Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng, năng suất của giống lúa lai hai dòng thơm hq19 tại tiên du – bắc ninh (Trang 43 - 46)

- Thời gian: Thời gian nghiên cứu từ tháng 611/2013 Ngày gieo: 11/6/

2.4.Phương pháp nghiên cứu

Bố trí thí nghiệm thiết lập qui trình thâm canh lúa lai thương phẩm tổ

hợp lúa lai hai dòng thơm HQ19 trong vụ Mùa năm 2013 tại huyện Tiên Du, Bắc Ninh ở 2 vùng có điều kiện đất đai khác nhau.

* Thí nghim 1: Ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến năng suất tổ hợp lúa lai hai dòng HQ19 tại xã Cảnh Hưng – Tiên Du – Bắc Ninh.

Kế thừa kết quả khảo sát đất đai trên địa bàn xã Cảnh Hưng cho thấy, hiện trạng có 2 loại đất chính:

+ Đất phù sa cổ ít được bồi đắp hàng năm, nằm ở trong đê sông Đuống. + Đất phù sa được bồi đắp thường xuyên, nằm ngoài đê sông Đuống,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

loại đất này thích hợp trồng cây hàng năm khác.

Đất có phản ít chua đến gần trung tính (pHKCl 6,5), hàm lượng chất hữu cơ thấp (OM = 1,6-1,8%), đạm tổng số khá (N = 0,10-0,13%), lân dễ tiêu trung bình thấp (P2O5 = 9-10mg/100g đất), kali dễ tiêu giàu (K2O = 20- 25mg/100g đất), tổng lượng cation kiềm trao đổi khá cao (Ca+++ Mg++ = 12-18 meq/100g đất). Nhìn chung đây là loại đất có độ phì nhiêu tự nhiên khá cao (theo số liệu báo cáo của Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Tiên Du năm 2011).

* Thí nghim 2: Ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến năng suất tổ hợp lúa lai hai dòng HQ19 tại xã Phú Lâm – Tiên Du – Bắc Ninh.

Kế thừa kết quả điều tra xây dựng bản đồđất thì đất đai ở xã Phú Lâm

đất phù sa Gley của hệ thống sông khác (Pg) có diện tích nhiều nhất 422,84 ha phân bố ở tất cả các thôn nhưng chủ yếu ở thôn Ân Phú, Giới Tế. Đây là sản phẩm bồi tụ của phù sa Sông Cầu từ lâu đời, phân bố chủ yếu trên địa hình vàn, vàn thấp, trũng. Trong đó có 264,6 ha ở địa hình vàn chiếm tới 30,5% diện tích canh tác, trên địa hình vàn thấp có 98,94 ha còn lại 59,32 ha ở địa hình vàn trũng.

Đất có độ dày tầng đất >100 cm, độ dày tầng canh tác từ 10 - 20 cm. Thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng, đất rất chua pHKCL < 4,5. Hàm lượng C và đạm tổng số cao hơn các loại đất khác, lân tổng số và dễ tiêu rất thấp, Kali dễ tiêu trung bình thấp, Cation trao đổi thấp. Cây trồng chủ yếu là 2 vụ lúa, một sốở chân trũng cấy 2 vụ bấp bênh, 1 vụ lúa chắc. Nhìn chung so với các địa phương khác thì năng suất lúa thấp hơn (theo số liệu báo cáo của Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Tiên Du năm 2011).

+ Công thức phân bón: có 04 công thức theo tỷ lệ N:P:K=1:0,75:1 với nền 10 tấn phân hữu cơ.

P1: 90N: 67,5P2O5: 90K2O P2: 110N: 82,5P2O5: 110K2O P3: 130N: 97,5P2O5: 130K2O

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 P4: 150N: 112,5P2O5: 150K2O + Công thức về mật độ cấy: M1: 30 khóm M2: 35 khóm M3: 40 khóm M4: 45 khóm

- Thí nghiệm bố trí kiểu ô chính, ô phụ theo phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng (Phạm Chí Thành, 1986). Trong đó mật độ là ô chính, phân bón là ô phụ. Diện tích của 1 ô thí nghiệm mật độ là 10 m2.

- Mỗi công thức được lặp lại 03 lần.

* Quy trình kỹ thut áp dụng trong thí nghiệm 1 và thí nghim 2.

- Làm mạ theo phương pháp mạ dược.

- Làm đất: Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại, các biện pháp chăm sóc khác đểđảm bảo đồng đều giữa các ô thí nghiệm.

- Bón phân:

Công thức Lượng bón 1/sào (kg)

Đạm Ure Lân Supe Kali clorua Phân hữu cơ

P1 7.04 15.19 6.48 400.00

P2 8.61 18.56 7.92 400.00

P3 10.18 21.94 9.36 400.00

P4 11.74 25.31 10.80 400.00

+ Bón lót: 100% (phần hữu cơ vi sinh + lân) + 40% đạm + 50% Kali. + Bón thúc: 50% Đạm khi bén rễ (kết thúc bón đạm sau cấy 20 ngày) + Bón đón đòng: 10% Đạm + 50% Kali (khi lúa phân hóa đòng bước 5). - Khi bón thúc kết hợp với làm cỏ sục bùn.

- Phòng trừ sâu bệnh hại chính cho giống lúa như hướng dẫn cơ quan chuyên ngành địa phương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

Sơ đồ thí nghim được b trí như sau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2m ↔

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng, năng suất của giống lúa lai hai dòng thơm hq19 tại tiên du – bắc ninh (Trang 43 - 46)