Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định xử phạt rất nghiêm khắc đối với các hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Bộ luật này không quy định áp dụng hình phạt cảnh cáo, phạt tiền hay cải tạo không giam giữ đối với người phạm tội, mà áp dụng hình phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân, thậm chí tử hình.
+ Đối với tội hiếp dâm trẻ em: Theo điều 112, nếu nạn nhân ở trong độ tuổi từ đủ 13 đến dưới 16, hình phạt dành cho người thực hiện hành vi hiếp dâm (chưa có tình tiết tăng nặng) là từ bảy năm đến mười lăm năm tù. Đặc biệt, tại khoản 4 điều
này, quy định mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi thì đều bị coi là phạm tội hiếp dâm trẻ em, bất kể trẻ em đó đồng thuận hay không đồng thuận. Hình phạt trong trường hợp này rất nặng, phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
+ Đối với tội cưỡng dâm trẻ em: Theo điều 114, hành vi cưỡng dâm đối với trẻ em ở trong độ tuổi từ đủ 13 đến dưới 16 (chưa có tình tiết tăng nặng) thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
+ Đối với tội giao cấu với trẻ em: Ở tội phạm này, chủ thể thực hiện hành vi giao cấu là người đã thành niên, nạn nhân là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Xét về mặt tâm lý nạn nhân, người bị hại trong trường hợp này không phải miễn cưỡng giao cấu như ở tội cưỡng dâm trẻ em, mà người bị hại thể hiện sự tự nguyện thật sự, không hề bị cưỡng bức hay bị ép buộc gì. Nếu không có tình tiết tăng nặng, người phạm tội phải chịu hình phạt tù từ một năm đến năm năm.
+ Đối với tội dâm ô đối với trẻ em: Ở tội phạm này, chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là người đã thành niên, nạn nhân là trẻ em nói chung. Hành vi dâm ô có đặc điểm nhằm thỏa mãn, khêu gợi, kích thích nhu cầu tình dục (ví dụ như sự rờ mó, ve vuốt vào những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể). Trẻ em có thể bị hành vi dâm ô tác động đến thân thể hoặc cũng có thể chỉ bị chứng kiến những hành vi dâm ô. Nếu không có tình tiết tăng nặng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
1.2.6 Hậu quả của hành vi xâm hại tình dục trẻ em
Hành vi xâm hại tình dục trẻ em để lại cho chính nạn nhân những tổn thương nặng nề. Tổn thương của trẻ xem xét trong giai đoạn ngắn (giai đoạn sốc ngay sau khi sự việc xảy ra) và về lâu dài có thể thấy trên cả hai phương diện: thể chất và tinh thần. Thực tế, để phân tách tổn thương của trẻ đâu là tổn thương thể chất và đâu là tổn thương về tinh thần không phải là đơn giản vì cả hai thường luôn đi kèm theo nhau. Theo đó, người viết sẽ phân tích từng mặt của hậu quả để có thể thấy được những ảnh hưởng nặng nề tác động đến trẻ và sự phát triển bình thường của trẻ do vấn nạn xâm hại tình dục gây ra.
1.2.6.1 Hậu quả về mặt sức khỏe
Những hậu quả về mặt thể chất thường có thể thấy từ rất sớm, xuất hiện ngay sau khi trẻ bị xâm hại tình dục. Các hành vi xâm hại tình dục khi các em còn nhỏ
gây ra những tổn thương nặng nề tại bộ phận sinh dục hay hậu môn và các tổn thương khác đối với cơ thể. Nhất là ngay sau khi bị xâm hại tình dục, trẻ đi lại hoặc ngồi khó khăn. Đặc biệt, những trường hợp đi kèm với bạo lực, trẻ nhỏ bị xâm hại có thể dẫn tới tử vong. Nhiều nạn nhân trẻ em bị nhiễm các bệnh xã hội, bệnh lây truyền qua đường tình dục và nghiêm trọng hơn trẻ có thể bị nhiễm HIV/AIDS.
