha mẹ thường đưa ra những hành vi cấm đoán kiềm chế các em bằng nhiều hình thức kỷ luật hà khắc, tách biệt trẻ với môi trường bên ngoài không cho trẻ chơi với bạn bè. Sự kèm cặp chặt chẽ với hình thức đi đâu, làm gì cũng có người lớn giám sát. Vô hình chung đã đẩy các em tách biệt với xã hội, dẫn đến tâm lý thụ động, chán nản luôn có xu hướng phá vỡ sự ràng buộc của gia đình. Không ít trường hợp các em ngoan ngoãn trước mặt cha mẹ, chỉ để thỏa mãn hình thức mà cha mẹ mong muốn ở các em, còn thực chất bản thân các em thì không phải như vậy.

Nhìn nhận một cách khách quan từ các vụ án xâm hại tình dục trẻ em, gia đình cũng có một phần lỗi trong đó. Xuất phát từ thái độ sống của cha mẹ dành cho con trẻ, ít có sự quan tâm, kèm theo đó là việc không chú tâm đến những biểu hiện không bình thường của con cái. Nhiều vụ việc diễn ra trong một thời gian dài gia đình cũng không hay biết, chỉ đến khi con gái mang thai gần đến ngày sinh, cha mẹ mới tá hỏa mang con đến cơ sở y tế thì đã quá muộn. Vì vậy cách tốt nhất là cha mẹ cần thường xuyên để mắt, quan tâm, chia sẻ với con em mình để nhận thấy những thay đổi tâm sinh lý cần thiết. Và ở một chừng mực nào đó, cha mẹ cũng cần phải dạy con cái biết cách phòng vệ trước những đối tượng có ý định thực hiện hành vi đồi bại. Bởi khả năng nhận thức và tự bảo vệ của trẻ em còn nhiều hạn chế nên các em chính là đối tượng có nguy cơ bị lạm dụng, xâm hại tình dục cao nhất

2.2.3.2 Phương pháp giáo dục còn nhiều thiếu sót và không phù hợp từ phía nhà trường

Giáo dục và đào tạo cả nước đang trên đường đổi mới và phát triển từng ngày, chất lượng đào tạo toàn diện ngày càng được nâng cao. Yêu cầu dạy “người” thông qua dạy “chữ” được quan tâm, thực hiện hiệu quả ở hầu hết các cấp học. Tuy vậy, thực tế khối lượng kiến thức học tập được quy định quá lớn nên hầu như việc chăm lo làm sao để dạy kịp chương trình học chính khóa đã gần như chiếm hết cả thời gian của nhà trường cũng như của giáo viên, mà quên đi một nhiệm vụ quan trọng là phải dạy đạo đức và các kỹ năng sống, cũng như là giáo dục về sức khỏe sinh sản và tâm lý tình dục học đường cho các em, để ngoài những kiến thức phổ thông, các em còn có thể tự trang bị cho mình được những kỹ năng sống phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của xã hội. Làm hành trang vững chắc giúp các em bước vào đời và tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra chỉ vì thiếu hiểu biết.

Hiện nay, chương trình giảng dạy và sách giáo khoa được cải cách chưa phù hợp với sự phát triển tâm lý của từng lứa tuổi, đặc biệt nội dung bài và dung lượng kiến thức quá lớn đối với lứa tuổi học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở. Vì thế, thầy cô chỉ tập trung vào dạy những môn chính, những môn phụ thì dạy phớt lờ. Trong đó, phải kể đến môn giáo dục công dân (GDCD) (cấp tiểu học thì gọi là môn đạo đức); cũng được giáo viên và học sinh xem là môn phụ và không được đánh giá cao và đầu tư xứng đáng, thầy cô không nhiệt tình dạy, không tạo ra môi trường để lôi cuốn các em theo đuổi và học tập. Nhiều em cứ đến tiết học thì chán nản, buồn ngủ, có những em thì trốn tiết, làm hạn chế hiệu quả giờ dạy, tiết học trôi qua một cách miễn cưỡng. Chính điều đó, làm cho đạo đức của học sinh ngày nay đang trên đà đi xuống, suy đồi, không nhận ra đâu là đúng đâu là sai, dễ sa vào các hiện tượng như: đua đòi, học những thói hư tật xấu, lo chơi bời lêu lỏng, không biết vâng lời cha mẹ, thầy cô. Nhìn nhận một cách khái quát, thì chương trình GDCD là nhằm mục đích rèn luyện cho các em những phẩm chất đạo đức của công dân, nghĩa vụ

Một phần của tài liệu xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay (Trang 50)