Riêng đối với các em nữ thì việc bị xâm hại tình dục có thể khiến các em mang thai ngoài ý muốn, nhất là khi cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh sẽ rất nguy hiểm cho bản thân các em và cả thai nhi. Nhiều trường hợp trẻ em phải phá thai vì chưa ý thức được vai trò, trách nhiệm làm mẹ. Điều này gây tổn hại về sức khoẻ, thậm chí có khả năng dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ sinh sản và hạnh phúc gia đình của các em về sau.
Ngoài ra, theo một số tài liệu y khoa, trong trường hợp trẻ bị xâm hại tình dục, trẻ có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Một số triệu chứng cơ thể khác có liên quan mật thiết với các tổn thương tinh thần có thể thấy là: đau bụng, đau đầu, mất ngủ, thay đổi khẩu vị, chảy máu kéo dài ở bộ phận sinh dục, đái dầm, ỉa đùn, toát mồ hôi (rối loạn thần kinh thực vật), hay tự làm hại mình (gây đau cho cơ thể, tự sát... )17
1.2.6.2 Hậu quả về mặt tâm lý
Các tài liệu nhi khoa và Tâm bệnh lý nhi cho biết nhiều trẻ sau khi bị xâm hại tình dục có sự hoảng loạn, xuất hiện các ảo giác bệnh lý (luôn có cảm giác bất an, giật mình, tưởng tượng ra hình ảnh kẻ xâm hại hay tiếng nói của kẻ xâm hại,...). Trẻ có thể có những cơn tức giận bất thường và có các hành vi hung tính (đập phá đồ đạc, đánh người xung quanh,...) Nghiêm trọng hơn, sau khi bị xâm hại tình dục không ít em có suy nghĩ tìm đến cái chết do bị sốc về mặt tinh thần. Các em rơi vào trạng thái hoảng sợ và cảm thấy không có lối thoát. Một phần do xấu hổ, một phần khác do bị kẻ lạm dụng đe dọa nên các em không dám thổ lộ cùng ai. Vì thế nhiều em thấy bế tắc và tìm đến cái chết. Nhiều trường hợp trẻ tự gây hại cho bản thân (chẳng hạn như việc trẻ tự làm đau mình, tự cắn mình hoặc dùng dao rạch vào cơ thể...)
17 http://tuyentruyen.dongthap.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=719:hu-qu-ca-xam- hi-tinh-dc-tr-em&catid=62:pcmd-ban-can-biet&Itemid=88
Xâm hại tình dục còn có khả năng gây ra những lệch lạc giới tính cho các em. Khi các em nam bị xâm hại tình dục thì các em sẽ không phát triển tự nhiên về mặt sinh lý mà có nguy cơ bị lệch lạc về tình dục. Những ám ảnh về việc bị lạm dụng, đặc biệt là hành vi tình dục đồng giới sẽ khiến các em trở thành những người đồng tính luyến ái. Ngoài ra, những lệch lạc giới tính về sau này khi trưởng thành có thể dẫn đến việc quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người. Đối với một số em thì việc lạm dụng làm cho các em trở nên chai sạn và xem chuyện bị lạm dụng là chuyện bình thường.
Khi trở thành người trưởng thành, những trẻ có tiền sử bị xâm hại tình dục có thể trở thành tội phạm xâm hại tình dục trẻ em hoặc người khác. Trẻ chỉ có thể tái hòa nhập cộng đồng tốt khi trẻ có một sự nâng đỡ tốt từ gia đình, cộng đồng xã hội với các chính sách đặt trẻ vào vị trí trung tâm của sự trợ giúp18
.
Không chỉ để lại những hậu quả nặng nề cho trẻ em - nạn nhân trực tiếp của vấn nạn xâm hại tình dục. Mà nó còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình trẻ bị xâm hại và cộng đồng xã hội
* Đối với gia đình nạn nhân:
Những người thân trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ trẻ sẽ có cảm giác đau đớn, u buồn, căng thẳng khi con em mình bị hại và vô hình, tâm lý đó phóng chiếu tác động trực tiếp tới tâm lý của trẻ.
Gia đình trẻ bị xâm hại tình dục sẽ bị dư luận xã hội chú ý và đôi khi bị sự coi thường, khinh miệt. Thậm chí còn ảnh hưởng đến cả cuộc sống tương lai của các anh chị em trong gia đình (ví dụ: việc dựng vợ gả chồng, ảnh hưởng đến tâm lý tự ti...). Điều này ảnh hưởng đến sự tái hòa nhập của trẻ trong cộng đồng.
Hậu quả của xâm hại tình dục còn ảnh hưởng đến niềm tin của gia đình, của các thành viên trong gia đình vào những điều tốt đẹp trong xã hội.
* Đối với cộng đồng xã hội:
Xâm hại tình dục trẻ em là một loại tội phạm tác động lớn đến đạo đức xã hội, đến luân thường đạo lý, đến truyền thống văn hóa nhân văn lâu đời của người Việt Nam . Loại hình tội phạm này cần phải hạn chế và loại bỏ khỏi xã hội. Xâm hại
18
http://tuyentruyen.dongthap.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=719:hu-qu-ca-xam- hi-tinh-dc-tr-em&catid=62:pcmd-ban-can-biet&Itemid=88
tình dục trẻ em còn ảnh hưởng đến tâm lý cộng đồng, xã hội. Ngoài ra Nhà nước và cộng đồng, gia đình còn phải chịu gánh nặng về vật chất và tinh thần đối với việc phục hồi sức khỏe và tâm lý của nạn nhân trẻ em, cùng với những chi phí điều tra, xử lý và đền bù do các vụ án xâm hại tình dục trẻ em gây ra.
Xâm hại tình dục trẻ em còn ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển lâu bền của đất nước. Trẻ em bị xâm hại tình dục sẽ khó có điều kiện sức khỏe và học tập tốt để sau này tham gia lực lượng lao động, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Xâm hại tình dục như trên phân tích có thể để lại hậu quả về lâu dài cho trẻ về mặt tâm lý, tinh thần. Nạn nhân xâm hại tình dục nếu không được hỗ trợ tham vấn, trị liệu kịp thời từng giai đoạn cho đến khi trưởng thành cũng có thể là một trong những mầm mống trở thành tội phạm sau này, gây ảnh hưởng đến đời sống đạo đức xã hội.
Vấn đề xâm hại tình dục có thể trở thành một trong những vấn nạn xã hội tăng lên theo cơ chế lây lan, tập nhiễm hành vi xấu của những đối tượng có trình độ nhận thức kém trong xã hội, khiến cho họ trở thành những kẻ xâm hại, kẻ phạm tội mà không ý thức rõ ràng về hành vi của mình
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Dựa trên nền tảng của chương 1, trong chương 2 người viết tiếp tục phân tích làm rõ tình hình xâm hại tình dục trẻ em đang diễn ra hiện nay trên cả nước nói chung và trên địa bàn Thành phố Cần Thơ nói riêng. Thông qua thực trạng với những số liệu cụ thể thu thập được, người viết nêu lên những nguyên nhân kèm theo những hậu quả về vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em. Để từ đó, làm cơ sở đưa ra những giải pháp cụ thể và hiệu quả khắc phục vấn nạn, nhằm bảo vệ quyền lợi trẻ em một cách tốt nhất, giúp các em có thể học tập và phát triển một cách bình thường về tâm sinh lý.
2.1 Thực trạng về xâm hại tình dục trẻ em hiện nay
Tình hình tội phạm diễn biến ở nước ta trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng đáng kể. Tội phạm ngày nay muôn màu muôn vẻ, nó phát triển nhanh chóng với nhiều thủ đoạn tinh vi và tính nguy hiểm cao hơn trước rất nhiều, đang trở thành nỗi lo lắng không chỉ trong đời sống mỗi người dân mà còn là mối quan tâm lớn của Nhà nước, các cơ quan đoàn thể và toàn xã hội. Bên cạnh loại tội phạm có tính nguy hiểm cao như tội xâm phạm tính mạng con người thì ngày nay còn tồn tại khá phổ biến loại tội phạm đặc biệt, đó là nhóm tội xâm hại tình dục trẻ em, nó đặc biệt bởi đối tượng bị xâm hại ở đây là trẻ em và ai cũng có thể trở thành kẻ phạm tội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình tội phạm này như có dịp để phát triển hơn bởi từ Bắc vào Nam, từ thành thị về nông thôn, ở bất cứ tỉnh thành nào trong cả nước ta cũng có thể nghe nhiều về các vụ xâm hại tình dục trẻ em như hiếp dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em thậm chí giết chết nạn nhân...Mức độ càng ngày càng nguy hiểm hơn.
Xâm hại tình dục trẻ em là một thực trạng nhức nhối đang được xã hội quan tâm và chú ý hàng ngày. Hiện nay đã có nhiều chương trình, đề án, chính sách pháp luật nhằm hỗ trợ trẻ em là nạn nhân của các vụ xâm hại tình dục, ngoài ra các chương trình giáo dục phòng ngừa về xâm hại tình dục cũng đã được chú ý tuyên truyền trong cộng đồng. Quá trình thực hiện bước đầu đã có những kết quả tích cực, tuy nhiên tình trạng trẻ em bị xâm hại vẫn diễn ra theo chiều hướng ngày càng phức
tạp. Nhiều trẻ bị xâm hại vẫn chưa nhận được sự trợ giúp từ các chính sách hỗ trợ của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và pháp luật.
2.1.1 Thực trạng về tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên phạm vi cả nước vi cả nước
Trong những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin về các vụ xâm hại tình dục trẻ em liên tục được phát hiện. Hậu quả của xâm hại tình dục không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần mà nó còn ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ. Không ít vụ xâm hại khiến những em gái nhỏ 13 - 14 tuổi có thai, khi gia đình phát hiện ra thì đã muộn, đành phải để các em sinh con. Qua những câu chuyện đau thương như vậy, chúng ta có thể thấy tính chất của loại tội phạm này không chỉ dừng lại ở việc xâm hại tình dục trẻ mà nó ngày càng có chiều hướng phức tạp và nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Số vụ trẻ em bị xâm hại tình được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng nhiều khiến dư luận hết sức lo ngại, thu hút nhiều sự quan tâm của xã hội và các cơ quan bảo vệ trẻ em. Thống kê số vụ trẻ em bị xâm hại tình dục trên cả nước được thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng thực tế vẫn chưa có sự thống nhất về con số cụ thể và chính xác, mỗi cơ quan ban ngành đều có con số thống kê riêng.
Theo đánh giá được đưa ra tại buổi hội thảo “phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em” do Bộ lao động thương binh xã hội phối hợp với nhiều bộ ngành liên quan, tổ chức ngày 24.9.2010 tại Hà Nội cho biết: theo số liệu thống kê, trung bình một năm trên toàn quốc xảy ra 800 vụ xâm hại tình dục trẻ em với khoảng 900 em là nạn nhân. Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục có xu hướng tăng nhanh từ trên 200 em vào năm 2005 lên 1.427 em vào năm 2008, chỉ trong 3 năm, số lượng trẻ bị xâm hại tình dục đã tăng lên gấp 7 lần. Năm 2009, con số này giảm xuống còn 833 em nhưng tới năm 2010 lại tiếp tục tăng, ước tính năm 2010 là 900 em và thực tế xảy ra
là 900 em với 800 vụ xâm hại trẻ em19. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2010, toàn
quốc phát hiện 704 vụ xâm hại trẻ em, trong đó có 146 vụ giao cấu với trẻ em. Theo ông Nguyễn Hải Hữu, Cục trưởng cục bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bộ lao động thương
19
binh và xã hội cho biết trên thực tế, số vụ trẻ bị xâm hại tình dục còn cao hơn rất nhiều so với số vụ được trình báo20.
Như báo cáo của Bộ lao động thương binh và xã hội thì đây cũng là con số thống kê của Bộ Công an với 800 vụ xâm hại tình dục trẻ em với khoảng 900 em là nạn nhân21. Tuy nhiên, đây chỉ là số trẻ em bị xâm hại tình dục được trình báo. Trên thực tế, con số này còn cao hơn do công tác quản lý, nắm tình hình còn chưa chặt chẽ, nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em bị che giấu do tâm lý mặc cảm của gia đình